0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

PHẦN III KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Ý NGHĨA CỦA DẠY HỌC TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC (Trang 57 -58 )

II. Nghệ thuật ngôn từ trong các bài thơ trữ tình 1 Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học

PHẦN III KẾT LUẬN

Cuộc sống vào thơ nhờ sự vận động của cảm xúc. Sự vận động cảm xúc là nhân tố phát triển của hình tượng thơ. Nếu cảm xúc không đổi, đơn điệu thì mọi bài thơ dưới hình thức nào cũng không mới mẻ thêm lên, trái lại nó gây nhàm chán, mòn cũ.

Thơ có thể, và nên, làm xúc động chúng ta trong một trạng thái tỉnh thức cao cả và đồng thời nhắc nhở chúng ta về tính cách người mà bất cứ ai cũng đều chia sẻ. Thơ có thể, và nên, mang trong nó sức mạnh của những chữ bình thường đã được biến đổi thành thiêng liêng.

Khi nhà văn đã thành công tạo nên một “tác phẩm nghệ thuật đích thực” thì nghĩa mà tác phẩm mang lại không phải có từ trong quá trình đọc của đọc giả mà nó xuất phát từ ngôn từ của tác giả diễn đạt tròn tác phẩm ấy. Hình tượng, nghĩa của tác phẩm là một hiện thực khách quan đối với người đọc dù ai nghĩ thế nào. Một “tác phẩm nghệ thuật đích thực”, mang trên mình những nghĩa cao lớn và không ai có thể hiểu khác nghĩa của tác phẩm qua sưự “phát minh hình thức, sáng tạo nội dung” mang tính cá thể sâu sắc được. Chưa kể đến những tâm tư tình cảm... của tác giả ẩn chứa trong đó.

Tuy nhiên thời gian luôn vận động và nghĩa của tác phẩm ấy thay đổi vì tư tưởng của con người thay đổi thì sẽ dẫn tới cách hiểu tác phẩm cũng thay đổi. Nhưng con người cũng đủ khôn ngoan dựa vào hoàn cảnh lịch sử, quan niệm sáng tác vào thời điểm tác phẩm ra đời để đánh giá đúng giá trị tác phẩm mang lại, và so sánh giữ hai thời đó. Nếu một tác phẩm đã được gọi là “tác phẩm nghệ thuật đích thực” thì em nghĩ trong môi trường nào, trong giai đoạn nào hẳn nhiên những giá trị và đóng góp của nó không dễ bị phủ nhận và mất đi được. Thậm chí có thể sự thay đổi trong nghĩa của tác phẩm ở giai đoạn khác nhau của lịch sử con người lại tạo ra một nét đẹp nữa cho tác phẩm.

Vậy nói tới một tác phẩm nghệ thuật đích thực không thể không nói đến tác phẩm được xây dựng nên từ một ngôn từ được “phát minh về hình thức và sáng tạo về nội dung”. Nó sẽ cho ta biết nên đối diện và sáng tạo những đứa con tinh thần của mình như thế nào, sẽ vận dụng cái tôi, cái sáng tạo của ngòi bút cá nhân mình dựa trên quy luật của ngôn từ, của khuyng hướng và thời cuộc văn chương ra sao. Để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Biết tiết kiệm lời văn và biết sáng tạo ngôn từ... cứ mạnh dạn thể hiện với lòng ham mê và trái tim học hỏi thì sẽ làm được.

Một phần của tài liệu Ý NGHĨA CỦA DẠY HỌC TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC (Trang 57 -58 )

×