Đối phó với vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn

Một phần của tài liệu Việt Nam chống vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965-1973 (Trang 29)

7. Bố cục khóa luận

2.2. Đối phó với vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn

2.2.1. Đối phó với máy bay

2.2.1.1. Đối với B.52

Máy bay B.52 gây cho ta nhiều thiệt hại nên lực lượng phòng không đã tích cực quan sát nhưng do máy bay B.52 bay với tầm cao trên 10 km cho nên các loại pháo thông thường không bắn tới, không thể thấy địch mà đánh. Máy bay B.52 được trang bị các trang thiết bị điện tử gây nhiễu cả Radar cảnh giới, dẫn đường, đài điều khiển tên lửa, Radar của máy MIG cũng như đeo máy phát và bom nhiễu kim loại tạo thành một trường điện tử mạnh gây nhiễu cả Radar và thông tin. các đơn vị radar và tên lửa không phát sóng, chỉ mở máy thu định vị vẫn biết được tình hình di chuyển của các toán B.52. Các đơn vị tên lửa của Quân dội nhân dân Việt Nam chỉ phát sóng sục sạo tìm mục tiêu và sóng điều khiển tên lửa ở các thời điểm thuận lợi nhất.

Để đối phó với máy bay B.52, ta sử dụng máy bay tiêm kích MIG và tên lửa SAM. B.52 to xác, kềnh càng, phải bay thăng bằng để ném bom, đường bay và tốc độ ổn định. Độ cao ném bom có hiệu quả của B.52 là trên dưới 10 km, rơi đúng vào tầm bắn lý tưởng của SAM2 và trong tầm hoạt động tốt của MIG 21. Chính vì thế, khi đánh phá, mặc dầu đã được che giấu kỹ sau màn nhiễu dày đặc, B52 đâu dám bay ban ngày, vì chúng sợ trở thành mồi ngon cho SAM và MIG (khí tài SAM2 có gắn hệ thống quang học, phi công MIG 21 có thể ngắm bắn B52 bằng

mắt thường). Cách đánh trên không của không quân là tác chiến trên khu vực nhỏ, kết hợp quy mô nhỏ, vừa và lớn, cùng binh chủng Cao xạ, Tên lửa, không quân đánh độc lập và chiến đấu hợp đồng. Xây dựng mạng lưới chỉ huy tập trung thống nhất với trung tâm là Bộ chỉ huy không quân, dựa vào sự mạnh yếu ở tùng thời điểm mà có chiến thuật phù hợp. Ở trên đường Trường Sơn không quân ta chủ yếu thực hiện đột kích khi phát hiện thấy máy bay, tính toán kĩ lưỡng, bất ngờ xuất kích, đánh nhanh, rút nhanh và thường thu được thắng lợi, tiêu diệt được nhiều máy bay B.52, giảm sự thiệt hại mà loại máy bay này gây ra.

Đêm 20-5-1971, một tổ bay của ta do Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay dã chiến Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình, đã bắn bị thương một chiếc B- 52 trên bầu trời Khe Sanh, Lao Bảo rồi về hạ cánh an toàn. Đây là những chiếc B.52 đầu tiên bị bộ đội ta bắn rơi trên đường Trường Sơn.

Từ ngày 6-4 đến 16-4-1972, địch mở chiến dịch "Line Backer I" sử dụng B.52 để chi viện quân đội Sài Gòn ở Quảng Trị và leo thang bắn phá ra miền Bắc. Ban ngày dịch đánh phá các thành phố lớn, ban đêm đánh phá hệ thống giao thông ở Khu 4 và Đường 559. Binh chủng Radar cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo

"vạch nhiễu tìm thù" để phát hiện B52.

Trung đoàn Radar 290 và 291 được giao nhiệm vụ bảo vệ đường Trường Sơn, thực hiện chiến thuật "lấy xa bù gần, hai bên sườn bổ trợ chính diện" để phát hiện B52 sớm và liên tục, ngày 22-11-1972, hai Tiểu đoàn tên lửa ETL 263 được bố trí ở Nghệ An được Đại đội 45 của Trung đoàn Radar 291 cung cấp phần tử nhìn vòng đã bắn rơi 2 B.52 và một B.52 bị thương.

