CHƯƠNG 3 VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐÔNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng xuất nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera (Trang 62 - 83)

thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

Trong 20 năm đổi mới (1986-2006) nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHXN và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế,trong thương mại quốc tế Việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc. So với năm 1986 thì năm 2006 Xuất khẩu Việt nam tăng hơn 50,2 lần, nhập khẩu tăng 28,5 lần, nhập khẩu tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng với một nước đang phát triển và đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa như ở Việt nam thì đó một sự phát triển mạnh mẽ. Đối với công ty những thành tích đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu như trên đã đề cập cũng khẳng định xu thế mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại hội nhập sâu vào thế giới hiện nay của Việt nam. Những thành công đáng kể đó là xuất phát từ việc khai thác tốt những thuận lợi mà các doanh nghiệp có được đồng thời khắc phục được nhưng khó khăn để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích cho công cuộc đổi mới đất nước.Triển vọng trong 2007 và những năm tới là rất lớn tuy nhiên đối với công ty cũng như hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác còn gặp không ít khó khăn trở ngại cần vượt qua, việc nhận thức chúng để nâng cao hiêu qủa hoạt động xuất nhập khẩu là rất cần thiết.

3.1.1. Những thuận lợi

Có thể nói nhân tố đầu tiên làm nên nhũng thành quả như hiện nay trong hoạt động xuất nhập khẩu là hệ thống chính sách quản lý xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển không ngừng, cho đến nay hệ thống chính sách quản ly xuất nhập khẩu đã tương đối hoàn thiện nhất từ trước tới nay.

Năm 1989 chính sách độc quyền thương mại bị xóa bỏ, thuế quan và hạn ngạch cũng được cắt giảm đáng kể, tự do hóa thương mại được tăng cường.Qua một quá trình đối mới cơ chế điều hành xuất nhập khẩu như sự mong đợi của các nhà kinh doanh đến năm 1997 đã có luật thương mại, rồi đến Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định về họat động xuất nhập khẩu đã tạo một luồng gió mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt nam. Lần đầu tiên thừa nhận quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế xóa bỏ cơ chế giấy phép xuất nhập khẩu theo chuyến, hạn chế tối đa cơ chế xin trước đây.

Để tạo tâm lý ổn định, yên tâm khi vạch các chiến lược kinh doanh,năm 2000 chính phủ ban hành quyết định số 46/2000/QĐ-TTg về điều hành cơ chế xuất nhập khẩu cho giai đoạn 2001-2005 chứ không như trước đây hàng năm thủ tướng vẫn ban hành cơ chế điều hành xuất nhập khẩu.

Ngày 23/1/2006 chính phủ ban hành nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại mới 2005 về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, gia công, đại lý..thay thế nghị định 57 thể hiện tư tưởng của luật thương mại sữa đổi.Nghị định 12 quy định rõ cơ chế điều hành xuất nhập khẩu giai đoạn sau 2005 không hạn chế thời gian 5 năm như truớc nữa, mặt khác nghị định cũng thể chế hóa một số công cụ quản lý xuất nhập khẩu mới được quốc tế công nhận là hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu tự động. Đây là cơ chế khá mới trong hoạt động xuất nhập khẩu từ trước tới giờ của Việt

nam.Bước đi đó khẳng định hoạt động xuất nhập khẩu sẽ hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Để khuyến khích họat động xuất nhập khẩu khẩu đặc biệt để khích lệ hoạt đông xuất khẩu chế độ thưởng thành tích xuất khẩu đã ra đời năm 1999 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp xuất khẩu đạt hiệu quả cao, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đã tạo điều kiện các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nở rộ làm nên bức tranh sáng sủa cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt nam gia nhâp WTO, một sân chơi mang tính toàn cầu,chúng ta đã thực hiện một số cam kết về thương mại hàng hóa. Trong xuất khẩu hàng hóa Việt nam sẽ có cơ hội tiếp cận 1 cách bình đẳng với thị trường của 149 quốc gia thành viên còn lại.Gia nhập WTO chúng ta có cơ hội sử dụng những lợi thế sẵn có của mình để cạnh tranh công bằng với các nước khác, chúng ta sẽ được hưởng những nguyên tắc cơ bản của quy chế thương mại quốc tế như nguyên tắc đối xử quốc gia (TN) nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) do đó sẽ không còn bị các quốc gia thành viên khác áp dụng các biện pháp bất bình đẳng với mình như trước đây khi chưa gia nhập, mọi tranh chấp sẽ được giải quyết một cách công bằng bởi một ủy ban của WTO với một cơ chế giải quyết khách quan, bình đẳng cho các thành viên..

Việt nam cũng là nơi đầu tư hẫp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài với điều kiện chính trị ổn định, kinh tế liên tục tăng trưởng ở một tốc độ cao và bền vững, đời sống dân cư ngày một nâng cao, tích lũy trong dân cư, qúa trình đô thị hóa kèm theo nhu cầu xây dựng trong xây dựng tăng mạnh là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu xây dựng.

Một thế mạnh rất lớn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam là hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đều có lợi thế so sánh có giá cạnh tranh so với thị trưòng tạo điều kiện khai thác thế mạnh về tài nguyên, lao động và vốn.Chúng

ta dùng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu để nhập các mặt hàng chúng ta chưa sản xuất được, thiếu hoặc sản xuất với chi phí cao mà không hiệu quả. Đặc biệt với nghành sản xuất thủy tinh, gốm xây dựng ở nước ta có một nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Nguyên liệu cho sản xuất thủy tinh chủ yếu là cát trắng thì có ở nhiều nơi khắp cả nước là một điều kiện để bố trí hợp lý các nhà máy thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ, một số loại cát đạt tiêu chuẩn tốt như cát ở Quảng Ninh, ở các tỉnh duyên hải miền Trung…những mỏ cát này đều lộ thiên, dễ khai thác và vận chuyển.Nguyên liệu sản xuất gốm xây dựng cũng rất sẵn có và ở khắp cả nước,đạt tiêu chuẩn như Kaolin, đất sét, Feldspar.. với chất lượng tốt và trữ lượng đáng kể ở Hải Dương,Yên Bái ,Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng..Bên cạnh đó Việt nam còn có một nguồn nguyên liệu sẵn có và rẽ, rất thông dụng cho sử dụng sản xuất thủy tinh, gốm như than đá, khí đốt..

Ngoài ra Việt nam còn có một nguồn nhân lực dồi dào với trình độ khá,là một thị trường tiêu thụ tiềm năng và vị trí địa lý thuận lợi với nhiều cảng biển sâu, nằm trên tuyến đường giao lưu buôn bán quốc tế.

3.1.2.2 Những yếu tố từ phía công ty

Những thuận lợi trên là khách quan là cơ hội chung cho các doanh nghiệp ,doanh nghiệp phải thực sự chủ động nắm bắt và khai thác tốt cơ hội đó thì mới biến chúng thành những kết quả cụ thể cho mình .Từ phía công ty thực sự đã có những yếu tố để nắm bắt những vận hội đó và còn có những thuận lợi khác làm nên một thế mạnh riêng cho mình.

Trước hết có thể nói vấn đề chủ chốt đối với một công ty đặc biệt quan trọng đối với một công ty kinh doanh là chất lượng nguồn nhân lực thì như trên đã nói công ty đang sỡ hữu một đội ngũ nhân lực chất lượng rất cao và đầy tiềm năng.Trong 58 cán bộ công nhân viên hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau là 1 hệ thống đồng bộ nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động,trẻ

tuổi, rất năng động, sáng tạo.Cán bộ lãnh đạo hoạt động một cách mẫn cán, năng lực quản lý cao; đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao, hoạt động một cách chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao.58 lao động của công ty tất cả đều đã qua đào tạo và có trình độ rất cao, trong đó có 42 người có trình độ từ đại học trở lên(chiếm tỷ lệ 72,4%) 12 người có trình độ cao đẳng và trung cấp(chiếm tỷ lệ 20,69%),còn lại 4 lao động phổ thông chỉ chiếm tỷ lệ 6,9 %.Các lao động hầu hết đều làm công tác quản lý,chuyên môn nghiệp vụ,công việc đòi hỏi phải có khả năng rất cao mới có thể đáp ứng được. Cán bộ công nhân viên công ty được hưởng những chinh sách lương thưởng thõa đáng để yên tâm làm việc mang về lợi nhuận cho công ty.

Trụ sở công ty là tòa nhà 8 tầng cùng những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho cán bộ công nhân viên, lại ở một vị trí rất thuận lợi giữa thành phố là điều kiện rất tốt giúp cán bộ công nhân viên phát huy tiềm năng và sức sáng tạo của mình.

Lao động trong công ty có một đảng bộ vững mạnh với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ hoạt động hăng hái nhiệt tình, tích cực xây dựng các phong trào thi đua trong công ty đã tạo sự đoàn kết gắn bó trong toàn công ty; đây là một động lực mạnh mẽ giúp công ty luôn yên tâm tin tưởng vào việc thực hiện thành công những quyết sách đổi mới của mình.

Mặc dù công ty mới chuyển đổi sang mô hình hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào năm ngoài nhưng trên lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu công ty đã có 8 năm kinh nghiệm của mình từ tiền thân là công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Tradimex trước đây ( từ năm 1998) với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng lên đáng kể (xem kết quả sản xuất kinh doanh ở trên).Chừng ấy năm hoạt động trong lĩnh vực của mình là một thế mạnh mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được đặc biệt vào thời điểm đó công ty đã được Bộ giao cho chức năng sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước

và xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng trong khi đó các công ty khác chỉ được xuất nhập khẩu chuyên doanh một loại mặt hàng nào đó.Vì vậy công ty sẽ có một thị trường quen biết từ trước tới nay và có kinh nghiệm tiếp cận kinh doanh với các thị trường khác một cách nhanh chóng,hiệu quả. Kinh nghiệm đó cũng cho phép công ty chủ động đối phó với thách thức rủi ro do sự biến động của thị trường cũng như xác đinh cho mình chiến lược kinh doanh mang lại nhiều hiệu quả nhất cho mình.

Thực tiễn quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng những năm qua cho thấy công ty luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng với thái độ trung thực thiện chí hai bên cùng có lợi nên chưa tưng xảy ra tranh chấp nào đáng kể, nếu có thì cũng được thương lượng giải quyết kịp thời. Điều này tạo ra uy tín kinh doanh rất lớn cho công ty,là cơ sở để đối tác tin cậy ký kết các hợp đồng làm ăn lớn và lâu dài.

3.1.2. Khó khăn, thách thức

Những thuận lợi trên là rất lớn song công ty cũng gặp không ít khó khăn,khó khăn đó hầu hết đều mang tính khách quan mà tất cả các doanh nghiệp Việt nam đều gặp phải nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Đầu tiên là sự biến động trong môi trường kinh tế chính trị thế giới .Trong những năm qua cùng với xu thế tự do hóa thương mại quốc tế thì tình hình kinh tế chính trị thế giới biến động thường xuyên, nạn chiến tranh có vẽ như đã lùi vào quá khứ thì nay lại có nguy cơ diễn ra với sự đối đầu căng thẳng giữa các nước xung quang vấn đề phát triển hạt nhân; nạn khủng bố luôn bao trùm và được cảnh báo hơn bao giờ hết đã tạo tâm lý e ngại cho người dân các nước.Cơn sốt tăng giá xăng dầu và bất động sản không có dấu hiệu sụt giảm mà vẫn tăng cao bất chấp sư nỗ lực điều chỉnh của Chính phủ các nước. Bên cạnh đó tình trạng thiên tai, sóng thần, dịch cúm gia cầm …hoành hành ở

Châu Á, diễn biến phức tạp làm cho bức tranh thế giới năm 2006 có phần ảm đạm khiến cho các nhà lãnh đạo lo ngại về một viễn cãnh tương lai toàn cầu.

