- DN: dư nợ
4.2.1 Tình hình doanh số cho vay
Theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Đồng Tháp và Huyện nhà là phát triển nền kinh tế đa dạng nhưng chú trọng vào ngành nông nghiệp vì đa số người dân sống bằng nghề nông, tuy nhiên từng bước nâng cao các ngành khác trong GDP của Tỉnh và Huyện. Vì thế trong phương hướng hoạt động của mình NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò cố gắng đáp ứng vốn cho các ngành kinh tế theo chủ trương của địa phương nhưng vẫn đặt hiệu quả kinh doanh của mình lên hàng đầu. Doanh số cho vay được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 259.971 79,62 266.159 76,55 353.430 75,00 6.188 2,38 87.271 32,79 - Ngắn hạn 245.905 75,31 250.369 72,00 342.340 72,65 4.464 1,82 91.971 36,73 - Trung hạn 14.066 4,31 15.790 4,54 11.090 2,35 1.724 12,26 -4.700 -29,77 CN - TMDV 52.090 15,95 67.630 19,45 94.248 20,00 15.540 29,83 26.618 39,36 - Ngắn hạn 52.090 15,95 67.630 19,45 94.248 20,00 15.540 29,83 26.618 39,36 Ngành khác 14.468 4,43 13.925 4,00 23.562 5,00 -543 -3,75 9.637 69,21 - Trung hạn 14.468 4,43 13.925 4,00 23.562 5,00 -543 -3,75 9.637 69,21 Tổng 326.529 100 347.714 100 471.240 100 21.185 6,49 123.526 35,53
( Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007) Ghi chú: CN – TMDV: công nghiệp – thương mại dịch vụ
Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY TỪ 2005 ĐẾN 2007
Ghi chú: - CN- TMDV: Công nghiệp – Thương mại dịch vụ
Nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện, đa phần nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung vào lĩnh vực này. Tín dụng có vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp: đó là vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn của ngân hàng. Vai trò này thể hiện ở chỗ khi người dân tiêu thụ sản phẩm, có nguồn thu nhập chưa cần sử dụng, ngân hàng sẵn sàng tiếp nhận, người dân an tâm vì có được khoản sinh lợi và số tiền được dự trữ an toàn cho việc sử dụng sau này. Điều quan trọng hơn nữa là khi người dân cần vốn để tiến hành sản xuất thì ngân hàng là người bạn đắc lực, nhờ có khoản tài chính này mà người dân có thể an tâm sản xuất, phát triển kinh tế gia đình cũng như kinh tế địa phương. Tại NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò đối tượng nuôi trồng thuỷ sản được định khoản vào tài khoản chăn nuôi thuộc tài khoản chung nông nghiệp chứ không phân ra riêng cho tài khoản ngành thuỷ sản nên doanh số cho vay của nông nghiệp chiếm tỷ trọng càng lớn.
Trong nông nghiệp đối tượng cho vay chủ yếu là các đối tượng trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, những dự án này thường có vòng quay vốn ngắn nên doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ chế biến nông sản, thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng. Hơn nữa, nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu từ huy động
90% trên tổng doanh số cho vay) của NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò, vừa trực tiếp cung cấp vốn lưu động cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Ngược lại doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng rất thấp do đối tượng cho vay chỉ là cho vay mua sắm thiết bị phục vụ việc cơ giới hoá trong nông nghiệp, xây dựng sân phơi,…
Năm 2005 doanh số cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp là 259.971 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,62% tổng doanh số cho vay, trong đó ngắn hạn đạt 245.905 triệu đồng, trung hạn là 14.066 triệu đồng. Năm 2006 là 266.159 triệu đồng, tăng 6.188 triệu đồng, tương ứng tăng 2,38% so với năm 2005, chiếm 76,55% tổng doanh số cho vay. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn là 250.369 triệu đồng tăng 4.464 triệu đồng – tương đương tăng 1,82%, trung hạn là 15.790 triệu đồng tăng 1.724 triệu đồng – tương đương tăng 12,265 so với năm 2005. Mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp lại giảm là do ngân hàng khuyến khích đa dạng hoá các đối tượng đầu tư, tỷ trọng cho vay các ngành khác gia tăng.
Năm 2007 là 353.430 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 87.271 triệu đồng tương ứng tăng 32,79%, chiếm 75% tổng doanh số cho vay. Trong đó, ngắn hạn là 342.340 triệu đồng tăng 91.971 triệu đồng – tương ứng tăng 36,73%, trung hạn là 11.090 triệu đồng giảm 4.700 triệu đồng – tương ứng giảm 29,77% so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số cho vay trung hạn giảm là do người dân mua máy móc thiết bị không phục vụ cho sản xuất ở địa bàn tỉnh mà thường đi làm ở các tỉnh khác làm cho vấn đề theo dõi vốn vay gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong cho vay rất lớn nên ngân hàng phải thận trọng trong công tác cho vay.
