Đặc điểm về vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long (Trang 33 - 35)

I. Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả

7. Đặc điểm về vốn

Vốn điều lệ của Công ty 23306700000 đồng, vốn điều lệ được chia thành 233067 cổ phần, mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần 100000 đồng. Tỷ lệ sở hữu ban đầu là nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ tương đương là 118864 cổ phần tương ứng với 11886400000 đồng. Cổ đông của công ty nắm giữ 49%

vốn điều lệ tương đương 114203 cổ phần, tương ứng với 11420300000 đồng. Giá trị thực tế doanh nghiệp tại 21/12/2002 là 123586183465 đồng, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 23306700000 đồng. Giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hoá và giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định theo Quyết định số 2350/QĐ-TCKT ngày 17/9/2003 của bộ trưởng bộ công nghiệp về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá.

Bảng 5 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2003-2006 Đơn vị : 1000đ Năm 2003 2004 2005 2006 Vốn vay 134538 130974 111822 102026 Vốn CSH 23378 25515 21275 23126 Tổng nguồn vốn 157916 156489 133097 125152 Vốn vay/Vốn CSH 5.75 5.13 5.26 4.41 Vốn vay/Tổng NV 0.85 0.84 0.84 0.81 Nguồn : Phòng Kế Toán-Tài Chính

Cơ cấu nguồn vốn của công ty được thể hiện ở bảng 5 Ta thấy tổng nguồn vốn của công ty qua các năm là thay đổi liên tục. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thay đổi theo thời gian khi những điều kiện thay đổi. Có bốn nhân tố tác động tới quyết định về cơ cấu vốn.Thứ nhất, rủi ro kinh doanh, thứ hai là chính sách thuế , thứ ba là khả năng tài chính của doanh nghiệp, thứ tư là sự bảo thủ hay phóng khoáng của nhà quản lý. Bốn nhân tố này tác động rất lớn dến mục tiêu cơ cấu vốn.Với mỗi doanh nghiệp cơ cấu vốn tối ưu tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau là khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xác định và đảm bảo kết cấu vốn tối ưu .Có thể thấy cơ cấu vốn vay trên vốn chủ sở hữu là rất cao trên 50% nhưng xu hướng đó giảm dần từ 57.5% năm 2003 xuống còn 44.1% năm 2006.Tỷ lệ vốn vay trên vốn CSH là rất cao trên

nợ quá cao sẽ gây rủi ro cao cho doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến chi phí nợ vay thông qua điều tiết phần tiết kiệm nhờ thuế. Thuế suất cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sủ dụng nợ do phần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên .Nói chung cơ cấu vốn của doanh nghiệp có độ rủi ro rất cao, doanh nghiệp cần nghiên cứu và đưa ra cơ cấu vốn sao cho phù hợp đề phòng rủi ro và chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w