Tính chất của mỗi hàm sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế thủy sản (Trang 93 - 96)

- Cầu trong dài hạn co giãn hơn trong ngắn hạn: Cầu trong ngắn hạn co giãn hơn trong dài hạn:

Tính chất của mỗi hàm sản xuất

• - HÀM SẢN XUẤT TUYẾN TÍNH: q = aK +bL (a, b 0) : Với hàm sản xuất này, khi vốn hay lao động tăng thêm một đơn vị thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng cố định tương ứng là a (hay b) đơn vị. Do vậy, năng suất biên của vốn hay lao động cũng chính là các hệ số a hay b. Như vậy, năng suất biên của vốn và lao

động không thay đổi khi số đơn vị vốn và lao động được sử dụng tăng thêm.

Hàm sx này ít gặp trong thực tế, vì L và K không thể thay thế nhau hoàn toàn.

VD: Một cái máy hoạt động thì ít nhất phải có một người điều

khiển

Hay gặp ở: Trạm thu phí giao thông ( người bán vé)Ở các nước phát triển, dùng máy bán vé tự động

- HÀM SẢN XUẤT VỚI TỶ LỆ KẾT HỢP CỐ ĐỊNH: q = min (aK,bL); a, b>0 q = min (aK,bL); a, b>0

Nếu aK < bL thì q = aK. Trong trường hợp này, ta nói vốn là yếu tố ràng buộc đối với hàm sản xuất. Việc tăng thêm lao động không làm gia tăng sản lượng nên MPL= 0. Vốn là yếu tố quyết định.

Nếu aK > bL thì q = bL. Trong trường hợp này, ta nói lao động là yếu tố ràng buộc đối với hàm sản xuất. Việc tăng thêm vốn không làm gia tăng sản lượng nên MPK= 0. Lao động là yếu tố quyết định.

• · Khi aK = bL, cả hai yếu tố K và L được sử dụng tối đa. Khi đó . Đẳng thức này xảy ra tại các điểm gốc của đường đẳng lượng. Ta có thể vẽ được một đường thẳng nối các điểm gốc này (vì : đây là phương trình của một đường thẳng). Trên hình 4.5b các điểm A, B, và C là những phương án kết hợp đầu vào có hiệu quả.

HÀM SẢN XUẤT COBB-DOUGLAS: q = cKaLb; a,b,c > 0

• Đây là trường hợp trung gian giữa hai trường hợp trên và cũng là hàm sản xuất phổ biến nhất được áp dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của một quá trình sản xuất. Đường đẳng lượng của hàm sản xuất này là đường cong dốc xuống và lồi về phía gốc tọa độ (hình 4.5c). Đối với đường đẳng lượng dạng này, vốn và lao động có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nào đó nhưng không hoàn toàn. ( Rất phô biến)

• Chẳng hạn, khi di chuyển từ điểm A đến điểm B trên đường đẳng lượng q1, ta thay thế dần lao động cho vốn. Đường đẳng lượng dốc xuống về phía phải và tiệm cận với trục hoành nhưng không thể cắt trục hoành nên số vốn sử dụng trong sản xuất không bao giờ bằng không. Điều này có nghĩa là nhà sản xuất có thể sử dụng rất nhiều lao động để thay thế cho vốn nhưng bao giờ cũng tồn tại một lượng vốn nhất định. Ngược lại, vốn cũng có thể thay thế cho lao động khi di chuyển từ phải sang trái nhưng bao giờ cũng tồn tại một lượng lao động nhất định.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế thủy sản (Trang 93 - 96)