Doanh số cho vay tăng liên tục trong 2 năm là do dịch bệnh trên lúa và các loại vật nuôi bùng phát trên diện rộng, trong khi đó giá cả vật tư nông nghiệp lại tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng đáng kể, buộc người nông dân phải chấp nhận vay vốn ngân hàng để đảm bảo sản xuất. Mặt khác, một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do người dân chí thú làm ăn, muốn cải thiện đời sống gia đình nên nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất tăng cao.
Công nghiệp – Thương mại dịch vụ:
Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của thế giới, ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ cũng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm đưa
nước ta tiến nhanh trên con đường phát triển và hội nhập. Tại NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò cho vay ngành công nghiệp - dịch vụ chủ yếu thuộc các ngành: kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh lương thực (chủ yếu là xay xát, gia công, mua bán gạo xuất khẩu, mua bán tạp hoá, …), và một số loại hình dịch vụ khác. Thời hạn cho vay các ngành này là ngắn hạn.
Năm 2005 doanh số cho vay là 52.090 triệu đồng chiếm 15,95% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2006 là 67.630 triệu đồng chiếm 39,45% tổng doanh số cho vay, so với năm 2005 tăng 15.540 triệu đồng, tương ứng tăng 29,83%. Năm 2007 là 94.248 triệu đồng chiếm 20% tổng doanh số cho vay, tăng 16.618 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 39,36%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế ở địa phương có bước khởi sắc, các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh là tất yếu. Mặt khác do ngân hàng tạo được uy tín nên đã thu hút được khối lượng lớn các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tại ngân hàng thường thấp hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng là lợi thế trong việc mở rộng đầu tư vào các đối tượng này.
Ngành khác:
Doanh số cho vay ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Đối tượng của các ngành này là: cho vay tiêu dùng cán bộ viên chức; cho vay xuất khẩu lao động, cho vay sửa chữa nhà. Chủ yếu là cho vay dưới hình thức tín chấp nhằm góp phần nâng cao mặt bằng đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Với mục đích cho vay phục vụ đời sống, tạo điều kiện cho người vay cải thiện đời sống và có khả năng trả nợ ngân hàng nên thời hạn cho vay các đối tượng này là trung hạn.
Năm 2005 doanh số cho vay các ngành này là 14.468 triệu đồng chỉ chiếm 4,43% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2006 là 13.925 triệu đồng chiếm 4% tổng doanh số cho vay, giảm 543 triệu đồng tương ứng giảm 3,75% so với năm 2005. Năm 2007 là 23.562 triệu đồng chiếm 5% tổng doanh số cho vay, so với năm 2006 tăng 9.637 triệu đồng - tức tăng 69,20%.
Nguyên nhân là do chủ trương của UBND Huyện Lấp Vò khuyến khích xuất khẩu lao động, tôn nền hoặc sửa chữa nhà cho người dân, cải thiện đời sống cho cán bộ viên chức. Những đối tượng trên vay vốn theo phong trào, riêng cán bộ viên chức vay vốn theo đơn vị nên góp phần làm cho doanh số cho vay tăng. Vì là
cho vay dưới hình thức tín chấp, rủi ro rất lớn nên khoản mục này không được ngân hàng chú trọng tăng cao. Sự tăng giảm thất thường là do nhu cầu vốn của bản thân người vay.
Nếu doanh số cho vay trung hạn quá cao sẽ dẫn đến doanh số cho vay trung hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, rủi ro sẽ rất cao. Vì vậy, ngân hàng cần thận trọng khi xét cho vay các đối tượng này để đảm bảo dư nợ trung hạn trong tổng dư nợ theo kế hoạch đề ra.
Cơ cấu lãi suất cho vay:
Bảng 9:CƠ CẤU LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm
2005 2006 2007
1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Ngắn hạn 1,10 1,13 0,99
- Trung hạn 1,00 1,50 0,99
2. Hộ gia đình, cá thể
- Ngắn hạn 1,10 1,17 1,12
- Trung hạn 1,05 1,14 1,26
(Nguồn Báo cáo cơ cấu lãi suất 3 năm từ 2005 đến 2007)
Nhìn chung lãi suất cho vay tại ngân hàng có nhiều thay đổi trong nền kinh tế đang trên đà phát triển có nhiều biến động như nền kinh tế nước ta. Lãi suất huy động thấp là một khó khăn trong việc cạnh tranh, nhưng lãi suất cho vay thấp hơn các đối thủ lại là một thuận lợi rất lớn. Hệ thống NHNo & PTNT luôn có lãi suất cho vay thấp hơn các hệ thống ngân hàng khác vì khách hàng cho vay chủ yếu là người sản xuất nông nghiệp. Tuy khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng thấp nhưng đổi lại ngân hàng có một lượng lớn khách hàng, nên vẫn đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả.