Phòng trừ bệnh cho cây

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân nhanh giống địa hồng hoàng Sapa (Trang 25 - 26)

2. Phần Tổng quan tài liệu

2.9.5. Phòng trừ bệnh cho cây

Trên thực tế, khi chúng ta trồng những cây lan con từ trong ống nghiệm ra (bằng phơng pháp nuôi cấy mô thực vật) là chúng ta đã loại đợc những bệnh nguy hiểm nhất cho lan là các bệnh do virus [15].

Bình thờng, nếu chúng ta dùng nớc sạch tới cho lan, và tạo cho các cây lan con một môi trờng riêng biệt, sạch sẽ không có điều kiện cho lan con bị lây chéo các bệnh khác của lan lớn hoặc cây khác thì lan con sống khỏe mạnh cho tới khi trởng thành. Tuy nhiên, để đảm bảo cho lan con không có bệnh, nhất là các bệnh do nấm, chúng ta nên áp dụng chế độ phun thuốc phòng bệnh nấm cho lan theo chế độ định kì tháng/lần.

Nếu thấy lá lan bị vàng úa rất nhanh hàng loạt hoặc thối đọt hàng loạt việc đầu tiên là phải cách ly các cây đó ngay để tránh bệnh lây sang toàn bộ vờn lan, sau đó phun thuốc trừ bệnh phù hợp.

Trên giàn lan, nếu ta thấy có triệu chứng xuất hiện một số loại sâu nh sâu đo, sâu róm, sâu khoang, rệp dính, dòi đục lá, bọ xít, muỗi, rệp thì nên dùng các loại thuốc trừ sâu thông thờng và nên dùng với liều lợng thấp hơn một chút. Nên phun định kỳ 2 tháng một lần để diệt các loại sâu, rệp hại lan. Ngoài các bệnh do nấm, vi khuẩn và sâu, chúng ta cũng cần đề phòng một số côn trùng khác nh cuốn chiếu, giun, gián (ăn rễ lan), dế và nhất là các loại ốc sên.

Cũng nên nhắc lại là khi lan đang bị bệnh (do nấm hoặc vi khuẩn) tuyệt đối không cung cấp các chất dinh dỡng cho cây.

Cây lan thờng bị một số bệnh nguy hiểm hại cây, bệnh nhiều khi gây thiệt hại rất lớn cho ngời trồng lan nh bệnh đốm than, bệnh đốm lá, bệnh thối hoa, bệnh thối mềm vi khuẩn, rệp sáp vàng, bệnh khảm lá [13].

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân nhanh giống địa hồng hoàng Sapa (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w