Xu thế tự do hóa thương mại một mặt tăng cường mối quan hệ giao thương giữa các nước nhưng mặt khác cũng làm cho mức độ phụ thuộc của các nước tăng lên nhất là phụ thuộc vào những biến động quốc tế nêu trên ngày càng lớn; nhất là hiện nay các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấnđộ, Braxil, khối Asean.. đang làm thay đổi bản đồ kinh tế chính trị thế giới bằng những con số phát triển nền kinh tế ngoạn mục (Trung Quốc tốc độ tăng trưởng đạt 10%, Ấn Độ 9%..) và ảnh hưởng ngày càng lớn vào chính trị thế giới.Xu thế tự do hóa thương mại khiến các nước phát triển e ngại sự xâm nhập sản phẩm của các nước đang phát triển với những lợi thế so sánh rất lớn, vì vậy thay vì việc sử dụng hàng rào thuế quan ( đã bị bãi bõ ) nay các nước phát triển lại lập ra các hàng rào phi thuế quan mới với các nước đang phát triển như Việt nam nhằm bảo hộ nên sản xuất nước họ. Đối với các doanh nghiệp Việt nam việc đạt được những tiêu chuẩn đó của hàng rào phi thuế gây nhiều bất lợi và đôi khi chính những tiêu chuẩn này là nguyên nhân làm cho chúng ta bị phân biệt đối xử dẫn đến chịu nhiều thua thiệt dù đã gia nhập WTO.

Gia nhập WTO chúng ta chúng ta sẽ phải chấp nhận thách thức là bãi bõ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO.Mặc dù được quyền bảo lưu các ưu đãi đầu tư giành cho hàng xuất khẩu cấp trước ngày gia nhập trong thời gian 5 năm.Đối với nhập khẩu chúng ta phải mở cửa thị trường cho nước ngoài,Việt nam đã cam kết cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so với mức thuế hiện hành, các biện pháp phi thuế Việt nam cam kết cam kết bãi bỏ hoàn toàn giấy phép mang tính hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác kể từ thời điểm gia nhập WTO.

Trong lĩnh vực thủy tinh và gốm sứ xây dựng tuy công ty có những lợi thế so với các doanh nghiệp Việt nam khác trong xuất nhập khẩu nhưng trên

thị trường thế giới công ty phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp các nước khác đặc biệt là các nước trong khu vực.Hiện nay cùng với Indonesia, Malaysia, Thái Lan thì Việt nam là một trong bốn nước dẫn đầu trong khu vực về sản xuất gốm sứ xây dựng , giá trị xuất khẩu chiếm 5.62 % tổng giá trị xuất khẩu gốm sứ toàn cầu.Trong 2-3 năm trở lại đây sản phẩm của Trung Quốc với vũ khí giá mềm đã tạo sức hút khủng khiếp các nhà nhập khẩu các nước thậm chí ngay cả ở Việt nam. Việt nam có chung đường biên giới với Trung quốc nên việc thâm nhập vào thị trường Việt nam kể cả nhập lậu là rất lớn, trong khi đó các doanh nghiệp Việt nam nói chung và công ty nói riêng thì chưa kịp thời điều chỉnh chính sách giá cạnh tranh do hầu hết đang phải sử dụng công nghệ kỹ thuật lạc hậu, giá thành cao mà chất lượng vẫn kém.Cho đến nay các sản phẩm gốm sứ của Trung Quốc đã chiếm hơn nữa tổng công suất sản xuất gốm sứ toàn cầu.

Bên cạnh đó công ty trước đây vốn là một doanh nghiệp nhà nước nay được chuyển đổi sang mô hình hoạt động công ty cổ phần xuất nhập khẩu theo chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước-tách hoạt động quản lý của Nhà nước ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho công ty tham gia hoạt động kinh doanh. Mô hình cơ chế mới tuy gọn nhẹ tinh giản,linh hoạt nhưng mới bước đầu chuyển sang quy chế mới nên công ty cũng như các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi khác bước đầu gặp không ít trở ngại .Việc cổ phần hóa làm cho các công ty nhà nước nói chung mất đi

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng xuất nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera (Trang 62 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w