I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố
2. Quan điểm phát triển
Chiến lược phát triển ngành chè Việt Nam theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng dịch vụ, nắm bắt chính xác nhu cầu thị hiếu tiêu thụ trong nước và trên toàn thế giới; hội nhập một cách tích cực và chủ động vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu triển khai (R&D) của khu vực và trên toàn thế giới; biến Việt Nam thành một trong những nước xuất khẩu quan trọng về chè trên thế giới; phù hợp với những lợi thế cạnh tranh của cây chè ở Việt Nam.
2.1. Quan điểm hoạt động sản xuất sản phẩm.
Trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu theo độ cao với tỷ lệ chè trồng mới thích hợp, tiến hành cải tạo đất nhằm tăng độ mùn, độ màu mỡ, cải biến cơ bản cơ cấu phân bón (trong đó chú trọng bón phân hữu cơ tổng hợp),
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
canh tác kết hợp nông- lâm và VAC (ở hộ gia đình); đẩy nhanh cơ giới hóa trong các các khâu làm đất, thu hoạch, vận chuyển; đưa các loại giống chè nhập nội ( của Ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc, Đài loan, Nhật bản, Indonesia, Kenay) cùng với các bộ giống tiên tiến trong nước nằm cải tạo quỹ gien chè và giống chè Việt Nam hiện nay để trong vòng 5-7 năm tới, phải có tối thiểu 50% diện tích được trồng bằng các giống chè có chất lượng cao để cải thiện chất lượng chè xuất khẩu Việt Nam. Để cải thiện hệ thống canh tác, phải thực hiện các biện pháp về thủy lợi nhằm nâng cao năng suất từ 25-30% hàng năm với diện tích được tưới nước từ 20% hiện nay lên 85-90% vào năm 2015.
Về công nghiệp chế biến, giải pháp tập trung là nâng cấp, hiện đại hóa 100% hệ thống chế biến tập trung; đồng thời xây dựng các mô hình chế biến thích hợp với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng địa bàn nhỏ lẻ phức tạp, xa cơ sở chế biến công nghiệp với thiết bị, dây chuyền sản xuất chè mẫu, kiểu Việt Nam trên cơ sở kế thừa công nghệ tiên tiến của thế giới và các sản phẩm cơ khí khác phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp. Xuất phát từ quan điểm chè không hoạt động độc canh, nên việc mở rộng sản phẩm va khai thác các sản phẩm từ đất chè đang và sẽ được đặt ra một cách cấp thiêt. Sản phẩm từ chè sẽ không chẻ là các loại chè để uống mà còn là các sản phậm phái sinh từ cây chè, đồi chè, là thực phẩm, dược phẩm từ chè( như các loại chè dựoc phẩm, nước chè đóng hộp, chè chữa bệnh, các loại thực phẩm như kẹo chè, bánh chè, các loại mỹ phẩm từ chè…) và các loại sản phẩm ở vùng đất dốc (hoa quả, cây lâm nghiệp, cây lương thực,chăn nuôi..) nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, thiết bị và tăng thu nhập cho người lao động. Các giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm nói trên đặt chất lượng làm yếu tố ưu tiên hàng đầu, ở tất cả các
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khâu của hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch, kiểm tra chất lượng làm, vệ sinh công nghiệp, bảo quản, vận chuyển và dịch vụ nhằm hạ giá thành, tăng quy mô lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm, tạo cơ sở tích lũy, tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Việc nâng cao chất lượng và hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh và dịch vụ sẽ góp phần tiết kiệm ít nhất 10-20% chi phí trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội (than, điện, tiêu hao nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm…)
2.2 Quan điểm hoạt động xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường.
Mở rộng quy mô thị trường theo chiến lược “viết dầu loang”, củng cố quan hệ giao thương cới các tổ chức thương mại, kinh doanh quốc tế trên thế giới và khu vực; phục hồi giữ vững quan hệ giao thương với các bạn hàng truyền thống; thâm nhập một cách chủ động và tích cực các thị trường mới với yêu cầu chất lượng cao, phù hợp với tập quán buôn bán quốc tế, năng động và hiệu quả. Thực hiện bán hàng theo mẫu, theo xuất xứ, bán các sản phẩm chè có đặc tính, hương vị Việt Nam nhằm tận dụng và nâng cao năng lực và lợi thế canh tranh. Thành lập các trung tâm nghiên cứu, tiếp thị, quy hoạch thị trường với sự tham gia của toàn thể thành viên Hiệp hội chè Việt Nam và các tổ chức tư vấn quốc tế nhằm định hướng thị trường, điều chỉnh cơ cấu tiêu thụ, quy mô, phẩm cấp sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam. Dự báo toàn diện về giá cả và thông tin kịp thời cho các nhà kinh doanh chè trong nước và thế giới.
Cải tổ hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý theo hướng tinh, nhậy, thích ứng nhanh với thị trường. Cải tổ toàn diện hệ thống thông tin nhằm phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ điều hành quản lý.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp