Đặc tính của sự tin cậy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: BẢO MẬT TÍNH RIÊNG TƯ CỦA DỮ LIỆU TRONG MẠNG NGANG HÀNG P2P pdf (Trang 50 - 52)

Có 4 đặc tính cơ bản của tin cậy: tính cá thể hóa, tính bất đối xứng, tính bắc cầu và tính tổng hợp.

3.1.4.1. Tính cá thể hóa

Như đã nêu trong định nghĩa sự tin cậy của Morton Deutsch và Diego Gambetta trong phần trước, mức độ tin cậy phụ thuộc vào quan điểm của cá nhân. Đó là tính chất cá thể hóa. Ví dụ, nếu chúng ta hỏi hai người về việc họ tin như thế nào về sự phát triển của kinh tế thế giới, chúng ta có thể nhận được hai câu trả lời khác nhau. Nếu người thứ nhất chúng ta hỏi là một người thất nghiệp, câu trả lời có thể là “không”. Tuy nhiên, nếu người thứ hai chúng ta hỏi là người giàu có thì câu trả lời có thể là “có”. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta nhận được cùng một câu trả lời ở cả hai người đó thì giữa họ vẫn có những quan điểm khác nhau và độ tin cậy khác nhau về câu trả lời đó: một người có thể khẳng định mạnh mẽ câu trả lời của họ, còn người kia tuy trả lời nhưng họ không dám chắc mình trả lời đúng. Điều đó cho thấy, hiếm khi mà chúng ta nhận được cùng một câu trả lời giống nhau hoàn toàn.

3.1.4.2. Tính bất đối xứng

Tính bất đối xứng là một tính chất quan trọng của sự tin cậy. Nó khẳng định thêm cho tính cá thể hóa của cá thể trong xã hội. Các cá thể khác nhau có các ý kiến khác nhau không chỉ đối với bên thứ 3 mà còn khác nhau trong mối quan hệ của họ. Một người có thể rất tin cậy bạn của mình. Tuy nhiên, người bạn của anh ta có thể không tin cậy anh ta với cùng mức độ tin cậy. Sự khác nhau giữa mức độ tin cậy của các đối tác trong một mối quan hệ có thể khác nhau tùy theo tình huống. Trong một số trường hợp, một người hoàn toàn có thể tin cậy người khác trong khi người đó không tin cậy gì họ. Nói cách khác, tin cậy có tính bất đối xứng hay nếu chúng ta muốn thể hiện “tính cá nhân trong xã hội và mối quan hệ tin cậy giưa hai cá thể” trong một đồ thị, thì đồ thị đó phải là một đồ thị có hướng.

3.1.4.3. Tính bắc cầu

Sự tin cậy có tính chất bắc cầu. Tuy nhiên, nó không phải là hoàn toàn bắc cầu. Ví dụ, một người luôn tin vào kỹ sư cơ khí về hành động sửa xe, vì thế bất cứ khi nào chiếc xe của anh ta có vấn đề thì anh ta sẽ đưa xe đến cho kỹ sư cơ khí sửa chữa. Giả sử một

lúc nào đó chiếc xe có vấn đề trong khi các kỹ sư cơ khí đang rất bận rộn và không thể sửa chữa chiếc xe ngay lập tức. Kết quả là anh ta có hai sự lựa chọn: lựa chọn đầu tiên là phải chờ đợi một ngày để anh ta có thể khắc phục vấn đề vào ngày hôm sau, lựa chọn thứ hai là kỹ sư cơ khí có thể đề nghị anh ta mang xe cho một kỹ sư cơ khí khác để họ khắc phục chiếc xe. Trong trường hợp này, nếu anh ta tin cậy vào người kỹ sư cơ khí được giới thiệu thì anh ta có thể làm theo sự gợi ý đó. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi xảy ra vì anh ta không tin cậy vào tay nghề của người được giới thiệu. Trong hầu hết các trường hợp, các hành động sau đây là có nhiều khả năng xảy ra. Anh này chỉ mang xe của mình cho kỹ sư cơ khí được giới thiệu nếu vấn đề của chiếc xe cần được xử lý kịp thời. Nếu không, anh ta có thể chờ đợi một ngày. Lý do là anh ta không tin cậy vào kỹ sư cơ khí được giới thiệu ở cùng một mức độ tin cậy với kỹ sư cớ khí mà anh ta đã tín nhiệm lâu nay. Nói cách khác, anh ta tin cậy kỹ sư cơ khí được giới thiệuở mức độ thấp hơn. Vì thế sự tin cậy hoàn toàn là hiếm khi xảy ra, nếu một lời giới thiệu được thực hiện thông qua nhiều người khác nhau, giá trị tin cậy của nó sẽ giảm xuống đáng kể. Vì giá trị tin cậy sẽ giảm sau mỗi bước giới thiệu. Ví dụ, nếu chúng ta tìm một người giúp trông coi việc nhà và được sự giới thiệu của một dây chuyền những người bạn thì chúng ta không thể tin cậy hoàn toàn vào tất cả họ.

3.1.4.4. Tính tổng hợp

Như đã đề cập ở trên, vì sự tin cậy có tính cá thể hóa, các cá thể khác nhau có thể có các quan điểm khác nhau về sự tin cậy. Thông qua tính bắc cầu, một người có thể nhận được các giá trị tin cậy khác nhau. Để đưa ra kết quả cuối cùng từ các giá trị đã nhận được, nó cần tổng hợp tất cả các giá trị đó. Nói cách khác, sự tin cậy có tính chất tổng hợp. Tuy nhiên, cách thức tổng hợp các giá trị để có kết quả cuối cùng là tùy vào từng trường hợp. Ví dụ, nếu chúng ta thực hiện một cuộc khảo sát đơn giản về việc người dân tin vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nhận được kết quả trong đó một nửa số người được khảo sát nói “có”, trong khi nửa kia nói “không”. Kết luận cuối cùng là gì? Nếu chúng ta không thể rút ra kết quả cuối cùng, thì câu trả lời sẽ không rõ ràng. Tuy nhiên, giả định rằng hầu hết mọi người nói “có” là nhà kinh tế học trong khi hầu hết mọi người nói “không” không phải là nhà kinh tế học, thì cầu trả lời có thể là “có”. Ngược lại, nếu tất cả những người nói “không” là nhà kinh tế học trong khi tất cả những người nói “có” không phải là nhà kinh tế học thì câu trả lời có thể là “không”. Đó là vì trong

tiềm thức của chúng ta, chúng ta có thể tin cậy vào nhà kinh tế học hơn là những người không phải là nhà kinh tế học.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: BẢO MẬT TÍNH RIÊNG TƯ CỦA DỮ LIỆU TRONG MẠNG NGANG HÀNG P2P pdf (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)