Chấm điểm rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 61 - 79)

Thứ nhất, thu thập thông tin:

Trong quá trình chấm điểm tín dụng, bước đầu tiên là thu thập thông tin

nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng đến độ chính xác, độ tin cậy của kết quả điểm tín dụng sau này. Vì vậy cán bộ tín dụng phải tích cực khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để thu thập khối lượng thông tin phong phú đồng thời dễ dàng kiểm tra tính chính xác của thông tin. VP bank thu thập thông tin từ những nguồn sau:

 Tài liệu do khách hàng cung cấp:

Hồ sơ pháp lý: quyết định( giấy phép) thành lập doanh nghiệp; điều lệ doanh nghiệp; quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị( hội đồng thành viên), giám đốc; quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng; đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề; giấy phép đầu tư( đối với doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài); biên bản giao vốn( góp vốn); đăng ký mở tài khoản tiền gửi( nếu chưa có tài khoản). Hồ sơ pháp lý sử dụng để đánh gia tiêu chí chấp hành pháp luật hiện hành của doanh nghiệp xin cấp tín dụng, cơ sở pháp lý của việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, các loại hình sản xuất kinh doanh.

Hồ sơ kinh tế: báo cáo quyết toán tài chính 2 năm liền kề và quý liền kề; bảng kê chi tiết tài khoản nợ phải thu, nợ phải trả, nợ vay ngắn hạn, hàng tồn kho tại các thời điểm quyết toán; kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ; báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ trước.

Hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn; bảng kê một số tình hình kinh doanh – tài chính đến ngày xin vay; dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; các chứng từ có liên quan( giấy báo giá; hợp đồng; các chứng từ thanh toán)

Hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn là cơ cở để phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chấm điểm tín dụng.

 Các nguồn thông tin khác:

Ngoài nguồn thông tin chính được doanh nghiệp cung cấp, VP bank tiến hành thu thập thông tin khác như từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC); thông tin lưu trữ tại ngân hàng đối với các doanh nghiệp đã có quan hệ với ngân hàng; các nguồn thông tin từ các cuộc điều tra, trao đổi với doanh nghiệp; các nguồn thông tin trên báo chí, internet…

Tuy nhiên, nguồn thông tin chính nhất vẫn là các thông tin do doanh nghiệp cung cấp các số liệu làm cơ sở cho việc xếp hạng. Phương pháp này tuy ưu điểm, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng lại dẫn đến việc các thông tin thu thập được thiếu về số lượng lẫn chất lượng. Đây cũng chính là hạn chế bất lợi nhất và cũng là hạn chế chung của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ hai, xác định lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp:

VP bank không phân biệt quy mô của doanh nghiệp mà chấm điểm 20 chỉ tiêu( tài chính và phi tài chính) cho mọi loại hình doanh nghiệp, khác hẳn với các ngân hàng thương mại quốc doanh phân biệt rất rõ ràng về mặt quy mô doanh nghiệp.

Mặc dù khách hàng mục tiêu của VP bank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu, nhưng vẫn chưa đưa ra chỉ tiêu phân biệt quy mô giữa các loại khách hàng doanh nghiệp.

Tuy nhiên việc xét đến quy mô doanh nghiệp là cần thiết, các doanh nghiệp quy mô khác nhau thì vốn, tài sản, lao động khác nhau mà cũng có tách biệt tương đối rõ nét, những doanh nghiệp lớn thường có ưu thế về qui mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực tài chính thì việc thực hiện nghĩa vụ nợ với ngân hàng được đánh giá là có khả năng tốt hơn các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là việc so sánh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để đưa ra phân định thứ hạng tín dụng giữa các doanh nghiệp, việc so sánh đó phải được đặt trong điều kiện quy mô cùng loại.

Thứ ba, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính:

VP bank chấm điểm 4 nhóm chỉ tiêu tài chính, gồm: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu thu nhập.

 Chỉ tiêu thanh khoản:

1) Khả năng thanh toán

2) Khả năng thanh toán nhanh  Chỉ tiêu hoạt động:

3) Vòng quay hàng tồn kho( vòng/ năm) 4) Kỳ thu tiền bình quân( ngày)

5) Doanh thu trên tổng tài sản  Chỉ tiêu đòn cân nợ

6) Nợ phải trả trên tổng tài sản( %) 7) Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu( %)

8) Nợ quá hạn/ tổng dư nợ ngân hàng( %)  Chỉ tiêu thu nhập:

9) Thu nhập trước thuế/ doanh thu( %) 10) Thu nhập trước thuế/ Tài sản có( %) 11) Thu nhập trước thuế/ vốn chủ sở hữu( %)

VP bank lựa chọn 11 chỉ tiêu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này là hoàn toàn đúng đắn. Phân tích kỹ năm nhóm chỉ tiêunày sẽ giúp cán bộ tín dụng có những nhận xét xác đáng về khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như dự đoán sơ bộ tương lai.

Thứ tư, chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính:

Ngoài việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, VP bank còn lưu ý đến các chỉ tiêu phi tài chính nhằm góp phần đánh giá các khả năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Những yếu tố mà VP bank hiện nay đang chấm điểm là: - Trình độ quản lý.

+ Kinh nghiệm trong ngành của ban giám đốc + Tính khả thi của phương án kinh doanh

- Tình hình giao dịch với ngân hàng( với VP bank hoặc ngân hàng khác). + Trả nợ đúng hạn

+ Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ

+ Nợ quá hạn trong quá khứ( kể cả bảo lãnh hoặc LC quá hạn) + Số lần chậm trả lãi vay

- Các yếu tố bên ngoài + Triển vọng ngành + Vị thế cạnh tranh

+ Số lượng đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đang chấm điểm các tiêu chí phi tài chính như sau:

- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý - Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch

- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh

- Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác.

So sánh giữa hai hệ thống chấm điểm tiêu chí phi tài chính giữa hai ngân hàng ta nhận thấy VP bank đã bỏ qua tiêu chí lưu chuyển tiền tệ. Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ là một tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng trả lãi, trả gốc, luồng luân chuyển tiền mặt của công ty trong quá khứ để đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp trong quá khứ và dự báo khả năng đủ luồng tiền mặt đáp ứng nghĩa vụ nợ của tất cả các khoản nợ hiện nay, bao gồm cả khoản vay đang được xếp hạng. Nên không chấm điểm tiêu chí này, có thể làm giảm khả năng dự đoán rủi ro món vay của phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.

Về tiêu chí Tình hình giao dịch với ngân hàng luôn được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. VP bank không xét đến quan hệ phi tín dụng với ngân hàng. Khi phân tích khách hàng để quyết định tài trợ, mối quan tâm chủ yếu của ngân hàng cho vay là lịch sử tín dụng của khách hàng, vì nó phản ánh trực tiếp ý chí và khả năng trả nợ của khách hàng. Nhưng mặt khác, quan hệ phi tín dụng với ngân hàng cho vay cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thời gian duy trì tài khoản, số lượng các loại giao dịch lớn, cường độ giao dịch, số dư tiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng cho vay lớn thì hầu như đều có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng đáp ứng nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng luôn sẵn sang( thông qua số dư tiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng).

Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng cụ thể, nhân viên tín dụng sử dụng các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Các bảng xếp hạng tín dụng theo đối tượng khách hàng gồm:

o Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại- dịch vụ. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

o Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ. Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán.

o Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

o Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất. Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán.

o Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

o Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng. Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán.

Trong mỗi bảng xếp hạng tín dụng có nhiều yếu tố chấm điểm khác nhau. Nếu khách hàng đạt số điểm cao nhất ở tất cả các yếu tố thì sẽ đạt tổng số điểm tuyệt đối là 100. Ngược lại, nếu tất cả các yếu tố đều chấm ở mức thấp nhất thì tổng số điểm tối thiểu là 20( đối với doanh nghiệp).

