0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Sinh viên Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY PDF (Trang 42 -55 )

Hà Nội hiện có khoảng 50 trường đại học - cao đẳng, có tổ chức đoàn trực thuộc Thành đoàn Hà Nội với khoảng gần 20 vạn đoàn viên - sinh viên. Theo báo cáo tổng kết của Hội sinh viên Việt Nam - Ban Chấp hành thành phố Hà Nội, từ 2000 - 2004 cho thấy: đại bộ phận sinh viên Hà Nội đều có ý thức chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có tinh thần cảnh giác cao trước âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, hình ảnh những người sinh viên ngày càng được khẳng định, được các cấp, các ngành ghi nhận, được dư luận xã hội đánh giá tốt.

Hiện nay, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng, đang ngày càng ổn định và phát triển. Sự thành công của Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã tạo nên không khí phấn khởi, tin tưởng, củng cố vững chắc niềm tin của các tầng lớp nhân dân cả nước (trong đó có sinh viên Hà Nội) vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu của đất nước, của Thủ đô, đã có ảnh hưởng tích cực tới công tác Đoàn và phong trào đoàn thanh niên khối trường học. Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tiếp tục được ổn định. Kinh tế thành phố tăng trưởng, những vấn đề bức xúc như: xóa đói giảm nghèo, các tệ nạn xã hội... được tập trung giải quyết. Tuổi trẻ học đường Thủ đô bằng những hoạt động thông qua các phong trào thanh niên tình nguyện, đã góp phần không nhỏ vào phong trào thanh niên của thành phố Hà Nội.

Sống trong môi trường thông tin đa chiều, dưới áp lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, sinh viên Hà Nội nhận thức rõ hơn về tình hình nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Là lớp người nhạy bén trước những sự kiện trong nước và quốc tế, nên tư tưởng, đạo đức, lối sống của họ cũng có những chuyển biến nhất định. Hầu hết, sinh viên Hà Nội có thái độ và nhận thức chính trị được nâng cao theo hướng tích cực. Số đông sinh viên có mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tính tích cực chính trị - xã hội, tinh thần tình nguyện xung kích của sinh viên được nâng cao. Màu áo xanh thanh niên, sinh viên tình nguyện, đã trở nên thân thương và rất quen thuộc với những người dân Hà Nội. Các công tác hội và các phong trào sinh viên Hà Nội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Phong trào "Thanh niên tình nguyện" đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần tình nguyện của sinh viên trong học tập, rèn luyện. Các hoạt động của Hội sinh viên ngày càng thu hút đông đảo sinh viên đến với Hội, và tích cực tham gia các hoạt động của đoàn, Hội sinh viên tổ chức.

Trong năm học 2000 - 2001, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của tuổi trẻ học đường Thủ đô diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tổ chức diễn đàn, hội thảo tuyên truyền, học tập 5 bài lý luận chính trị cho sinh viên, tìm hiểu lịch sử Thăng Long - Hà Nội, truyền thống Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, truyền thống Hội sinh viên Việt Nam, tổ chức học tập quán triệt nghị quyết của Đảng, Đoàn, Hội sinh viên, pháp luật của Nhà nước... Kết quả, đã tổ chức phát thanh tuyên truyền được 5.643 buổi, xây dựng 154 panô, áp phích tuyên truyền, tổ chức 377 buổi hội thảo, diễn đàn với 128.500 sinh viên tham gia; các cuộc thi tìm hiểu "Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước phồn vinh tiến vào thế kỷ 21", "Tìm hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội"... đã có 110.890 lượt sinh viên, hội viên tham gia. Riêng đợt hoạt động kỷ niệm "990 năm Thăng Long - Hà Nội" đã có trên 500 buổi tọa đàm về chủ đề "Xây dựng thế hệ trẻ Thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại". Trong đó Hội sinh viên các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội II... là những tấm gương tiêu biểu [23, tr. 2].

Trong năm học 2001 - 2002, chiến dịch Mùa hè tình nguyện 2001 - 2002 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, những kết quả đó đã góp phần tạo nên không khí phấn khởi, thi đua thực hiện chương trình "Tuổi trẻ học đường Thủ đô tiến bước dưới cờ Đảng thi đua học tập - rèn luyện, lập công xuất sắc trong phong trào thanh niên tình nguyện".

