thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
- Trước năm 1993, hoạt động KDBH ở Việt nam là độc quyền, chỉ có một DNBH nhà nước duy nhất hoạt động theo chỉ tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước giao cho. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế còn rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do môi trường pháp lý trong lĩnh vực BH còn trong giai đoạn sơ khai. Thực chất trong thời gian này ở Việt Nam chưa có TTBH.
- Để tăng cường sự quản lý Nhà nước trong hoạt động KDBH. Ngày 15/05/1992 Bộ Tài Chính đã ra Quyết định thành lập Phòng quản lý bảo hiểm Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có chức năng quản lý Nhà nước về KDBH, là đơn vị chủ quản của các DNBH nhà nước. Đến ngày 20/08/2003 Bộ Tài Chính ra Quyết định số 134/2003/QĐ-BTC, thành lập Vụ bảo hiểm, là đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ Tài Chính.
- Ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/NĐ-CP,về KDBH. Theo đó, cho phép đa dạng hóa các hình thức sở hữu, xóa bỏ sự độc quyền trong hoạt động KDBH. Ngay sau đó, năm 1994 – 1995, một số các DNBH ra đời đó là Bảo Minh, công ty cổ phần BH PIJICO, công ty cổ phần BH Bảo
Long… và đến năm 1996, công ty liên doanh BH PNT đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời đó là Công ty liên doanh BH Quốc tế Việt Nam ( VIA).Tính đến năm 2005 đã có 16 DNBH phi nhân thọ chính thức hoạt động trên TTBH Việt Nam.Có thể nói, từ khi có Nghị định 100/NĐ-CP, Việt Nam mới thực sự có TTBH, và cũng từ đó, TTBH phi nhân thọ trở nên sôi động và có tốc độ tăng trưởng khá cao ( bình quân gần 20%/năm). Điều đó cho thấy, môi trường pháp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển TTBH PNT.
- Do đòi hỏi của công cuộc đổi mới cải cách nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 09/12/2000 Quốc hội đã thông qua Luật kinh KDBH và có hiệu lực thi hành ngày 01/04/2001. Tiếp theo đó Chính phủ đã ban hành một số Nghị định như; Nghị định 42/2001/NĐ-CP, ngày 01/8/2001 về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật KDBH; Nghị định 43/2001/NĐ-CP, ngày 01/08/2001 về qui định chế độ tài chính đối với DNBH và môi giới BH; Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 về việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH; Ngày 22/9/2003 Bộ tài chính đã ban hành hệ thống các chỉ tiêu giám sát DNBH…. Như vậy, Ngành BH Việt Nam đã có một môi trường thuận lợi trong hoạt động KDBH.
- Ngày 29/8/2003 Chính phủ đã ra Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 – 2010”. Đây là cơ sở, mục tiêu để TTBH Việt nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập Quốc tế.
- Chính sách về mở cửa, hội nhập TTBH: Việc mở cửa TTBH đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BH, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo, qui mô và năng lực tài chính của TTBH phi nhân thọ.Các BNBH Việt Nam trưởng thành rất nhiều từ khi có mặt các DNBH nước ngoài. Mặt khác, cũng tạo điều kiện khuyến khích các DNBH trong nước mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.Ngoài ra, việc ban hành luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư ngoài tại Việt nam ngoài, Luật dân sự…cũng là cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết và có tác dụng tích cực cho việc thúc đẩy TTBH phi nhân thọ phát triển.
Các chính sách trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển TTBH PNT ở Việt Nam. Cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
2.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY