Tỷ giá thƣơng mại đa phƣơng (REER) Tỷ giá danh nghĩa đa biên (NEER)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại (Trang 33 - 35)

Tỷ giá danh nghĩa đa biên (NEER)

Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ gọi là tỷ giá song phương. Đối với mỗi sự thay đổi song phương, ta đều biết được chính xác đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá. Vấn đề phức tạp đặt ra là, tại một thời điểm nhất định, một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này, nhưng lại giảm giá với đồng tiền kia, vậy làm thế nào để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại? Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế người ta dùng khái niệm tỷ giá danh nghĩa đa biên (NEER). NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại (hay một rổ các đồng tiền đặt trưng) và được biểu diễn dưới dạng chỉ số; do đó, phương pháp NEER cũng tương tự như phương pháp xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI. Hiện nay, có tới 150 tỷ giá song phương, do đó, nếu ta bao gồm tất cả các tỷ giá song phương để tình tỷ giá đa biên thì rất phức tạp và không cần thiết. Chính vì thế, trong thực tế, khi tính NEER người ta tiến hành theo một số bước như sau:

Bƣớc 1: Chọn một số các đồng tiền đặc trưng đã vào trong rổ. Đồng tiền đặc trưng là đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu; ví dụ đối với

Việt Nam có thể là USD, EUR, CNY, JPY... Tùy theo mục đích và mức độ chính xác cần thiết có thể mở rộng hay thu hẹp các đồng tiền trong rổ.

Bƣớc 2: Căn cứ vào tỷ trọng thương mại với từng nước để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rổ theo nguyên tắc tỷ trọng thương mại càng lớn thì tỷ trọng song phương cũng càng lớn.

Bƣớc 3: Tính NEER tương tự như tính CPI như sau:

   n 1 J ij j i e w NEER .

Trong đó: NEER là tỷ giá danh nghĩa đa biên, e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, w là tỷ trọng của tỷ giá song phương, j là số thứ tự của các tỷ giá song phương, i là kỳ thanh toán. Cách tính cụ thể xem trường hợp của Việt Nam.

Tỷ giá thực đa biên (REER)

Vì NEER là số trung bình của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, cho nên NEER cũng thuộc loại tỷ giá danh nghĩa, tức là không đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại, do đó, khi NEER thay đổi không nhất thiết phải tác động đến cán cân thương mại. Chính vì vậy, để biết được tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại ta phải dùng đến khái niệm tỷ giá thực đa biên (REER).

REER được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. Để tính được REER ta tiến hành một số bước sau:

Bƣớc 1: Tính tỷ giá NEER

Bƣớc 2: Tính chỉ số lạm phát của tất cả các đồng tiền trong rổ theo tỷ trọng GDP của mỗi nước.

Bƣớc 3: Tính REER theo công thức

VNi i w i i i CPI CPI NEER REER  

Trong đó, CPIiw là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của các đối tác thương mại với Việt Nam qua các thời kỳ, CPIVN là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ, i là kỳ tính toán.

Về ý nghĩa của REER tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng tương tự như tỷ giá thực song phương, nhưng REER thể hiện tương quan sức mua của đồng nội tệ với tất cả các đồng tiền trong rổ, do đó, nó phản ánh vị thế tổng hợp về sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một nước với tất cả các nước còn lại; trong khi đó, tỷ giá thực song phương, đơn thuần chỉ đề cập đến vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế giữa hai quốc gia mà thôi.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại (Trang 33 - 35)