Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1993

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 39)

2.1.1.1. Từ năm 1965 đến 1975: Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954,

nhà nước Việt nam non trẻ cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các tổ chức kinh tế. Yêu cầu quản lý mới đòi hỏi cấp thiết phải có cơ chế tài chính và cơ chế đảm bảo an toàn tài sản cho nền kinh tế. Vì vậy, từ năm 1963 Bộ Tài Chính đã nghiên cứu và trình Chính phủ thành lập công ty BH Việt Nam.

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tài Chính, ngày 17/12/1964, Chính phủ đã ra Quyết định 179/CP về việc thành lập công ty bảo hiểm Việt Nam ( thuộc Bộ tài Chính quản lý), tên giao dịch là Bảo Việt, và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965, với số vốn điều lệ là 10 triệu VNĐ ( Khoảng 2 triệu USD).

Trong suốt thời gian này ( 1965- 1975), Bảo Việt hoạt động theo cơ chế bao cấp, các hoạt động BH, tái BH chủ yếu dựa vào các công ty BH của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và chủ yếu chỉ thực hiện hai nghiệp vụ là BH hàng hóa xuất nhập khẩu và BH tàu biển. Đa số người dân chưa có khái niệm, hoặc chỉ hiểu “ sơ sơ” về BH.Đây là giai đoạn sơ khai của BH phi nhân thọ Việt Nam.

2.1.1.2. Từ năm 1976 đến 1986: Sau khi giải phóng miền Nam, đất nước hoàn toàn độc lập. Ngành BH của Việt nam bắt đầu hoạt động ở các tỉnh phía Nam. Ngày 17/01/1976, đã thành lập công ty BH, tái BH Việt Nam ( viết tắt là BAVINA), thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó, (3/1977), Bộ Tài Chính đã ra Quyết định sát nhập

BAVINA thành chi nhánh Bảo Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, toàn Quốc vẫn chỉ có một công ty BH hoạt động độc quyền là Bảo Việt.

Tiếp theo đó, năm 1978

công ty BH Việt Nam ( Bảo Việt) đã mở rộng điạ bàn hoạt động của mình trước hết là ở những tỉnh thành như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Bắt đầu từ năm 1978, Bảo Việt đã bắt đầu thực hiện nghiệp vụ BH khai thác dầu khí và đem lại doanh thu đáng kể ( 2,1 triệu USD).

Vào cuối năm 1980, Bộ Tài Chính đã cho phép Bảo Việt mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn Quốc. Tuy nhiên, mới chỉ có 1 vài Chi nhánh ở các Tỉnh Thành lớn, còn lại chỉ thành lập các Phòng BH. Trong thời gian này, Bảo Việt cũng triển khai thêm một số nghiệp vụ BH đó là: BH tai nạn hành khách trên cả nước, triển khai thí điểm BH xe ôtô ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và BH cây lúa ở Hà Nam Ninh (cũ). Đến năm 1986, Bảo Việt bắt đầu “ khởi động” nghiệp vụ BH tai nạn thân thể Học sinh và BH tai nạn lao động.

2.1.1.3. Từ năm 1987 đến 1993: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1986) đã xác định phải đổi mới toàn diện nền kinh tế nước nhà, xoá bỏ nền kinh tế chỉ huy, tập trung, bao cấp, thực hiện cơ chế kinh doanh gắn với thị trường và mở cửa nền kinh tế. Theo đó ngành BH cũng sẽ chuyển sang một thời kỳ mới. Tuy nhiên, thời gian này Bảo Việt vẫn hoàn toàn hoạt động độc quyền và bị ảnh hưởng nặng của cơ chế và cách quản lý cũ.

Ngày 10/3/1988,Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 30/HĐBT qui định về chế độ BH bắt buộc TNDS của Chủ xe cơ giới.Nhờ có Nghị định này, Bảo Việt đã triển khai rộng rãi toàn quốc và đã đem lại nguồn thu đáng kể.

Để đáp ứng được yêu cầu của phát triển KT-XH, ngày 17/12/1989, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 27/TCQĐ chuyển Công ty bảo hiểm Việt Nam thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.Tuy có những bước tiến đáng kể nhưng Bảo Việt vẫn là một DN hoạt động độc quyền. Về thực chất, cũng như các DN Nhà nước khác, các hoạt động kinh doanh của Bảo Việt vẫn chưa mang tính “ thị

trường”, “ thương mại” ( gọi là BH Nhà nước), mà chủ yếu vẫn hoạt động trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ và các chỉ tiêu Nhà nước giao cho.

Thực hiện chính sách đổi mới toàn diện nền kinh tế, ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành nghị định 100/CP về KDBH, đã tạo môi trường và hành lang pháp lý để thúc đẩy TTBH phát triển. Việc ra đời Nghị định này đã chấm dứt sự độc quyền trong KDBH, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng ở nước ta.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w