Binh chủng Radar vừa chiến đấu vừa xây dựng đã đã góp phần hạn chế sự tàn phá do B.52 gây ra, chia lửa với Hà Nội, đánh bại các cuộc tập kích bằng B.52 của Mỹ ra miền Bắc, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

2.2.1.2. Đối phó máy bay AC.130

Trước sự nguy hiểm của AC.130, Bộ Tư lệnh 559 tổ chức một đợt đi thực tế để nghiên cứu tìm cách đối phó. Sau hai ngày xuống cơ sở trò chuyện, lắng nghe ý kiến của các chiến sĩ lái xe, cũng như của các lực lượng trên tuyến, tìm hiểu kĩ về loại máy bay này, và thực tiễn đối phó của các chiến sĩ, Bộ Tư lệnh kết luận: Máy

bay AC.130 là là đối tượng cực kì nguy hiểm đối với xe vận tải hoạt động ban đêm. Nguy hiểm nhất là AC.130 có ưu thế hoạt động trên không với thời gian dài, bay bằng vòng lượn ngắn, tạo thành một "pháo đài di động", thay nhau liên tục khống chế, đánh phá đội hình xe của ta. Vì vậy, toàn tuyến phải có biện pháp đối phó "tổng hợp sáng tạo, linh hoạt, bí mật, bất ngờ".

Để đối phó với AC.130, trước tiên phải nắm chắc quy luật hoạt động của địch, nắm vững tư tưởng tiến công, tổ chức chạy “lấn sáng, lấn chiều”, điều chỉnh lại lưới lửa phòng không tích cực đánh địch, kết hợp với pháo 37 ly, 57 ly có khí tài, tổ chức trận địa đánh đón lõng, đặt tín hiệu báo động dọc đường khi có AC.130. Làm nhiều đường vòng tránh “các mang cá” giấu xe khi có báo động, mở rộng đường cho xe phóng nhanh qua khu vực trọng điểm, hoặc tổ chức các tốp nhỏ xe vận tải tranh thủ vận chuyển lấn sáng, lấn tối,…

Song tất cả các biện pháp đó mang lại hiệu quả không cao, “chỉ mấy tháng mùa khô 1970-1971 số xe vận tải của Bộ Tư lệnh 559 bị máy bay AC.130 bắn cháy lên tới 2.342 chiếc chiếm 60,8% tổng số xe bị địch bắn và bằng 45% tổng số xe của Bộ Tư lệnh 559 có thời điểm đó, hàng hóa tổn thất 12.100 tấn” [1, tr. 29]. Từ những tổn thất đó, Bộ Tư lệnh 559 đã đẩy mạnh và tìm cách đối hữu hiệu: từ năm 1969, ta điều Sư đoàn phòng không 367 vào Trường Sơn. Sang tháng 10-1971, ta thành lập Bộ Tư lệnh phòng không cửa khẩu, gồm nhiều trung đoàn pháo cao xạ, tên lửa, bảo vệ các cửa khẩu và tuyến đường quan trọng như Đường 12, Đường 18, Đường 20 được bổ sung khối lượng lớn trang bị, vũ khí, xe pháo, các lực lượng cao xạ, công binh, giao liên. Bộ đội Trường Sơn đã kiên trì nghiên cứu, chiến đấu bắn rơi máy bay AC.130.

