NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng trọng tài thương mại và nội dung của pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ở Việt Nam (Trang 83 - 100)

2. Thực tiễn áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Trong quá trình thực hiện pháp lệnh còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như cần phải khắc phục như:

1. Khái niệm hoạt động thương mại (khoản 3 điều 2) trong pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các dấu hiệu : hành vi thương mại với chủ

thể thực hiện hành vi thương mại ,gồm cá nhân tổ chức kinh doanh kết hỡp với phạm vi, lĩnh vực thực hiện hành vi thương mại như gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo

quy định của pháp luật. Dấu hiệu quan trọng nhất của khái niệm này là “hành vi thương mại “ lại ko được pháp lệnh giải thích do vậy đã hạn chế giá trị thực tiễn của nó. Khái niệm này chưa thực sự mang lại bất kì sự tiến bộ nào để giải quyết những bế tắc về lý luận và thực tiễn trong việc phân định ranh giới giữa các tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại , liên quan chặt chẽ đến việc này là những vấn đề quan trọng khác như phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp

của những cơ quan khác nhau, vấn đề áp dụng luật nội dung, luật tố tụng … Thí dụ, khi có một bên khiếu nại về tranh chấp giữa các bên không thuộc hoạt động thương mại theo khoản 3 điều 2 của pháp lệnh, và trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó, thỏa thuận trọng tài, giữa các bên phải coi là vô hiệu thì tòa án sẽ căn cứ vào những tiêu chí nào để giải quyết?

“1. Trung tâm Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm.

Ban điều hành Trung tâm Trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch, có thể có Tổng Thư ký do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài cử.

Những người được Trung tâm Trọng tài mời làm Trọng tài viên phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.”

Nhưng căn cứ vào những điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài(điều 14) em không thấy bất kỳ cơ sở nào để khẳng định Trung tâm là một tổ chức “có tài

sản độc lập với tổ chức và cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó - một dấu hiệu quan trọng của pháp nhân theo điều 94 Bộ luật dân sự. Một câu hỏi được đặt ra là Trung tậm trọng tài cần đến tư cách pháp nhân để làm gì? Để thực hiện các giao dịch có tính chất tài sản với khách hàng? Quan hệ có tính tài sản giữa các bên có tranh chấp với Trung tâm trọng tài pháp nhân thể hiện hình thức pháp lý nào? Các bên có nghĩa vụ trả phí trọng tài, Trung tâm thu phí trả thù lao

cho trọng tài viên, nhưng còn trách nhiệm của Trung tâm, của trọng tài viên đối với các bên thì sao? Trường hợp Tòa án hủy quyết định trọng tài khi có căn cứ là trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp trọng tài viên đã vi phạm nghĩa vụ của mình (khoản 5 điều 54) thì vấn đề bồi thường thiệt hại cho các bên có được đạt ra hay không? Nếu có thì giải quyết thế nào? Trên cơ sở pháp lý nào?

Điều 17 pháp lệnh đưa ra yêu cầu các Trung tâm trọng tài có quyền xây dựng Điều lệ và Quy tắc tố tụng của mình nhưng không được trái với những quy định của pháp lệnh

Yêu cầu này là tương đối máy móc. Thí dụ như thời hạn chọn trọng tài viên, phải chăng các Trung tâm không thể quy định trong Quy tắc tố tụng của mình thời hạn ngắn hơn thời hạn 30 ngày của pháp lệnh được hay sao? Nếu quy

định thời gian ngắn hơn có bị coi là trai pháp luật hay không? Còn nhiều vấn đế khác tương tự như vậy. Nên chăng nội dung của điều này cần được chỉnh lý lại theo hướng “không được trái với những nội dung ( nguyên tắc) cơ bản của pháp lệnh. Chỉ như vậy chúng ta mới tạo tiền đề thuận lợi cho các trung tâm pháp huy được cáclợi thế của mình, đa dạng hóa các Quy tắc tố tụng theo hướng có lợi cho khách hàng.

Quy định tại điều 30 về việc xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài và quy định tại chương 4 về hủy quyết định trọng tài cho thấy không có sự thống nhất về cơ sở lý luận. Cả hai trường hợp trên đều có liên quan đến việc xem xét tính hợp pháp của của quyết định trọng tài.

- Trường hợp thứ 2 quyết định của Trọng tài có thể bị kháng cáo kháng nghị. Cơ sở lý luận nào để giải thích về sự mâu thuẫn này giữa hai điều luật trên?

Xung quanh các quy định Tòa án hủy quyết định của trọng tài (điều 56 ) còn có một số điểm vướng mắc sau:

Trường quyết định trọng tài bị hủy theo khoản 3 và khỏa 5 điều 54 thì hệ quả tiếp theo là gì? Chúng ta có thể suy diễn là trong trường hợp đó Thòa thuận

trọng tài vẫn có hiệu lực và hoạt động giải quyết của trọng tài lại được tiến hành lại từ đầu ? Lúc này vần đề chi phí trọng tài sẽ giải quyết thế nào ? Thủ tục trọng tài lần thứ 2 này có gì khác biệt hay không ? thí dụ trọng tài viên đã ra quyết định trọng tài bị hủy bỏ có thể được chọn hay chỉ định lại để tham gia giải quyết tranh chấp hay không?

Khái niệm “quyết định của tòa án không hủy bỏ quyết định của Trọng tài “ ( khoản 2 điều 57 ) bao gồm các trường hợp nào? Đối với quyết định của Tòa án sơ thẩm thì câu trả lời có thể rõ ràng hơn vì gồm có các quyết định đình chỉ và quyết định không hủy quyết định trọng tài ( bác đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài ). Nhưng với quyết định của tòa án cấp phúc thẩm thì vấn đề trở nên phức tạp hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 08/2003/PL- UBTVQH11 ngày 25/02/2003 về trọng tài thương mại.

2. Nghị quyết số 05/2003/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại.

3. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều PLTT .

4. Thống kê các vụ kiện của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam từ năm 1993 đén năm 2006.

5. webside http://www.viac.org.vn của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng trọng tài thương mại và nội dung của pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ở Việt Nam (Trang 83 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w