I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN :
1. Phân tích kết cấu tài sản :
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) TổngTSLĐ&ĐTNH 38.908.035.895 44,86 49.455.377.039 52,62 10.547.341.144 27,11 TổngTSCĐ&ĐTDH 47.821.525.461 55,14 44.522.512.082 47,38 -3.299.013.379 -6,9 Tổng TÀI SẢN 86.729.561.356 100 93.977.889.121 100 7.248.327.765 8,36
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy :
Năm 2007, Giá trị tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thấp hơn tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Nhưng sang năm 2008, giá trị của tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lại cao hơn tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Cụ thể là :
Năm 2007, giá trị tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 44,86% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp còn qua năm 2008 thì chiếm đến 52,62% trong tổng giá trị tài sản. So với năm 2007 thì năm 2008 giá trị tổng tài
sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 10547341144 đồng với mức tăng là 27,11%
Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn, năm 2007 chiếm 55,14 trong tổng giá trị tài sản nhưng qua năm 2008 thì chỉ còn chiếm 47,38% trong tổng giá trị tài sản. Vậy so với năm 2007 thì giá trị tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2008 giảm đi 3299013379 đồng tương ứng với mức giảm là 6,9%
Nhưng vì so với năm 2007 thì năm 2008 giá trị của tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng nhiều hơn là mức giảm của giá trị tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Do dó làm cho tổng giá trị tài sản năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 7248327765 đồng tương ứng với 8,36%
Theo sự biến động của vốn lưu động ta cần phải kết hợp phân tích các khoản mục cấu thành vốn lưu động theo bảng sau:
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) 1. Tiền mặt 214.161.740 0,55 575.338.841 1,16 361.117.101 168,65 2. Tiền gửi ngân hàng 3.794.974.496 9,75 8.006.492.525 16,19 4.211.518.029 110,98 3. Đầu tư CK ngắn hạn 0 0 10.000.000 0,02 10.000.000 0 4. Các khoản phải thu 30.690.239.155 78,88 32.185.092.323 65,08 1.494.853.168 4,87 5. Hàng tồn kho 4.072.263.700 10,47 8.500.502.218 17,19 4.428.238.518 108,74 6. TSLĐ khác 117.396.804 0,3 158.951.132 0,32 41.554.328 35,40 7. Chi sự nghiệp 19.000.000 0,05 19.000.000 0,04 0 0 TỔNG TSLĐ&ĐTNH 38.908.035.895 100 49.455.377.039 100 10.547.341.144 100
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Khoản mục tiền mặt:
Năm 2007, khoản tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp là 214161740 đồng chiếm 0,55% trong tổng giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Năm 2008,
khoản tiền mặt tại quỹ tăng lên đến 575338841 đồng chiếm 1,16% trong giá trị tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Như vậy năm 2008, giá trị của khoản mục tiền mặt tăng 361177101 đồng tương ứng với 168,65% so với năm 2007
- Khoản mục tiền gửi ngân hàng :
Năm 2007, khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là 3794974496 đồng chiếm 9,75% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Năm 2008 tăng lên đến 8006492525 đồng chiếm 16,19% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tăng hơn 2 lần so với năm 2007. Như vậy năm 2008, khoản mục tiền gửi ngân hàng tăng 42115118029 đồng tương ứng với 110,98%
- Khoản mục đầu tư chứng khoán của năm 2008 cũng tăng lên so với năm 2007 là 10000000 đồng
- Khoản mục các khoản phải thu cũng tăng lên. Năm 2007 là 30690239155 đồng chiếm 78,88% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Năm 2008 là 32185092323 đồng chiếm 65,08% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. So với năm 2007, các khoản phải thu của năm 2007 tăng 1494853168 đồng tương ứng với 4,87%
Tuy các khoản phải thu năm 2008 nhiều hơn các khoản phải thu năm 2007 nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn là vì mức tăng của các khoản phải thu thấp hơn mức tăng của tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
- Khoản mục hàng tồn kho
Năm 2008, Hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể so với năm 2007. Cụ thể là năm 2007, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp là 4072263700 đồng chiếm 10,47% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Còn năm 2008, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp 8500502218 đồng chiếm 17,19% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Vậy so với năm
2007 thì năm 2008 giá trị hàng tồn kho tăng 4428238518 đồng tương ứng với 108,74%
-Khoản mục tài sản lưu động khác cũng tăng nhưng không đáng kể
Qua bảng số liệu trên cho thấy giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên chủ yếu là chịu ảnh hưởng của các khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và hàng tồn kho