Chiến thuật đánh địch của pháo cao xạ là mỗi tiểu đoàn bố trí phân tán dọc đường cơ giới, trên những quãng dài 20 km, chủ yếu tại các trọng điểm như ngầm, ngã ba, kho tàng, trận địa pháo mặt đất. Từng khẩu đội ngụy trang kỹ, cách nhau khoảng 1km, liên lạc với Sở chỉ huy đại đội bằng điện thoại dây. Hàng đêm, mỗi khi nghe tiếng máy bay địch từ xa khoảng 10-15 km, Chỉ huy lệnh từng khẩu bắn lên để vừa chặn địch, vừa báo hiệu cho xe đang trên đường biết mà tránh. Khi AC.130 bắn pháo xuống, do đầu nòng pháo có tán che lửa nên dưới đất không thể

nhìn thấy chớp lửa, bởi vậy Sở chỉ huy lệnh từng khẩu đội bắn chặn theo vùng tiếng động cơ, tùy theo vị trí vòng bay của địch. Bởi đạn 37ly có tiết sáng vạch đường khi bắn lên, lập tức hai chiếc phản lực F-4D Con ma bổ nhào theo vệt lửa, lao xuống trận địa để "chụp" bom bi, bom phá, bom na pan. Nhiều đêm, trận chiến kéo dài hàng giờ, trên trời bom ném xuống, dưới đất pháo bắn lên, pháo sáng, lửa đạn sáng đỏ rực cả một vùng trời. Tuy nhiên, cách bắn luân chuyển của cao xạ khiến máy bay địch ném bom xuống trận địa kém chính xác, hạn chế nhiều thiệt hại. AC.130 luôn phải tránh vùng ảnh hưởng đạn cao xạ nên đường bay mất ổn định, bắn mãi hết đạn hoặc hết giờ bay phải bỏ đi. AC.130 cũng rất sợ những đêm sáng trăng, dưới đất nhìn lên dễ thấy, chỉ một loạt đạn cao xạ bắn lên là chúng lảng.

Vào mùa mưa, mây mù và hơi nước đậm đặc hấp thụ hết tia hồng ngoại, nên AC.130 hoạt động kém hiệu quả. Tuy xác suất bắn trúng máy bay địch là rất thấp, nhưng do đạn pháo 37 mm nổ hết tầm là 6 km đến 7 km, trong khi AC.130 bay ở độ cao 3 km, nên chúng vẫn phải tránh ảnh hưởng của pháo cao xạ ta. Như vậy, pháo cao xạ, tên lửa đã tạo hành lang an toàn cho xe đi trên đường, đồng thời là

"báo động" cho những đoàn xe cách đó hàng chục km để ẩn tránh. Với phương châm "đổi đầu đạn pháo lấy đầu xe", các đơn vị cao xạ bảo vệ giao thông đã kết cấu hỏa lực nhiều tầng, có trận địa dự bị, trận địa nghi binh đã “nhằm thẳng quân thù mà bắn”, bảo vệ vững chắc cho binh chủng vận tải, binh chủng công binh giữ vững thế tiến công.

Đối với xe tăng và xe thiết giáp của ta, do có vỏ thép dày nên đạn 40 ly từ AC.130 bắn xuống không đủ sức xuyên phá nên không gây thiệt hại gì cho ta. Tháng 3-1972, Tiểu đoàn xe tăng T-54 gồm 11 chiếc hành quân vào chiến trường Tây Nguyên bị một máy bay AC.130 phát hiện và chặn bắn. Một chiếc trong đoàn liền tách ra và vượt lên, vừa chạy vừa bật đèn pha sáng cho địch rượt bắn. Sau đó, bằng tài trí và lòng dũng cảm, kíp xe này đã tìm được vị trí ẩn nấp, vô hiệu hóa địch. Các chiếc còn lại thừa cơ tìm nơi cất dấu xe. Địch mất hết các mục tiêu, đêm đó cả đoàn tới nơi tập kết an toàn. "Một cựu chiến binh xe tăng từng giáp mặt với

AC.130 bắn đêm, nhớ lại: ‘Khi ngồi trong xe đậy nắp tháp pháo lại, nghe đạn nổ bên ngoài lốp bốp như ngô rang mà chẳng hề gì’" [22, tr. 271].

Đêm 6-4-1972, trong chiến dịch Lộc Ninh, một phân đội xe tăng trên đường hành quân chiếm lĩnh trận địa bị máy bay AC.130 phát hiện, chúng chiếu đèn pha xuống chỉ điểm cho bộ binh địch ngắm bắn, pháo cao xạ tự hành ZSU-57-2 bắn trúng, chiếc AC.130 lập tức rơi ngay tại chỗ.