Sau đây là một số mẫu “Bảng xếp hạng tín dụng” mà VP bank đang sử dụng:

(1): giá trị yêu cầu hoặc yêu cầu đối với chỉ tiêu (2): điểm tín dụng

BẢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1

(Dùng cho khách hàng hoạt động chính trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất – báo cáo tài chính có kiểm toán)

Chỉ tiêu Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Trường hợp 4 Trường hợp 5

1 2 1 2 1 2 1 2 1 2

YẾU TỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu thanh khoản

1. Khả năng thanh toán 2.5 3.6 1.8 2.9 1.3 2.2 1 1.4 <1 0.7 2. Khả năng thanh toán nhanh 1.3 3.6 1 2.9 0.8 2.2 0.6 1.4 <0.6 0.7 Chỉ tiêu hoạt động

3. Vòng quay hàng tồn kho( vòng/ năm) 4.3 4.5 4 3.6 3.7 2.7 3.4 1.8 <3.4 0.9 4. Kỳ thu tiền bình quân( ngày) 30 4.5 40 3.6 50 2.7 55 1.8 >55 0.9 5. Doanh thu trên tổng tài sản 4.2 4.5 3.5 3.6 2.5 2.7 1.5 1.8 <1.5 0.9 Chỉ tiêu đòn cân nợ

6. Nợ phải trả/ tổng TS(%) 40 4.5 45 3.6 50 2.7 55 1.8 >55 0.9 7. Nợ phải trả/ VCSH(%) 82 4.5 100 3.6 122 2.7 150 1.8 >150 0.9 8. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ NH 0 4.5 1 3.6 1.4 2.7 1.8 1.8 >1.8 0.9 Chỉ tiêu thu nhập

9. Thu nhập trước thuế/ doanh thu(%) 6.5 3.6 6 2.9 5 2.2 4 1.4 <4 0.7 10. thu nhập trước thuế/ TS có( %) 7 3.6 6.5 2.9 6 2.2 5 1.4 <5 0.7 11. Thu nhập trước thuế/ VCSH( %) 13.3 3.6 13 2.9 12.9 2.2 12.5 1.4 <12.5 0.7

CÁC YẾU TỐ KHÁC 55 44 33 22 11

Trình độ quản lý

1. Kinh nghiệm trong ngành của ban GĐ >10 năm 6.6 >5 năm >2 năm 4.0 >1 năm 2.6 Mới bổ

nhiệm 1.32 2. Tính khả thi của phương án KD PA cụ thể,

tính khả thi cao 9.9 PA tương đối cụ thể, có tính khả thi PA không thật cụ thể rõ ràng 5.9 Có PA nhưng tính khả thi khó xác định 4.0 Không có PAKD cụ thể 1.98

3. Trả nợ đúng hạn Luôn đúng hạn trong hơn 3 năm qua 6.9 Luôn đúng hạn trong 1- 3 năm qua Luôn đúng hạn trong 1 năm qua 4.1 Không có thông tin( KH mới) 2.8 Không trả đúng hạn 1.4

4. Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ Không có 6.9 1 lần trong 3 năm qua 1 lần trong 1 năm qua 4.1 2 lần trong1 năm qua 2.8 Hơn 2 lần trong 1 năm qua 1.4

5. Nợ quá hạn trong quá khứ( kể cả bảo lãnh, LC quá hạn) Không có 6.9 1 lần trong 3 năm qua 1 lần dưới 30 ngày trong 1 năm hoặc 2 lần đều dưới 30 ngày trong 3 năm qua 4.1 2 lần dưới 30 ngày trong 1 năm hoặc 1 lần dưới 90 ngày trong 3 năm 2.8 Nhiều hơn các trường hợp trên 1.4

6. Số lần chậm trả lãi vay Không có 6.9 1 lần trong năm qua

5.5 2 lần trong

năm qua 4.1 3 lần trở lên trong năm qua

2.8 Không trả lãi 1.4

Các yếu tố bên ngoài

7. Triển vọng ngành Thuận lợi 3.3 Ổn định Kém 2.0 Bão hoà 1.3 Suy thoái 0.7 8. Vị thế cạnh tranh Cao, chiếm ưu thế 4.4 Bình thường, đang phát triển Bình thường, đang sụt giảm 2.6 Thấp, đang sụt giảm 1.3 Rất thấp 0.9

9. Số lượng đối thủ cạnh tranh Không có(Độc quyền)

3.3 ít Ít, số lượng

BẢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG 2

(Dùng cho khách hàng hoạt động chính trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất – báo cáo tài chính không có kiểm toán)

Chỉ tiêu Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Trường hợp 4 Trường hợp 5

1 2 1 2 1 2 1 2 1 2

YẾU TỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu thanh khoản

1. khả năng thanh toán 2.5 2.8 1.8 2.2 1.3 1.7 1 1.1 <1 0.6 2. khả năng thanh toán nhanh 1.3 2.8 1 2.2 0.8 1.7 0.6 1.1 <0.6 0.6

Chỉ tiêu hoạt động

3. vòng quay hàng tồn kho( vòng/ năm) 4.3 3.5 4 2.8 3.7 2.1 3.4 1.4 <3.4 0.7 4. Kỳ thu tiền bình quân( ngày) 30 3.5 40 2.8 50 2.1 55 1.4 >55 0.7 5. Doanh thu trên tổng tài sản 4.2 3.5 3.5 2.8 2.5 2.1 1.5 1.4 <1.5 0.7

Chỉ tiêu đòn cân nợ

6. Nợ phải trả/ tổng TS(%) 40 3.5 45 2.8 50 2.1 55 1.4 >55 0.7 7. Nợ phải trả/ VCSH(%) 82 3.5 100 2.8 122 2.1 150 1.4 >150 0.7 8. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ NH 0 3.5 1 2.8 1.4 2.1 1.8 1.4 >1.8 0.7

Chỉ tiêu thu nhập

9. Thu nhập trước thuế/ doanh thu(%) 6.5 2.8 6 2.2 5 1.7 4 1.1 <4 0.6 10. thu nhập trước thuế/ TS có( %) 7 2.8 6.5 2.2 6 1.7 5 1.1 <5 0.6 11. Thu nhập trước thuế/ VCSH( %) 13.3 2.8 13 2.2 12.9 1.7 12.5 1.1 <12.5 0.6

CÁC YẾU TỐ KHÁC 65 52 39 26 13

Trình độ quản lý

1. kinh nghiệm trong ngành của ban GĐ >10 năm 7.8 >5 năm 6.2 >2 năm 4.7 >1năm 3.1 mới bổ nhiệm 1.56 2. Tính khả thi của phương án KD Pa vụ thể,

tính khả thi cao 11.7 Pa tương đối cụ thể, có tính khả thi 9.4 Có pa nhưng ko thật cụ thể, rõ rang 7.0 Có pa nhưng tính khả thi khó xác định 4.7 Không có pakd cụ thể 2.34

Tình hình giao dịch( với VPB hoặc NH khác) 3. Trả nợ đúng hạn Luôn đúng hạn trong hơn 3 năm qua 8.1 Luôn đúng hạn trong 1- 3 năm qua 6.5 Luôn đúng hạn trong 1 năm qua 4.9 Không có thông tin (kh mới) 3.3 Không trả đúng hạn 1.6

4. Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ Không có 8.1 Một lần trong 3 năm qua 6.5 Một lần trong 1 năm qua 4.9 2 lần trong 1 năm qua 3.3 Hơn 2 lần trong 1 năm qua 1.6

5. Nợ quá hạn trong quá khứ( kể cả bảo lãnh, LC quá hạn) Không có 8.1 Một lần dưới 30 ngày trong 3 năm 6.5 một làn dưới 30 ngày trong 1 năm hoặc một làn dưới 90 ngày trong 3 năm qua 4.9 Hai lần dưới 30 ngày trong 1 năm hoặc 1 lần dưới 90 ngày trong 3 năm 3.3 Nhiều hơn các trường hợp trên 1.6

6. Số lần chậm trả lãi vay Không có 8.1 Một lần trong năm qua 6.5 Hai lần trong năm qua 4.9 Ba lần trở lên trong năm qua 3.3 Không trả lãi 1.6

Các yếu tố bên ngoài

7. triển vọng ngành Thuận lợi 3.9 Ổn định 3.1 Phát triển kém

2.3 Bão hoà 1.6 Suy thoái 0.8 8. Vị thế cạnh tranh Cao, chiếm

ưu thế 5.2 Bình thường, đang phát triển 4.2 Bình thường, đang sụt giảm 3.1 thấp, đang sụt giảm 2.1 Rất thấp 1.0

9. Số lượng đối thủ ạnh tranh Không có (độc quyền)

3.9 ít 3.1 Ít, số lượng đang tăng

2.3 nhiều 1.6 nhiều, đang tăng.

BẢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG 3

(Dùng cho khách hàng hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng – báo cáo tài chính có kiểm toán)

Chỉ tiêu Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Trường hợp 4 Trường hợp 5

1 2 1 2 1 2 1 2 1 2

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 61 - 79)