Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long (Trang 25 - 27)

I. Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả

5. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sự biến động trên thị trường xuất khẩu và xu hướng phát triển của thị trường nội địa đã đặt ra cho Công ty cổ phần May Thăng Long những vấn đề mới cần được quan tâm. Công ty đã xác định cho mình mục tiêu là luôn thúc đẩy hoat động xuất khẩu đồng thời cũng rất coi trọng thị trường trong nước. Hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu là may gia công xuất khẩu, hình thức kinh doanh FOB mua NVL bán thành phẩm chưa phát triển đúng mức nên hiệu quả kinh doanh thấp. Mặt khác, tuy sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế: Mỹ, Nhật, EU... nhưng những sản phẩm đó lại không mang nhãn hiệu riêng của công ty nên công ty chưa xây dựng được

hình ảnh tiếng tăm của mình trên thị trường quốc tế. Để có uy tín và chỗ đứng trên thị trường quốc tế công ty cần phải tạo dựng ngay từ trong nước, trên thị trường nội địa.

Thị trường may mặc nội địa là một thị trường đầy tiềm năng mà hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp nước ta quan tâm đúng mức. Đây là một sai lầm của các doanh nghiệp dệt may nói chung và của Công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng.

- Thị trường tiêu thụ nội địa của công ty may Thăng Long được phân bố trên cả nước. sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên cả thị trường miền Bắc, miền Nam và cả miền Trung.

+ Thị trường miền Bắc: đây là thị trường chủ yếu của công ty. Năm 1998, thị trường này chiếm khoảng 96.87% tiêu thụ nội địa. Năm 2000 chiếm 97.4%. Sở dĩ như vậy là do Công ty đã xác định được thị trường miền Bắc là thị trường chính. Trong đó Hà Nội là thị trường điểm .

+ Thị trường miền Trung: công ty cũng xác định đây là thị trường đầy tiềm năng. Trong thời gian tới công ty cần phải đa dạng hoá sản phẩm sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.

+ Thị trường miền Nam: Đây là thị trường có sức mua lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng và cạnh tranh gay gắt. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường miền Nam rất nhiều, riêng ở Thành Phố Hồ Chí Minh có tới hơn 200 doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẵn, gần 5000 cơ sở may tư nhân. Dù sao đây cũng là một thị trường lớn mà doanh nghiệp cần quan tâm.

- Thị trường xuất khẩu của Công ty được chia làm hai loại:

+ Thị trưòng hạn ngạch: EU, Canada số lượng hạn ngạch mà công ty được phân bố chỉ đáp ứng 40% năng lực sản xuất của công ty do vậy lượng sản phẩm xuất vào thị trường này thường bị hạn chế. Để xuất khẩu sản phẩm vào

công ty lại mua lại quota của các doanh nghiệp khác để tăng lượng sản phẩm xuất khẩu.

+ Thị trường phi hạn ngạch: Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Số lượng sản phẩm xuất vào thị trường không hạn chế mà phụ thuộc vào số hợp đồng công ty ký kết và khả năng sản xuất của công ty.

Dù thị trường có hạn ngạch hay không thì những thị trường này luôn bị coi là khó tính vì yêu cầu rất khắt khe về kĩ thuật, công nghệ đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có mẫu mã bao bì đẹp chất lượng cao.

Hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập thị trường WTO thì vấn đề hạn ngạch không còn đáng quan tâm mà quan trong là công ty tự tìm thế đứng của mình trên thị trường nay bằng nhiều phương pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w