II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY
2. Kiến nghị
2.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung
Quan hệ pháp luật về hợp đồng luôn là quan hệ pháp luật đứng ở vị trí trung tâm trong hoạt động kinh doanh. Chính vì lí do đó việc xây dựng và hoàn thiện chế độ hợp đồng là công việc quan trọng của cơ quan lập pháp. Hiện nay pháp luật về hợp đồng nước ta vẫn dựa trên nền tảng của Bộ Luật dân sự, nhưng các quy định về hợp đồng trong đó chỉ mang tính chung chung, chưa thể áp dụng cho tường loại hợp đồng chuyên ngành cụ thể. Vì vậy cơ quan lập pháp nên:
Xây dựng các hợp đồng trong từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể như: thương mại, đầu tư, chứng khoán, hàng hải, hàng không, dầu khí và một số loại hợp đông trong các lĩnh vực tín dung, bảo hiểm, viễn thông, điện... Điều này cho phép điều chỉnh một cách cụ thể và phù hợp với từng quan hệ hợp đồng cá biệt. Tuy nhiên, trong mối liên hệ thống nhất với tổng thể, các hợp đồng chuyên ngành phải đảm bảo các yếu tố sau:
Thứ nhất, việc xây dựng các quy định về hợp đông chuyên ngành phải nằm trong mối liên hệ thống nhất với hợp đồng dân sự. Các quy định của pháp luật chuyên ngành phải phù hợp với nguyên tắc chung của hợp đồng dân sự, đồng thời thể hiện rõ sự khác biệt với các hợp đồng khác.
Thứ hai, ngoài mối liên hệ thống nhất và chặt chễ với các quy định của hợp đồng trong Bộ luật dân sự thì việc xây dựng các quy định về hợp đồng đặc thù cần phải nằm trong mối liên hệ bổ trợ lẫn nhau gữa các ngành, lĩnh vực pháp luật có liên quan.
Thứ ba, về hình thức và hiệu lực các văn bản pháp luật chuyên ngành, cố gắng xây dựng các quy định cũng như việc hướng dẫn chi tiết các quy định về hợp đồng ở mỗi lĩnh vực khác nhau ở mức độ tập trung cao và dễ tiếp cận, tránh tình trạng một số vấn đề dược hướng dẫn ở nhiều văn bản khác nhau dẫn đến sự tản mạn và khó khăn trong quá trình tìm hiểu và áp dụng luật.
Xây dựng hệ thống các nguyên tắc áp dụng pháp luật phù hợp. Ở nước ta hiện nay ngoài các nguyên tắc áp dụng luật được quy định trong Luật xây dựng (bao
gồm: nguyên tắc tôn trọng cấp độ hiệu lực của văn bản, trong đó văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn sẽ dược ưu tiên áp dụng so với văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn; nguyên tắc tôn trọng trình tự thời gian ban hành văn bản, nếu hai văn bản cùng cấp cùng quy định về một vấn đề thì văn bản sau được ưu tiên áp dụng). Tuy nhiên lại không có văn bản nào quy định ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành so với luật chung. Măt khác nếu quy định cả ba nguyên tắc trên thì nguyên tắc nào sẽ được ưu tiên áp dụng trước khi nảy sinh mâu thuẫn. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản thì nguyên tắc ưu tiên sẽ là: nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành so với luật chung cần được ưu tiên trước hết, sau đến cấp độ hiệu lực của văn bản và cuối cùng nếu có cùng cấp độ thì ưu tiên thời gian ban hành.
Trong công tác giải thích và hướng dẫn pháp luật về hợp đồng phải bảo đảm tính trung lập và thống nhất. Theo đó chỉ có cư quan có chức năng giải thích pháp luật mới được thực hiện công tác giải thích pháp luật. Tránh tình trạng, cơ quan nào cũng có thể giải thích pháp luật dẫn đến một thực trạng là các cơ quan khác nhau giải thích pháp luật khác nhau hoặc việc thiếu thống nhất trong việc giải thích từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ...