Đối phó với hệ thống ngăn chặn

Một phần của tài liệu Việt Nam chống vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965-1973 (Trang 43 - 60)

7. Bố cục khóa luận

2.2.3. Đối phó với hệ thống ngăn chặn

Đối với các thiết bị điện tử Mỹ thả trên đường Trường Sơn có hai cách đối phó: phá hỏng những thiết bị đó hoặc dùng những thiết bị đó để đánh lừa địch. Trong đó, biện pháp dùng những thiết bị để đánh lừa, nghi binh, lợi dụng để đánh trả địch được sử dụng phổ biến

2.2.3.1. Những biện pháp chống đỡ

Các máy cảm ứng thường có cấu tạo thêm một bộ phận tự hủy để chống tháo gỡ. Vậy trước tiên là phải làm liệt chi tiết này. Thao tác được nghiên cứu, học tập và phổ biến kĩ thuật cho các đơn vị trên tuyến

- Với loại có dù treo trên cây, nếu cao quá thì bắn hủy, nếu ở dưới thấp thì hạ xuống, cũng làm như với loại trên.

- Với loại cây nhiệt đới(ASID,ACOUSID): Cắt ngay cần ăng ten, hoặc dùng tay buộc các cần ăng ten lại với nhau

- Đối với những thứ khó tháo gỡ thì đơn giản nhất là áp 200g thuốc nổ vào (gói theo kiểu bộc phá) cho nổ cắt đôi khí tài là xong.

2.2.3.2. Ngụy trang, nghi binh

Tiến thêm một bước nữa, những kỹ sư, công binh kỹ thuật giỏi còn có thể tận dụng được những linh kiện của các thiết bị điện từ Mỹ. Có trường hợp, ta còn dùng chính phương tiện của Mỹ để lừa máy bay và sở chỉ huy Mỹ, làm chúng lạc mục tiêu, thậm chí đánh vào nhau.

Từ năm 1968, Mỹ bắt đầu rải những vật thám báo (sensor) xuống tuyến đường vận tải Tây Bình Trị Thiên và Nam Lào. Bộ đội ta phát hiện thấy rất nhiều vật lạ. Giới kỹ thuật đã nghiên cứu, và kết luận đó là các thiết bị trinh sát điện tử. Mỗi cán bộ, chiến sĩ khi gặp các thiết bị này thì có cách đối phó khác nhau, các kinh nghiệm đối phó với các thiết bị này được Bộ Tư lệnh 559 tổng hợp, đúc rút kinh nghệm và phổ biến cho các lực lượng trên tuyến.

Một số chuyện đối phó với thiết bị điện tử của bộ đội ta trên đường Trường Sơn: “Một binh trạm trưởng thuộc Binh trạm 34 tên là Nguyễn Khang đã nảy ra

sáng kiến: Dùng nó để lừa nó. Một kế hoạch đã được thực hiện gấp rút. ‘Vặt râu’ tất cả các sensor để nó ngừng hoạt động. Sau đó mở bản đồ, chọn những hẻm núi không có người, không có đường sá, cho những sensor hoạt động. Binh trạm xin một chiếc đài cũ của ban chỉ huy, ghi tiếng xe chạy, máy nổ,… và đưa tới một địa điểm hoang vắng gọi là hang Chó Sói ở phía Tây Trường Sơn. Sau khi các sensor được cắm lại ‘râu’ như cũ thì bật đài. Quả nhiên chỉ mươi, mười lăm phút sau, toàn bộ Tư lệnh Binh đoàn ngạc nhiên nghe thấy tiếng ù ù như tiếng xay lúa, đó là âm thanh quen thuộc khi có B52 đến. Đúng là hàng đoàn B.52 tới rải bom liên tục ở hang Chó sói.” [22, tr. 101]. Từ thành công đó, Nguyễn Khang lại đề nghị xin một chiếc đài nữa, ghi âm một xưởng máy đang hoạt động. Cũng làm như trên, và một địa điểm khác không người, gọi là Hẻm Cù Là, trên đỉnh núi Pagonham, thuộc Tây Trường Sơn. B.52 lại tới. Sau đó bên tình báo quân đội cho biết Mỹ đã đưa tin: “Hôm trước đã đánh phá tan nát một đoàn xe lớn của Việt cộng . Hôm sau đã phát hiện một xưởng máy giữa Trường Sơn và đã biến nó thành cát bụi” [22, tr. 101].

Suốt 15 ngày sau đó, Trạm 34 lại dùng đài phối hợp với những sensor, hôm thì tiếng nói í ới các chiến sĩ Sư đoàn 35, hôm thì tiếng vận chuyển đại bác qua đèo và suốt ngày B52 đều đến đánh phá vào khu vực không người. Mỗi lần đã có hàng ngàn tấn bom rải xuống chỉ tiêu diệt được một chiếc cassette cũ kỹ.

Không chỉ nghi binh lừa địch mà cán bộ, chiến sỹ Trường Sơn còn dùng các thiết bị đó để đối phó với chính quân Mỹ, cách mà cha ông ta thường làm là lấy

"gậy ông đập lưng ông". Bộ đội Trường Sơn đã dùng những thiết bị điện tử của Mỹ đặt gần chỗ quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đóng. Kết quả là, các máy cảm ứng âm thanh đã thu tín hiệu, phi cơ báo về Trung tâm xử lí, và máy bay ném bom được gọi tới những địa điểm đó, việc này đã khiến cho quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn hoang mang "việc này làm cho Bộ chỉ huy Mỹ kinh hoàng, bối rối. Nhiều giả thiết được đặt ra. Mà theo lôgic rất Mỹ thì cái giả thiết được lưu ý nhất là: Tình báo Bắc Việt Nam đã có cách gì đó lọt được vào hệ thống mạng chỉ huy tối mật của quân đội Mỹ. Họ đã đánh giá quá cao trình độ tin học của đối phương lúc đó." [22, tr. 102].

Các loại thiết bị điện tử mà Mỹ dùng để ngăn chặn người, với hệ thống thiết bị hồng ngoại ở máy dò người được máy bay Mỹ thả khắp trên đường Trường Sơn có thể cảm nhận được thân nhiệt cơ thể ở cách xa hàng km, trên cơ sở đó chúng báo cho máy bay ném bom. Nhưng máy không thể nhận biết được thân nhiệt người và động vật. Động vật ở trên rừng Trường Sơn thì nhiều vô vàn nên bom đạn của đế quốc Mỹ ném một cách phung phí.

Đối với máy ghi A-mô-ni-ắc trong không khí cũng được Mỹ sử dụng ở đường Trường Sơn. Khi có người đi qua máy sẽ ghi số hiệu Amôniắc. Nhưng động vật cũng tiết ra Amôniắc. Các chiến sĩ đối phó bằng cách dùng những thùng nước giải đặt rải rác trong rừng gây sự nhiễu loạn cho máy. Sáng kiến này của bộ đội ta đã được nhà báo Đ-ra-mít viết: “Dùng nước giải để chống lại máy thăm dò điện tử. Hình ảnh đó thật là hoàn chỉnh, khi ấy tôi thấy người Việt Nam thật là đẹp, dũng cảm của họ đã cho thế giới thấy khoảng cách ghê gớm giữa khoa học kĩ thuật và sức mạnh thuần túy của con người tới mức bất kỳ. Một nhà tiểu thuyết hay một nhà sáng tác nào cũng không thể tưởng tượng ra nổi” [8, tr. 43].

Không chỉ vô hiệu hóa các thiết bị điện tử và đánh lừa chúng, bộ đội ta còn sử dụng các linh kiện của thiết bị điện tử để tạo ra những vật dụng sinh hoạt của mình như tháo các linh kiện trong “cây nhiệt đới” làm thành một chiếc đài bán dẫn để nghe các chương trình của đài Hà Nội rất tốt.

Không thể nào kể hết những biện pháp đối phó đầy mưu trí, sáng tạo của quân dân ta trên đường Trường Sơn. Rõ ràng đây không phải là cuộc đọ sức, đọ kĩ thuật, đọ tiền bạc mà còn là sự đấu trí. Trong cuộc đọ sức đó bản lĩnh, trí tuệ của những người Việt Nam đã chiến thắng nền khoa học quân sự khổng lồ Mỹ.

Chính theo ý nghĩa đó, một ký giả Mỹ đã viết: “Người Việt Nam đã cho thế giới thấy có một khoảng cách ghê gớm giữa khoa học kĩ thuật với sức mạnh thuần túy của con người. Hãy tưởng tượng xem, nếu người Việt Nam bị đánh bại thì thế giới sẽ ra sao? Chúng ta sẽ chẳng biết làm gì nữa ngoài việc quỳ gối trước những thần tượng của kĩ thuật” [22, tr. 105].

Theo một tài liệu do trung tâm nghiên cứu Đông Dương của trường Đại học Cornell công bố vào ngày 11-11-1971 ở Washington (Mỹ), từ 1961-1971 đế quốc

Mỹ đã ném xuống Đông Dương 6 triệu tấn bom, trong đó 1.300.000 tấn bom đạn giành cho đường Hồ Chí Minh. Trong khi đó tổng số bom không quân Mỹ dùng trong chiến tranh thế giới thứ hai là 2 triệu tấn bom và trong chiến tranh Triều Tiên là 1 triệu tấn bom. Qua những con số ấy ta có thể phần nào hình dung được cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt trên tuyến đường vận tải chiến lược mang tên Bác. Với hy vọng có thể bịt chặt mạch máu chính nối hậu phương với tiền tuyến nhằm bóp chết cuộc kháng chiến của dân tộc ta, đế quốc Mỹ đã tung vào đây một lực lượng quân sự khổng lồ. Những phi đội B.52, hàng trăm máy bay chiến thuật ở Thái Lan, miền Nam Việt Nam, ở các tàu mẹ ở Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương, những đội thám báo, biệt kích. Cả những tiềm năng khoa học kĩ thuật mới nhất, hiện đại nhất, tinh vi nhất của nền quân sự hàng đầu thế giới của nước Mỹ được huy động vào mục tiêu này. Các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh được liên tục cải tiến từ quả bom điều khiển bằng tia laser đến quả mìn lá nhỏ bé trông bề ngoài mỏng manh, hiền từ như một chiếc lá rừng. Từ máy thu và phát tín hiệu “cây nhiệt đới” đến máy bay AC.130,… và cả các hóa chất gây mưa tạo nên cuộc chiến tranh khí tượng.

Thực tế cuộc chiến đấu trên đường Trường Sơn cho thấy, các đời Tổng thống Mỹ và giới chức cầm đầu “Nhà Trắng” đều coi chặt đứt tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn là một biện pháp chiến lược vô cùng quan trọng để “chẹt họng”, để cô lập chiến trường Nam Đông Dương và đặc biệt là chiến trường miền Nam.

Bất chấp sự hủy diệt khủng khiếp của kẻ thù, đường Trường Sơn cứ ngày một lớn thêm, dài thêm, vươn xa tất cả mọi chiến trường. Cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh là một cuộc chiến đấu hợp đồng của rất nhiều binh chủng là lái xe, công binh, bộ binh, pháo cao xạ, tên lửa, hậu cần thông tin, quân y và cả những chiến sỹ giao liên lặng lẽ, âm thầm, là kết tinh không chỉ lòng dũng cảm, sự bền bỉ mà cả sự thông minh, tài giỏi đến kì lạ của dân tộc ta, quân đội ta, là biểu hiện của tinh thần hữu nghị lâu đời, tinh thần chiến đấu cùng chung một kẻ thù giữa ba dân tộc Đông Dương. Đối đầu với nền khoa học - kĩ thuật hiện đại Mỹ, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam được thử thách, hun đúc, trưởng thành và chiến thắng. Bằng những phương tiện thô sơ, những biện pháp đơn giản đã làm cho kĩ thuật quân sự Mỹ bị phá sản. Cuộc đấu tranh chống vũ khí công nghệ cao trên đường Trường Sơn đã góp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu, góp phần xây dựng lực lượng kĩ thuật, tạo

nền tảng cho một nền quân sự vững mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Kết quả và ý nghĩa 2.3.1. Kết quả

2.3.1.1. Cuộc chiến đấu của quân dân ta trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965-1973 đã đánh bại vũ khí công nghệ cao của Mỹ

Nhận thấy vai trò của đường Trường Sơn đối với sự thắng lợi của cách mạng miền Nam, ngay từ đầu Mỹ Mỹ đã tiến hành ngăn chặn tuyến đường. Trong đó, Mỹ sử dụng các loại vũ khí thông thường và bước đầu áp dụng vũ khí công nghệ cao. Sau đó, để tăng cường ngăn chặn con đường, Mỹ đã sử dụng phổ biến các loại vũ khí công nghệ cao như máy bay B.52, máy bay AC.130, F.111, bom thông minh như bom từ trường, bom laser, các thiết bị thám báo như máy ghi chấn động âm thanh "cây nhiệt đới", máy ngửi,... Đây là những loại phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại bậc nhất thế giới, có khả năng tìm kiếm mục tiêu, sức công phá mạnh và sức hủy diệt lớn.

Đứng trước sự đe dọa hủy diệt con đường của các loại vũ khí ứng dụng công nghệ cao, nhiệm vụ đặt ra cho Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh 559 và các lực lượng trên tuyến là phải tìm mọi cách làm thất bại âm mưu ngăn chặn trên tuyến đường của kẻ thù. Phương thức đánh địch phát triển dần cùng sự lớn mạnh của chiến tranh cách mạng, bộ đội Trường Sơn đã thay đổi tư tưởng chiến đấu từ "phòng tránh tích cực và lối đánh nhỏ lẻ" trước đó bằng tư tưởng "đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" và cao hơn là "địch cứ đánh, ta cứ đi". Nhờ tư tưởng tiến công của Trung ương Đảng, Bộ Tư lệnh 559 mà đường Trường Sơn ngày càng mở rộng, qui mô lớn và tập trung mặc dù máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ được đặt lên hàng đầu và thực tế cách bố trí, tổ chức lực lượng chiến đấu đã có những chuyển biến lớn so với trước. Binh chủng Công binh, lực lượng chuyên trách thông đường được bố trí ở các trọng điểm. Lực lượng pháo, cao xạ luôn ở tư thế sẵn sàng quay nòng pháo theo hướng bánh xe lăn, mạng lưới thông tin liên lạc được đảm bảo hoàn thành, xử lí nhanh và chính xác các tình huống xảy ra. Đặc biệt, lực lượng cán bộ kĩ thuật phá bom, mìn luôn túc

trực trên những tuyến đường, nhất là những trọng điểm địch hay đánh phá. Lực lượng này luôn thể hiện sự nhanh nhạy, thông minh, dũng cảm, tìm cách phá bom mìn nhanh nhất, đảm bảo thấp nhất sự thiệt hại mà bom mìn gây ra.

Các lực lượng trên tuyến, mỗi lực lượng với mỗi nhiệm vụ khác nhau đã hợp đồng tác chiến, ra sức chiến đấu, bảo vệ tuyến đường, đẩy lùi và đánh bại những thủ đoạn đánh phá tinh vi của máy bay Mỹ cũng như hạn chế tới mức thấp nhất sự hủy diệt của bom mìn và của các dụng cụ thám báo mang lại.

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn của Mỹ, bộ đội Trường Sơn đã phá hủy hàng ngàn tấn bom vướng các loại, kích nổ hàng trăm quả bom từ trường, bắn rơi 6 chiếc máy bay AC.130, 3 chiếc B.52, 6 chiếc F.111, vô hiệu hóa hàng trăm thiết bị điện tử trinh sát, góp phần giải phóng tuyến đường.

Cuộc chiến đấu bảo vệ tuyến đường Trường Sơn từng bước đánh bại những âm mưu, thủ đoạn ngăn chặn của Mỹ. Nguồn chi viện từ miền Bắc vào cách mạng miền Nam ngày càng lớn, góp phần làm nên những thắng lợi vang dội trên chiến trường, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán.

2.3.1.2. Góp phần giữ vững, đảm bảo vai trò là tuyến chi viện chiến lược tới các chiến trường

Đường Trường Sơn được mở ra nhằm chi viện cho cách mạng miền Nam cũng như cho cách mạng Lào và Campuchia. Mỹ nhận thấy rằng, nếu chặn đứng được tuyến chi viện này thì sẽ nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng Cộng sản và làm chủ toàn bộ Đông Dương. Vì vậy, Mỹ đã đem những gì hiện đại nhất của nền quân sự Hoa Kì vào đường mòn, nhưng Mỹ đành bất lực. Những chuyến hàng từ miền Bắc ngày đêm vẫn nối đuôi nhau vào chiến trường, những đoàn quân Nam tiến, những đoàn quân tình nguyện vẫn ngày đêm hành quân trên đường mòn, chuẩn bị cho những chiến dịch lớn ở các chiến trường.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển và lực lượng cán bộ chiến sĩ vào chiến trường ngày càng lớn. Năm 1965, miền Bắc vận chuyển vào chiến trường khối lượng vật chất tương đương với tổng 4 năm trước đó, có 46.796 cán bộ chiến sĩ gồm bộ binh, pháo binh, đặc công vào Nam chiến đấu. Mùa khô 1966-1967, khối lượng vận chuyển đạt 126% kế hoạch, tăng gấp 3 lần mùa khô 1965-1966, chi viện

cho miền Nam 149.037 cán bộ, chiến sĩ. Mùa khô 1967-1968 các lực lượng trên tuyến nỗ lực phi thường giành những thắng lợi lớn, vận chuyển được 63.024 tấn, bằng 140% kế hoạch Quân ủy Trung ương giao cho ban đầu, tổ chức quân vào chiến trường là 155.758 người, trong đó có 43 đoàn binh khí kĩ thuật, 11 đoàn khách quốc tế, tăng gấp rưỡi kế hoạch được giao. Công cuộc chi viện đã góp phần đảm bảo nhân lực, vật lực cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

Nhờ công tác bảo vệ, ngụy trang và làm thêm những đoạn đường mới mà khối lượng vận chuyển mùa khô năm 1971-1972, tăng lên gấp 2 lần so với mùa khô trước với 16 vạn tấn. Năm 1971, miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 12 vạn cán bộ, chiến sĩ. Đầu năm 1972 là 55.000 cán bộ chiến sĩ cùng một khối lượng lớn trang bị kĩ thuật gồm cả xe tăng, pháo cơ giới, là những vũ khí hạng nặng lần đầu tiên được trang bị cho chiến trường. Góp phần cho miền Nam có thêm sức mạnh,

Một phần của tài liệu Việt Nam chống vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965-1973 (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w