Xác định ranh giới hành chính, ranh giới thửa đất

Một phần của tài liệu Quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm micro station, famis để trích lục bản đồ địa chính pptx (Trang 50 - 51)

4. TỔ CHỨC THI CÔNG, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

4.2. Xác định ranh giới hành chính, ranh giới thửa đất

4.2.1. Xác định ranh giới hành chính và ranh giới khu đo

- Căn cứ vào hồ sơ ĐGHC pháp lý đang đƣợc quản lý của xã Tân Hƣng để xác định ĐGHC ở thực địa rồi sau đó mới chuyển lên bản đồ.

- Trong quá trình đo vẽ, nếu phát hiện có sự mâu thuẫn giữa ĐGHC qui định trong hồ sơ ĐGHC và thực tế quản lý của xã thì Đơn vị đo đạc phải có báo cáo bằng văn bản cho Phòng TN&MT huyện Bình Tân và Sở TN&MT Vĩnh Long. Trên bản đồ phải thể hiện cả hai loại đƣờng ĐGHC theo quy định và theo thực tế quản lý ở xã.

- Sau khi đo vẽ phải lập "Biên bản xác nhận thể hiện ĐGHC" theo mẫu ở phụ lục 9. Biên bản có thể lập riêng từng tuyến ĐGHC giữa 2 xã hoặc lập chung với các xã tiếp giáp.

4.2.2. Thu thập giấy tờ cũ, xác định ranh giới thửa đất

- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng, đề nghị các chủ sử dụng đất cung cấp bản sao (không cần công chứng) các giấy tờ liên quan đến thửa đất và cùng chủ sử dụng đất xác định chính xác ranh giới sử dụng đất của từng thửa đất. Riêng đối với khu vực đất ở, đất của các tổ chức, khu đất có giá trị kinh tế cao tại các điểm ngoặt, ở chỗ đoạn cong trên đƣờng ranh giới sử dụng đất sẽ đƣợc đánh dấu mốc bằng cọc gỗ. Đơn vị đo đạc sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, thôn trƣởng của các thôn tổ chức phát phiếu thu thập thông tin thửa đất đến từng hộ dân để thu thập các giấy tờ có liên quan. Sau khi thu thập đồng loạt sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra. Đối với những hộ chƣa cung cấp, đơn vị đo đạc và cán bộ thôn sẽ đến làm việc trực tiếp để thu thập bổ sung. Sau khi thu thập thông tin về chủ sử dụng, thông tin về thửa đất sẽ tiến hành xác định ranh giới mốc giới thửa đất trƣớc khi đo vẽ.

Để ngƣời dân cùng phối hợp tham gia đầy đủ, đơn vị đo đạc phối hợp với Ủy Ban xã, cán bộ thôn lập kế hoạch cụ thể cho từng khu vực và thông báo cho ngƣời dân có đất trong khu vực đó biết để cùng phối hợp trong việc xác định ranh giới mốc giới thửa đất và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.

- Trƣờng hợp thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đƣờng ranh giới chung của thửa đất (mô tả các mốc ranh giới hoặc ghi kích thƣớc từng cạnh thửa) với các thửa đất liền kề và hiện trạng đƣờng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có thì đƣờng ranh giới thửa đất đƣợc xác định theo giấy tờ đó.

- Trƣờng hợp thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có một trong các loại giấy tờ đó nhƣng không thể hiện rõ đƣờng ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề hoặc hiện trạng đƣờng ranh giới của thửa đất đã thay đổi so với đƣờng ranh giới thể hiện trên giấy tờ đó thì việc xác định ranh giới thửa đất thực hiện nhƣ sau:

+ Đơn vị đo đạc có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những ngƣời sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất (phụ lục 10 của Quy phạm 2008); chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những ngƣời sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và ngƣời nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này;

+ Sau mƣời (10) ngày kể từ ngày nhận đƣợc bản mô tả, nếu ngƣời nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất đƣợc xác định theo bản mô tả đó.

Một phần của tài liệu Quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm micro station, famis để trích lục bản đồ địa chính pptx (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)