Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học (Trang 43 - 48)

II. Nghệ thuật ngôn từ trong các bài thơ trữ tình 1 Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

(Trích)

Trên sông Đà

Một đên trăng chơi vơi

Tôi đã nghe tiếng ba-lai-lai-ca Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ Ngón tay đan trên những sợi dây đồng. Lúc ấy

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. Ngày mai

Biển sẽ nằmbỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.

QUANG HUY

● Chi tiết trong bài thơ mang tính gợi tả, gợi cảm : cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ / những xe ủi, xe ben sóng vai nhau

nằm nghỉ (gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch) ; tiếng đàn ngân nga / dòng trăng lấp loáng (gợi lên hình ảnh đêm trăng sinh động).

● Sử dụng biện pháp nhân hóa : công trường say ngủ; tháp khoan ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ; biển nằm bỡ ngỡ (nói lên sức mạnh kỳ diệu của con người “dời non lấp biển”, tác giả gán cho biển tâm trạng như con người – ngạc nhiên vì sự xuất hiện kỳ lạ của mình giữa vùng đất cao); sông Đà chia ánh sáng.

Câu hỏi :

1. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà?

2. Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của cách sử dụng đó?

Đất nước

(Trích)

Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa. Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa. Nước chúng ta,

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về.

NGUYỄN ĐÌNH THI

●Tác giả chọn cấu tứ theo hai trục không gian và thời gian để nói về đất nước tươi đẹp và truyền thống của ông cha (bốn câu thơ khổ thơ thứ hai viết về mùa thu Hà Nội năm xưa – năm những người con của Thủ đô từ biệt Hà Nội – Thăng Long – Đông Đô lên chiến khu đi kháng chiến).

● Về phương diện từ vựng, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa – làm cho trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người – để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.

● Sử dụng biện pháp lặp từ ngữ : trời xanh đây ; núi rừng đây ; của chúng ta : có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta.

● Liệt kê những hình ảnh miêu tả : những cánh đồng thơm mát; những ngả đường

bát ngát; những dòng sông đỏ nặng phù sa như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do

bao la. Câu hỏi :

1. Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất nước trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?

2. Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối?

Bầm ơi

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… Bầm ơi có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

TỐ HỮU

Sử dụng từ địa phương : Bầm (tình cảm thân thương, yêu mến, nhớ thương của người con đối với mẹ của mình).

Sử dụng hình ảnh so sánh để thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng:

+ Tình cảm của mẹ đối với con : mạ non bầm cấy mấy đon / ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

+ Tình cảm của con đối với mẹ : mưa phùn ướt áo từ thân /mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.

Cũng cách nói so sánh để làm yên lòng mẹ của anh chiến sỹ : con đi trăm núi ngàn khe / chưa bằng trăm nỗi tái tê lòng bầm – Con đi đánh giặc mười năm / chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Câu hỏi :

1. Để thể hiện tình cảm thân thương của mình dành cho mẹ, người chiến sỹ đã gọi mẹ mình bằng từ nào?

2. Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng? 3. Anh chiến sỹ đã dùng cách nói như thế nào để làm yêu lòng mẹ?

Cửa sông

(Trích)

Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao cõi đợi chờ.

Nơi những con sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi

Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ

Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi. Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu.

Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư. Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng … nhớ một vùng núi non.

QUANG HUY

● Dùng biện pháp độc đáo chơi chữ : tác giả dựa vào cái tên “cửa sông” – Là cửa nhưng không then khóa ; Cũng không khép lại bao giờ (cách nói rất đặc biệt : cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường, không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông – là nơi sông chảy ra biển, cảm thấy cửa sông rất thân quen).

● Sử dụng hình ảnh nhân hóa : Dù giáp mặt cùng biển rộng / Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần rơi xuống / Bỗng… nhớ một vùng nước non : giúp tác giả nói được “tấm lòng của sông không quên cội nguồn”.

Nghệ thuật sắp xếp trong bài thơ đặc sắc : sự đan xen giữa những câu thơ, khổ thơ tả cảnh cửa sông – nơi ra đi, nơi tiễn đưa, cũng là nơi trở về (khổ 2 : cửa sông là nơi nước ngọt ùa ra biển sau cuộc hành trình xa xôi. Khổ 3 : cửa sông là nơi tìm về với đất bằng con sóng nhớ bạc đầu. Khổ 4 tiếp tục phát triển ý này : cửa sông là nơi cá đối vào đẻ trứng, nơi tôm rảo đến búng càng. Khổ 5 lại quay về với nội dung của khổ 2 nhưng được nâng lên ở bậc cao hơn – cửa sông là nơi tiễn đưa những người ra khơi). Câu hỏi :

1. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

2. Để nói về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?

3. Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?

Một phần của tài liệu Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w