Trong năm học này, sinh viên Thủ đô tiếp tục phát huy vai trò của mình, tham gia hưởng ứng tích cực vào các phong trào của Đoàn, của Hội sinh viên tổ chức. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng ở các trường vẫn được duy trì, đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng", các hình thức thi tìm hiểu về nghị quyết của Đảng của Đoàn, của Hội... được sinh viên tích cực hưởng ứng. Phong trào học tập trong sinh viên cũng diễn ra hết sức sôi nổi, có hàng ngàn tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, say mê nghiên cứu khoa học, 4.609 đề tài nghiên cứu khoa học của 5.489 sinh viên các trường đại học và cao đẳng được nghiệm thu đánh giá; 5.504 sinh viên tham gia 319 cuộc thi Ôlimpic các môn học. Công tác tình nguyện xây dựng môi trường văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy của sinh viên cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Đã có 5.879 cán bộ Đoàn - Hội sinh viên của các trường được tập huấn, giới thiệu về sinh hoạt tại địa bàn dân cư, tổ chức cho hơn 10.000 lượt đoàn viên - thanh niên với 16.178 ngày tham gia tổng vệ sinh, giữ gìn làm đẹp cảnh quan môi trường... Hoạt động chung sức cùng cộng đồng thăm hỏi Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc giúp đỡ và dạy học cho 96 trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Có hơn 8.000 lượt đoàn viên, sinh viên đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo trong đó có 5.000 lượt học sinh - sinh viên trực tiếp hiến máu nhân đạo cứu người. Trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2002, đã có 1.980 đội, nhóm với hơn 10.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia phục vụ kỳ thi tuyển sinh cả hai đợt [23, tr. 2-3; 5].

Năm học 2002 - 2003 diễn ra trong không khí sôi nổi của tuổi trẻ học đường, các phong trào của sinh viên Hà Nội ngày càng ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng những người dân Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung. Sinh viên trên địa bàn Hà Nội đã tham gia 596 buổi học tập nghị quyết của Đảng, của Đoàn, của nhà trường với 126.498 sinh viên tham gia. Có 37.279 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu truyền thống do

các cơ quan Trung ương, thành phố, ngành và các nhà trường tổ chức, có trên 50.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia cuộc thi tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội Đoàn thành phố lần thứ XII, Đại hội toàn quốc lần thứ VIII. Gần 2.000 lượt đoàn viên thanh niên, sinh viên trực tiếp tham gia tặng quà, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao với học viên của các trung tâm, có 847 chương trình phát thanh tuyên truyền về phong trào thanh niên tình nguyện, phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, các hoạt động về dân số sức khỏe môi trường...

Phong trào tình nguyện của năm học này, Đoàn thanh niên các trường đại học - cao đẳng đã gắn phong trào thi đua với thực hiện chương trình công tác năm học. Sinh viên Thủ đô đã thi đua tình nguyện phấn đấu vươn lên trong học tập, sáng tạo, tham gia nghiên cứu khoa học. Kết quả năm học này đã có 3.460 đề tài nghiên cứu khoa học sinh

viên với 9.271 sinh viên tham gia;

83 đợt tổ chức thi sinh viên giỏi, Ôlimpic các môn học với 3.928 sinh viên tham gia và đã có 1.116 giải thưởng cấp trường, 270 giải thưởng cấp bộ, 128 câu lạc bộ chuyên ngành được Đoàn thanh niên các trường tham mưu với lãnh đạo nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, nội dung và hình thức hoạt động thu hút 16.466 đoàn viên, sinh viên tham gia. Các phong trào tình nguyện xây dựng môi trường văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, phong trào tình nguyện chung sức cùng cộng đồng, các công tác tổ chức đoàn, tham gia xây dựng Đảng... đều được sinh viên Hà Nội nhiệt tình hưởng ứng, kết quả đã tổ chức cho 4.392 đoàn viên tìm hiểu về Đảng, giới thiệu cho Đảng kết nạp được 316 đoàn viên ưu tú vào Đảng [23, tr. 1; 3].

Năm học 2003 - 2004 với nội dung công tác là: "Sinh viên Thủ đô thi đua học tập, rèn luyện, xung kích, tình nguyện xây dựng Thủ đô, bảo vệ Tổ quốc, chào mừng Đại hội Hội sinh viên thành phố Hà Nội lần thứ IV, Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VII" được sinh viên nhiệt tình hưởng ứng và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

Với chương trình "Xây dựng hình ảnh người sinh viên Thủ đô ngàn năm văn hiến", Hội sinh viên các trường đã chủ động phối hợp với đoàn thanh niên, phòng, ban, khoa trong nhà trường tổ chức học tập nghị quyết của Đảng, của Hội, tổ chức các hình

thức học tập, tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội Hội sinh viên thành phố Hà Nội lần thứ IV, Đại hội Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII, thi tìm hiểu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kỷ niệm 54 năm ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam - ngày truyền thống Hội sinh viên Việt Nam với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tổ chức phát thanh tuyên truyền, panô, băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức mít tinh, gặp mặt, giao lưu, tôn vinh biểu dương những hội viên, sinh viên có thành tích tốt. Kết quả, có hơn 130.000 sinh viên được học tập, tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Hội sinh viên thành phố Hà Nội lần thứ IV, Đại hội Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII; hơn 49.000 sinh viên tham gia cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, 59.206 bài dự thi tìm hiểu "Âm vang Điện Biên" năm học 2003 - 2004; các cơ sở và thành phố đã bình xét giới thiệu 31 sinh viên nhận giải thưởng "Sao tháng Giêng" do Trung ương Hội sinh viên trao tặng nhân dịp 9/1. Tuyên dương khen thưởng 4.605 hội viên, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập. Các phong trào thi đua phấn đấu vươn lên trong học tập, tiến quân vào các lĩnh vực khoa học công nghệ, các hoạt động tình nguyện xây dựng giảng đường, ký túc xá, nhà trọ và địa bàn dân cư; tích cực phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, tình nguyện chung sức cùng cộng đồng, công tác xây dựng Đoàn, Đảng... đều được sinh viên Thủ đô phát huy mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành tích, kết quả có hơn 2.000 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, với gần 5.000 sinh viên tham gia, phối hợp gần 400 buổi tọa đàm về nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Vận động hơn 7.800 lượt hội viên, sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo, trong đó có 5.000 lượt học sinh, sinh viên trực tiếp hiến được 5.467 đơn vị máu... [23, tr. 5].

Trên đây là những kết quả chung của các hoạt động các phong trào Đoàn và công tác sinh viên trên địa bàn thành phố. Sau đây là công tác giáo dục, các phong trào hoạt động của sinh viên, các công tác quản lý sinh viên ở một số trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội (theo báo cáo tham luận tại Hội nghị công tác sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2003) ta thấy thực trạng việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên ở một số trường có những mặt mạnh sau:

Giai đoạn 1998 - 2002, mặc dù nhà trường gặp phải những khó khăn khách quan và chủ quan trong công tác quản lý sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại trú. Nhưng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những đóng góp tích cực vào công tác quản lý sinh viên ngoại trú, và đã đạt được một số thành tích đáng kể, từng bước ổn định tình hình xã hội nói chung và tình hình nhà trường nói riêng. Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên và Hội sinh viên nhà trường luôn được gắn liền với các hoạt động chuyên môn. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ lớp, đoàn viên, hội viên luôn thể hiện vai trò của mình là lực lượng nòng cốt của nhà trường. Việc giáo dục chuyên môn với các hoạt động khác góp phần tích cực vào công tác quản lý sinh viên.

Nhà trường đã chỉ đạo các phòng chức năng, các đoàn thể và các đơn vị quản lý sinh viên bằng những việc làm cụ thể như việc thực hiện nội quy, quy chế, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Nhà trường đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật phòng chống ma túy vào tháng 10/2001 và đã thu được gần 2000 bài thi có chất lượng.

Mặc dù sinh viên của trường có gần 80% số sinh viên cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau, nhưng đã không có vụ việc nào xảy ra ở địa phương. Kết quả bình xét khen thưởng, học bổng như sau:

Năm học 1999 - 2000: Toàn trường có 327 sinh viên được khen thưởng Năm học 2000 - 2001: Toàn trường có 280 sinh viên được khen thưởng Năm học 2001 - 2002: Toàn trường có 573 sinh viên được khen thưởng.

Trong đó có 8 sinh viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học; 128 sinh viên là gương mặt tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội; 143 sinh viên được khen thưởng cấp trường và 312 sinh viên được Đoàn các cấp khen thưởng.

Là một trường đại học có bề dầy truyền thống với 44 năm xây dựng và trưởng thành. Cũng như các trường đại học và cao đẳng khác, phần lớn sinh viên của trường có nhận thức chính trị đúng đắn, có ý chí vươn lên rèn luyện và học tập, có lối sống đạo đức trong sáng, sống có lý tưởng, có hoài bão và ước mơ. Để xây dựng con người Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức như Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa VII đã đề ra, nhà trường đã triển khai một cách toàn diện và bao quát các mặt hoạt động sau: Giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân. Tổ chức các phong trào và hoạt động nhằm động viên, hỗ trợ sinh viên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể thao và công tác xã hội trong sinh viên, tích cực phòng chống tệ nạn xã hội. Tất cả những điều đó đã tạo dựng được môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, đó là môi trường có nhiều hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng phong phú nhằm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; đó là môi trường sư phạm có kỷ cương, nề nếp trong học tập, trên giảng đường và có nếp sống văn minh ở ký túc xá. Môi trường văn hóa của nhà trường là môi trường luôn sôi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY PDF (Trang 42 -55 )

×