SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam (Trang 44 - 46)

THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

Để đạt được mục tiêu phát triển TTCKTT ổn định, lành mạnh và hiệu quả, có những hàng hoá chất lượng cao, không thể đưa tất cả các cổ phiếu của các công ty cổ phần ra niêm yết trên TTCKTT (Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh), và như vậy sẽ có một số lượng không nhỏ các CK không được niêm yết trên TTCKTT. Trong khi đó, đối với thị trường ngầm (thị trường tự do), cũng không thể dùng các biện pháp hành chính ngăn chặn hoạt động giao dịch tự do các loại cổ phiếu chưa niêm yết. Mặt khác, cũng không thể thả nổi một thị trường mà hoạt động của nó có thể ảnh hưởng không tốt đến TTCKTT và càng không thể để một số lượng lớn cổ phiếu giao dịch một cách tự do, không có sự quản lý. Như vậy việc hình thành một cơ chế để quản lý thị trường chuyển nhượng cổ phiếu chưa niêm yết là cách chủ động để có những hàng hoá tốt nhất cho thị trường chính thức.

Do vậy, biện pháp hợp lý là thành lập thị trường OTC để giải quyết các nhu cầu bức xúc đang được đặt ra ở trên. Việc thành lập thị trường OTC chính thức có thể giải quyết được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tạo phương tiện thuận lợi cho các công ty chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết có thể huy động vốn dễ dàng qua thị trường chứng khoán, đặc biệt đối với các công ty có vốn nhỏ, công ty mới thành lập;

Thứ hai, thị trường OTC ra đời với các thiết bị, phương tiện giao dịch hiện đại, thuận tiện và cơ chế giám sát chặt chẽ, sẽ cùng với TTCK tập trung

thu hẹp TTCK tự do hiện nay, bảo vệ nhà đầu tư và lành mạnh hoá hệ thống TTCK Việt Nam nói chung;

Thứ ba, thị trường OTC ra đời sẽ góp phần hoàn thiện hơn thị trường tài chính Việt Nam với cơ chế thiết lập giá theo thoả thuận (thương lượng giá). Cơ chế này, cùng với cơ chế đấu giá theo lệnh tập trung của các thị trường khác sẽ góp phần hoàn thiện các cơ chế xác lập giá cho hệ thống thị trường tài chính Việt Nam. Mặt khác, thị trường OTC còn có đặc điểm là việc mua bán diễn ra tại nhiều nơi và được vận hành bởi hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Những đặc điểm này tạo cho thị trường OTC tính linh hoạt, thanh khoản cao, giao dịch nhanh, chi phí giao dịch thấp so với TTCK tập trung. Chính vì vậy, thị trường này có thể kết hợp với TTCK tập trung tạo thành một hệ thống TTCK hoàn thiện;

Thứ tư, việc đưa thị trường OTC vào hoạt động còn giúp các công ty CK mở rộng khả năng, phạm vi hoạt động, khai thác tối đa các loại hình kinh doanh CK để tạo thêm nguồn thu nhập cho các công ty này. Đây cũng là một trong những vấn đề thực tế bức xúc hiện nay.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, có thể thấy sự cần thiết và mục đích của việc thành lập thị trường OTC Việt Nam. Đó là nhằm tạo điều kiện cho các công ty vừa và nhỏ, các công ty công nghệ cao mới thành lập, các công ty chưa được niêm yết trên TTGDCK có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán; cung cấp thêm các loại công cụ đầu tư đa dạng và môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư; tạo cơ chế giao dịch linh hoạt, chi phí thấp; tạo một cơ chế định giá mới để góp phần hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính Việt Nam. Thị trường OTC sẽ kết hợp với TTCK tập trung tạo thành một hệ thống TTCK rộng lớn, sôi động và linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w