Cuối năm 1972, địch đưa ra sử dụng kiểu AC.130 mới, có gắn pháo 105ly. Đây nguyên là lựu pháo kiểu M102. Nguyên khẩu pháo có càng này nặng 1,6 tấn, loại dùng xe ô tô kéo, tầm bắn xa 11,5 km, tốc độ bắn 6-10 phát/phút, thường được pháo binh Mỹ và quân đội Sài Gòn sử dụng. Mỗi AC.130 mang được 100 viên. Đạn pháo 105 ly có sức công phá lớn, chỉ nổ gần xe vận tải cũng gây cháy nổ, phá hủy. AC.130 khi gặp cao xạ bắn lên chúng liền bỏ mục tiêu xe trên đường để nã đạn xuống trận địa mà không cần máy bay phản lực F-4D đánh áp chế, có trận chúng bắn phản pháo đến khi hết đạn.

Mọi nỗ lực cải tiến vũ khí của Mỹ cũng không thể ngăn chặn nổi công cuộc chi viện của ta vào chiến trường. Một số trận đánh tiêu biểu của bộ đội Trường Sơn: Ngày 4-3-1971, Tiểu đoàn tên lửa 83 thuộc Trung đoàn tên lửa 237 bắn rơi tại chỗ 1 chiếc AC.130; ngày 23-12-1971, Đại đội 2 cao xạ 37 ly thuộc Tiểu đoàn 11 Trung đoàn cao xạ 250 với kinh nghiệm quan sát quy luật đường bay của AC.130, chọn đứng thời điểm đường bay ổn định trong chu kỳ lượn vòng Elíp, với 16 viên đạn đã hạ AC.130; ngày 27-2-1972, Tiểu đoàn tên lửa 67 phóng hai quả đạn bắn rơi AC.130 tại Bắc đường 9; ngày 29-3-1972, Tiểu đoàn 67 lại bắn rơi thêm 1 AC.130 buộc địch phải ngừng bay AC.130 15 ngày đã tạo điều kiện cho ta đưa lực lượng lớn xe cơ giới vào chiến trường; ngày 18-6-1972, một Tiểu đội thuộc Sư đoàn phòng không 367 đã bắn rơi 1 AC.130; ngày 14-8-1972, Đại đội pháo 57 ly Trung đoàn cao xạ 591 bắn rơi 1 AC.130. Trong chiến dịch Trị - Thiên 1972, lần đầu tiên ta sử dụng tên lửa mang vác A-72 và bắn rơi nhiều máy bay địch, nhưng do AC.130 có gắn Radar cảnh giới cho nên không quân ta không có cơ hội tiêu diệt chúng.

Để chuẩn bị cho toàn tuyến bước vào giai đoạn “tổng công kích” thì lực lượng cao xạ, tên lửa được bố trí ở các điểm “vượt”, quyết tâm khống chế và tiêu diệt AC.130. Nhờ quyết tâm cao cùng với sự dũng cảm và nhạy bén thì các lực lượng phòng không, cao xạ, tên lửa đã bắn rơi 6 chiếc máy bay AC.130. Trong mùa khô này tổn thất xe “giảm từ 20% xuống còn 1,2%, hiệu suất vận chuyển tăng gấp từ 3-4 lần” [1, tr. 38] đã góp phần đảm bảo chi viện cho chiến trường.

Bên cạnh chiến đấu với AC.130 của lực lượng pháo phòng không và Binh chủng Radar, công binh, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã sáng tạo ra cách thức ngụy trang cho những tuyến đường.

Trong khi hầu như toàn tuyến vận tải chiến lược bị AC.130 hoành hành, gây thiệt hại lớn, vận tải chỉ đạt 48% chỉ tiêu thì binh trạm 31, 32 vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Binh trạm thực hành vận chuyển ban ngày mà tổn thất rất thấp nhờ công tác ngụy trang bằng cách làm các tuyến đường kín đi trong rừng già, theo lòng suối cạn có tán cây che kín.

Sau khi đi khảo sát thực tế ở Binh trạm 31, 32 và kết hợp với khai thác thông tin từ phi công AC.130 bị ta bắt, Bộ Tư lệnh 559 nghiên cứu tìm ra cách đối phó hữu hiệu. Bộ Tư lệnh đã “khẩn trương đổi mới căn bản thế trận vận chuyển và quy luật hoạt động của ta làm đảo lộn sự hiểu biết của địch đối với tuyến vận tải Trường Sơn” [1, tr. 29].

Bộ Tư lệnh 559 huy động tất cả các lực lượng có trên tuyến mở “đường kín”

như kĩ sư, cán bộ chỉ huy, công binh, thanh niên xung phong thiết kế đường kín cho một làn xe chạy giữa rừng già. Công tác bảo vệ đường cũng được đặc biệt coi trọng. Trong quá trình mở đường ta giữ lại cây xanh có sẵn, đường làm xong được ngụy trang lại, tạo màu sắc như cũ để thám báo, biệt kích không phát hiện được, phải đảm bảo bí mật. Những con đường kín 24A, 24B, C,… đi dưới các hàng cây, lợi dụng lòng suối cạn nhanh chóng được thi công xong, “ở những đoạn trống trải, các chiến sỹ Trường Sơn đã ngụy trang bằng cách bắc giàn, trồng cây dây leo phủ kín, treo các giỏ phong lan lấy trên vách núi hoặc trồng thêm những cây xanh,… chỉ trong một thời gian ngắn đường kín kéo dài 2.899 km đã được hoàn thành” [1, tr. 30]. Ngày 25-11-1971, Đoàn cán bộ cao cấp do Trung tướng Trần

Văn Trà- Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam dẫn đầu, hành quân ban ngày theo đường kín vào chiến trường an toàn đã khẳng định thành công của hệ thống đường kín trên tuyến vận tải Trường Sơn.

Thời gian đầu chạy xe trên đường kín do đường hẹp nên xe chỉ chạy một chiều, thời gian chờ đợi lâu và năng suất thấp. Về sau, Bộ Tư lệnh 559 mở thêm nhiều đường vòng kín, mỗi đoạn dài 8 - 10 km nối liên tục thành đường đôi để tuyến đường vận hành hiệu quả hơn.

Đường kín đã mở ra một thời kì mới, thời kì vận chuyển ban ngày với đội hình vận chuyển cấp Trung đoàn. Nhờ vậy, “năng suất vận chuyển mùa khô 1971-1972 đạt 104% đến 128 % và 71% xe toàn tuyến hoạt động liên tục, an toàn, giảm đến mức thấp nhất tổn thất về phương tiện, người và hàng hóa,…” [1, tr. 30], trong đó vận chuyển cho chiến trường B2 đạt 130% kế hoạch, chiến trường Tây Nguyên đạt 120%.

Tuy nhiên, AC.130 vẫn tích cực đánh phá các tuyến đường cũ, đường chạy đêm của ta, nắm được đặc điểm cấu tạo, quy luật đánh phá nên các đơn vị công binh đã tích cực ngụy trang bằng cách làm trận địa giả, kho trạm giả, đốt lửa, bắn pháo hiệu, làm thiết bị đánh tia lửa điện bằng ắc quy, đặt những xe bị địch đánh hỏng trên các đoạn đường cụt, bến sông - những nơi AC.130 hay hoạt động để nghi binh.

Bên cạnh việc vận chuyển phần lớn vào ban ngày trên đường kín, các đơn vị vận tải vẫn tổ chức những tốp xe nhỏ vận chuyển trên các đường cũ để đánh lạc hướng, thu hút, phân tán hỏa lực địch để bảo vệ hệ thống đường kín. Tuy nhiên, ta

Một phần của tài liệu Việt Nam chống vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965-1973 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w