Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề / lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
Nhiều chỉ số được tính toán trong việc áp dụng phân tích chỉ số truyền thống đối với tình hình tài chính doanh nghiệp. Bảy loại chỉ số được chọn là những chỉ số được áp dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, trong việc phân tích một ngành cụ thể, nên xét đến những chỉ số quan trọng khác.
Tỷ lệ trạng trái lợi nhuận trước thuế
Thông thường chỉ số đầu tiên được tính trong việc phân tích tình hình tài chính của công ty là trạng thái lợi nhuận trước thuế. Chỉ số này đo khoảng lợi tức gấp mấy lần lợi nhuận chưa trừ thuế. Trang trải chi phí cố định tính bằng cách lấy thu nhập trước thuế cộng với lợi tức chia cho tổng lợi tức. Mức trang trải càng cao thì khả năng tín dụng càng an toàn. Nếu mức trang trải thấp công ty phải vay mượn hoặc sử dụng khoản tiền mặt hoặc phải bán tài sản để trả khoản lãi vay. Thông thường, mức trang trải được tính bằng con số chưa trừ thuế, bởi vì khoản trả lãi vay là chi phí trước thuế.
Đòn bẩy tài chính( đòn cân nợ)
Chỉ số này được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng theo cách thông thường nhất là khoản nợ dài hạn, một tỷ lệ trên tổng tài sản. Mức nợ càng cao thì tỷ lệ thu nhập từ hoạt động càng cao, thường được dùng để chi trả các nghĩa vụ cố định. Nếu một công ty có mức đòn bẩy cao, cán bộ chấm điểm cũng nên xem xét khoản lợi nhuận an toàn. Lợi nhuận an toàn được định nghĩa là một tỷ lệ mà khi thu nhập từ hoạt động có thể giảm, những vẫn đủ để cho phép doanh nghiệp chi trả các nghĩa vụ cố định.
Cách thông thường nhất để tính tỷ số đòn bẩy là dùng cấu trúc vốn huy động của doanh nghiệp trong bảng cân đối tài sản gần nhất. Mức độ của đòn bẩy là mức lợi nhuận an toàn giữa các ngành có khác biệt lớn. Doanh nghiệp tài chính, theo truyền thống, là một trong những doanh nghiệp có đòn bẩy cao có tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần là 10:1. Mặc dù đòn bẩy này phù hợp với ngành tài chính, nhưng đối với doanh nghiệp một ngành công nghiệp có cùng mức đòn bẩy sẽ gặp nhiều khó khăn khi vay vốn.
Nhìn chung, một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ theo lãi suất thả nổi cao sẽ kém được ưu tiên hơn một doanh nghiệp có đòn bẩy tương tự, nhưng có tỷ lệ nợ theo lãi suất thả nổi thấp. Cấu trúc kỳ hạn của khoản nợ cũng nên được
đánh giá. Bao nhiêu phần trăm của khoản nợ sẽ đến kỳ hạn trong vòng 5 năm tới? Khi khoản nợ này được thanh toán, chi phí về nợ của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào? Tuy nhiên, khoản nợ phải thanh toán sẽ tăng lên hàng năm, cán bộ chấm điểm nên xem xét toàn bộ giá trị khoản tín dụng theo mệnh giá đến kỳ thanh toán, khi đánh giá cấu trúc kỳ hạn và kế hoạch tái đầu tư của doanh nghiệp.
Luồng tiền mặt( dòng ngân lưu)
Luồn tiền mặt thường được định nghĩa như là tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh + tiền được giảm thuế, tiền khấu hao và hoãn thuế. Trong việc tính toán luồng tiền mặt đối với phân tích, chấm điểm tín dụng cán bộ chấm điểm nên lưu ý lượng tiền mặt có được từ hoạt động kinh doanh. Bất kỳ nguồn nào hoặc việc sử dụng bất cứ khoản quỹ bất thường nào cũng bị loại trừ, khi xác định hệ số trang trải bằng tiền mặt. Khi người vay đang trong tình trạng sử dụng quá nhiều các khoản tín dụng thương mại( các khoản phải trả), hàng tồn kho gia tăng hoặc đang có khó khăn trong việc thu hồi các khoản tín dụng cấp cho bạn hàng( các khoản phải thu) thì khoản cho vay của ngân hàng đã cấp cho khách hàng có thể sẽ có vấn đề.
Tài sản ròng
Hệ số quan trọng thứ tư là tổng tài sản trên tổng nợ. Khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nên xem xét giá trị thanh khoản của tài sản. Giá trị thanh khoản thường rất khác biệt với giá trị ấn định trong bảng cân đối kế toán. Một doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản bằng tiền mặt và chứng khoáng khả mại cao sẽ cho vị thế về tài sản mạnh hơn nhiều so với một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu là tài sản vô hình khó mua bán.
Tài sản vô hình.
Tài sản vô hình thường chiếm một phần nhỏ trong cột tài sản của bảng cân đối kế toán. Đôi khi, với phần lớn doanh nghiệp có hoặc vừa có kế hoạch
sát nhập mang tính tích cực, tài sản vô hình có thể đại diện một phần đáng kể của bên tài sản. Trong trường hợp này, cán bộ chấm điểm nên ước lượng giá trị thực của tài sản vô hình và xem xét giá trị này trong mối tương quan với giá trị trong bảng cân đối kế toán. Giá trị thực hiện cao hơn thị giá một cách đáng kể cho ta biết khả năng sẽ có ghi giảm giá trị của tài sản.
Độ tuổi và tình trạng của máy móc thiết bị
Tuổi của máy móc thiết bị của doanh nghiệp cũng nên được đánh giá, nếu chỉ trong phạm vi tuổi của máy móc khác biệt lớn so với những tiêu chuẩn chung của ngành. Một doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng có độ tuổi máy móc trung bình cao hơn các đối thủ cạnh tranh, chắc chắn đang phải trả giá cho máy móc già cỗi qua việc hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, về lâu dài, độ tuổi thực sự của máy móc thiết bị là chỉ báo về chi phí vốn trong tương lai đối với máy móc hiện đại hơn. Hơn nữa, khấu hao máy móc chưa đúng mức sẽ làm giảm một cách đáng kể thu nhập đã điều chỉnh theo mức lạm phát.
Vốn lưu động
Vốn lưu động được xem là một đơn vị đo lường chủ yếu của tính linh động về tài chính của công ty. Số đo tính thanh khoản của doanh nghiệp càng mạng thì khả năng khắc phục sự suy sụp trong kinh doanh và luồng tiền mặt càng lớn.
Đối với ngân hàng, mối quan tâm chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nên khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng thương mại sử dụng phổ biến 11 chỉ tiêu cụ thể, thuộc 4 nhóm:
* Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau:
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động
Các khoản nợ ngắn hạn Trong đó:
Tài sản lưu động gồm: tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu và dự trữ( hàng trong kho, hàng đang đi đường, hàng trên quầy).
Nợ ngắn hạn gồm: phải trả nhà cung cấp, phải trả, phải nộp khác, vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trong kỳ.
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, do đó nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi giá trị của hệ số này thấp, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp và cũng là dấu hiệu cảnh báo trước những khó khăn tài chính tiềm tang và ngược lại, khi giá trị của hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt. Nếu hệ số này quá cao nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động do quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay quá nhiều nợ phải đòi…Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hệ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán nếu hàng hoá tồn kho là những loại hàng hoá khó bán thì doanh nghiệp khó biến chúng thành tiền để trả nợ, vì vậy mà cần phải xem xét đến Hệ số thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản có tính lỏng cao
Các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số này biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản có tính lỏng cao như tiền, vàng bạc, kim loại quý, chứng khoán ngắn hạn…có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh trong ngắn hạn.
* Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ thì không có chỉ tiêu giá vốn hàng bán nên tạm sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần để đánh giá. Hệ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu. Khối lượng hàng tồn kho phụ thuộc nhiều yếu tố như ngành kinh doanh, thời điểm nghiên cứu, mùa vụ…Chính vì hàng tồn kho mang tính mùa vụ nên khi tính toán phải sử dụng mức tồn kho bình quân năm. Nếu hệ số này thấp chứng tỏ hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh số bán.
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuần
Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp nghĩa là doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, hoặc có thể không gặp phải những khoản nợ khó đòi. Nếu hệ số này cao, có nghĩa là chính sách bán hàng có vấn đề gây ra việc tồn đọng nợ hoặc doanh nghiệp đang gặp vấn đề nào đó làm tăng cao các khoản phải thu hay làm giảm đi tổng doanh thu. Khi tính toán chỉ số này nên lưu ý đến tính mùa vụ của loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh; kết quả chấm điểm có khi được đánh giá là rất tốt nhưng do kỹ thuật tính toán làm che lấp đi những khuyết điểm trong việc quản lý các khoản phải thu, do vậy cần phải tiến hàng phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiện những khoản nợ khó đòi.
Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần
Hệ số này cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm.
* Nhóm chỉ tiêu cân nợ:
Hệ số nợ = Nợ phải trả
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với tất cả các chủ nợ trong việc góp vốn, 1 đồng tài sản hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là do chủ nợ tài trợ. Thông thường chủ nợ thích hệ số nợ vừa phải vì nếu quá cao thì rủi ro đối với chủ nợ. Còn nếu chỉ tiêu này quá thấp thì các khoản nợ được đảm bảo chắc chắn hơn bằng nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào nhưng cơ hội cho vay để kiếm lợi nhuận của chủ nợ lại bị hạn chế.
Hệ số tự tài trợ = Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra. Nó thể hiện khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số = Nợ quá hạn
Tổng dư nợ Ngân hàng
Tỷ số này cho biết việc hoàn trả vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp qua đó cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không.
* Nhóm chỉ tiêu thu nhập
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Tổng thu nhập trước thuế
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Căn cứ vào đó, ngân hàng có thể đánh giá khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp như thế nào.
Doanh lợi tài sản (ROA) = Tổng thu nhập trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Bởi vì nguồn vốn của doanh nghiệp là do chủ sở hữu và các chủ nợ bỏ ra nên khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh( hình thành nên các tài sản) thu được lợi nhuận thì phần lợi nhuận trước thuế và lãi thuộc về chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp. Sau khi trả lãi và nộp thuế phần còn lại( lợi nhuận sau thuế) mới thuộc về chủ sở hữu. Do đó, các ngân hàng thường quan tâm đến ROA như là một chỉ tiêu sinh lợi để trả lãi vay của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ hiệu quả trong hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được nhằm đáp ứng nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Tổng thu nhập trước thuế
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, thể hiện khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Việc phân tích chỉ tiêu này phải được kết hợp với việc đánh giá tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn( chỉ tiêu tự tài trợ) của doanh nghiệp. Bởi nếu một doanh nghiệp có ROE cao là do lượng vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh thấp, chủ yếu sử dụng vốn vay thì tức là phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra bởi vốn của các chủ nợ, nghĩa là chủ sở hữu được lợi hơn( bỏ ít vốn mà vẫn giữ quyền kiểm soát
doanh nghiệp) còn các chủ nợ có thể gặp rủi ro mất vốn khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi, kể cả ngân hàng.