Tình hình nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 51)

- DN: dư nợ

4.2.4 Tình hình nợ quá hạn:

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro như những ngành kinh doanh khác, rủi ro của ngân hàng là không thu được nợ khi đến hạn, còn gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh

của ngân hàng, làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng không thể tái đầu tư. Nợ quá hạn cũng đánh giá hiệu quả trong công tác sử dụng vốn.

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm So sánh chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 1.043 56,59 3.343 73,59 2.324 60,46 2.300 220,52 -1.019 -30,48 - Ngắn hạn 1.030 55,89 2.549 56,11 1.701 44,25 1.519 147,48 -848 -33,27 - Trung hạn 13 0,71 794 17,48 623 16,21 781 6007,69 -171 -21,54 CN - TMDV 270 14,65 572 12,59 500 13,01 302 111,85 -72 -12,59 - Ngắn hạn 270 14,65 572 12,59 500 13,01 302 111,85 -72 -12,59 Ngành khác 530 28,76 628 13,82 1.020 26,53 98 18,49 392 62,42 - Trung hạn 530 28,76 628 13,82 1.020 26,53 98 18,49 392 62,42 Tổng 1.843 100 4.543 100 3.844 100 2.700 146,50 -699 -15,39

(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007) Ghi chú: TM – CNDV: Thương mại – công nghiệp - dịch vụ

Hình 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN

Ghi chú: CN – TMDV: Công nghiệp – Thương mại dịch vụ

Nợ quá hạn ngành nông nghiệp:

Năm 2005 là 1.043 triệu đồng chiếm 56,59% tổng nợ quá hạn, trong đó ngắn hạn là 1.030 triệu đồng, trung hạn là 13 triệu đồng. Năm 2006 là 3.343 triệu đồng chiếm 73,59% tổng nợ quá hạn, tăng 2.300 triệu đồng tức tăng 220,52% so với năm 2005, trong đó ngắn hạn là 2.547 triệu đồng tăng 1.519 triệu đồng, trung hạn là 794 triệu đồng tăng 781 triệu đồng. Nguyên nhân là do dịch bệnh bùng phát trên

diện rộng; vật nuôi bị dịch cúm gia cầm và lở mồm, long móng; người nuôi cá tra bị lỗ do không tìm được đầu ra; giá vật tư nông nghiệp tăng cao…gây thiệt hại cho người vay, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

Năm 2007 là 1.701 triệu đồng chiếm 60,46% tổng nợ quá hạn, so với năm 2006 giảm 1.091 triệu đồng, tương ứng giảm 30,48%. Trong đó ngắn hạn là 1.701 triệu đồng giảm 848 triệu đồng, trung hạn là 623 triệu đồng giảm 171 triệu đồng so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm là do ngân hàng chú trọng công tác thu nợ, khuyến khích người vay khắc phục khó khăn trả nợ đúng hạn. Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ vay thực hiện đúng mục đích vay vốn, chăm lo làm ăn, tạo nguồn thu nhập cho gia đình và có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Tỷ trọng nợ quá hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng nợ quá hạn là do doanh số cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng cao, mặt khác đây cũng là đối tượng cho vay gặp nhiều rủi ro vì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và tình hình thay đổi của nền kinh tế.

Nợ quá hạn ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ:

Nợ quá hạn ngành này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ quá hạn, năm 2005 là 270 triệu đồng chiếm 14,65% tổng nợ quá hạn. Năm 2006 là 572 triệu đồng chiếm 14,65% tổng nợ quá hạn, so với năm 2005 tăng 320 triệu đồng, tương ứng tăng 111,85%. Năm 2007 là 500 triệu đồng chiếm 13,01% tổng nợ quá hạn, so với năm 2006 giảm 72 triệu đồng, tương ứng giảm 12,59%. Nợ quá hạn tăng là do tình hình biến động của nền kinh tế: giá nhiên liệu tăng, sự tác động của ngành nông nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Một mặt là do nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và có khả năng loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Đến năm 2007 mặc dù nợ quá hạn giảm không đáng kể nhưng vẫn là một nỗ lực đáng kể của ngân hàng.

Nợ quá hạn ngành khác:

Năm 2005 là 530 triệu đồng chiếm 28,76% tổng nợ quá hạn, năm 2006 là 628 triệu đồng chiếm 13,82% tổng nợ quá hạn, so với năm 2005 tăng 98 triệu đồng, tương ứng tăng 18,49%. Năm 2007 là 1.020 triệu đồng chiếm 26,53% tổng nợ quá hạn, so với năm 2006 tăng 392 triệu đồng, tương ứng tăng 62,42%.

Nhìn chung nợ quá hạn tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do những món cho vay xuất khẩu lao động, cho vay tiêu dùng cán bộ viên chức, cho vay tôn nền, sửa chữa nhà… hầu hết người vay dùng tiền vay cho việc tiêu dùng nên không chuẩn bị khả năng trả nợ của ngân hàng khi đến hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w