Kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh trong những năm qua

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết hợp đồng lao động tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (Trang 48 - 59)

II. Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động

3. Kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh trong những năm qua

3.1. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ

Sản lượng sản xuất tăng mạnh nhất là vào 2 năm 2002 và 2003 với tốc độ tăng tương ứng là 21,34% và 19,34%,nguyên nhân: Công ty đã áp

dụng các biện pháp hợp lý để tận dụng tơí mức đa công suất máy móc thiết bị; tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân làm tăng năng suất lao động; Công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ( năm 2002 dây chuyền sản xuất kẹo chew của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động ). Tuy nhiên, đền năm 2004 và 2005 thì sản lượng sản xuất đã tăng với tốc độ chậm lại ( 9,15% và 4,21%)

nguyên nhân chính là do công ty đã gần đạt đến mức công suất thiết kế. Sản lượng tiêu thụ của Công ty cũng tăng dần qua các năm; đạt mức cao nhất vào năm 2002 với tốc độ là 25,17%, đây là năm dây chuyền sản xuất kẹo chew của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động và tạo nên “ cơn sốt ” về mặt hàng này trên thị trường. Vịêc sản lượng tiêu thụ có tốc độ tăng giảm sút vào các năm 2003, 2004 và 2005 có thể giải thích là: do những thị trường trọng điểm của công ty đã gần đạt đến mức độ bão hoà; do sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn như Kinh Đô, Hải Châu, Biên hoà…; do sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế mặt hàng bánh kẹo. Năm 2005, tốc độ tiêu thụ đạt 5,02% có thể coi là một thành công lớn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động theo chiều hướng bất lợi.

3.2. Doanh thu và lợi nhuận

Việc sản lượng tiêu thụ tăng dần qua các năm đã kéo theo doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cũng tăng dần nhưng không cùng một tỷ lệ. Năm 2002 và 2004 là hai năm có tốc độ tăng nhanh nhất, cụ thể: năm 2002, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận lần

lượt là 17,62% và 41,13% còn năm 2004 thì lần lượt là 19% và 41,85%. Điều này có thể được giải thích như sau:

Năm 2002, dây chuyền sản xuất kẹo chew của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động và không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, việc sản xuất kinh doanh được tổ chức lại một cách hợp lý, cùng với sự đồng tâm nhất trí của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2001-2005

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng sản xuất Tấn 9945 12067 1441 15719 16380

Sản lượng tiêu thụ Tấn 9547 11950 14113 15562 16343 Doanh thu Tỷ đồng 226,5 226,4 290,5 345,7 375,2 Gía trị SXCN Tỷ đồng 185,34 225,1 250,21 295,66 320,45 Lợi nhuận ròng Tỷ đồng 6.2 8,75 10,25 14,54 17,06 Thuế và các khoản nộp Tỷ đồng 8.62 11,5 14,89 18,17 20,1 Nguồn: phòng TC – KT

Bảng 7: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai đoạn năm 2001- 2005

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004 CL TL (%) CL TL(%) CL TL(% ) CL TL(%) Sản lượng sản xuất Tấn 2122 121,34 2334 119,34 1318 109,1 5 661 104,21 Sản lượng tiêu thụ Tấn 2403 125,17 2163 118,1 1449 110,2 7 781 105,02 Doanh thu Tỷ đồng 39,9 117,62 24,1 109,05 55,2 119 29,5 108,53 Gía trị SXCN Tỷ đồng 39,76 121,45 25,11 111,16 45,45 118,1 6 24,79 108,38 Lợi nhuận ròng Tỷ đồng 2,55 141,13 1,5 117,14 4,29 141,8 5 2,52 117,33 Thuế và các khoản Tỷ đồng 2,88 133,41 3,39 129,48 3,28 122,0 3 1,93 110,62

nộp NS

Nguồn: phòng TC – KT

Mặc dù kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong 5 năm trở lại đây (2001- 2005) là tương đối khả quan nhưng công ty cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, đó là: việc nâng công suất trong hoàn cảnh hiện tại là không khả thi vì thiếu vốn và đặc biệt là mặt hàng sản xuất, những thị trường trọng điểm của Công ty gần đạt đến mức bão hoà và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ lớn như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu… Vì vậy, trong những năm tới đây để tiếp tục duy trì kết quả này, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cần đạt được những mục tiêu sau: ổn định quy mô, tăng cường đầu tư chiều sâu để trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, có trang thiết bị hiện đại để có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu bánh kẹo mạnh ở trong và ngoài nước.

4.Tổng quát về cơ cấu tổ chức của công ty

4.1. Bộ máy quản trị của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Nguồn: Phòng HC-TH

4.2. Đặc điểm của bộ máy quản trị

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó TGĐ tài chính chính Phòng kinh doanh

Ban kiểm soát

Phòng tài chính kế toán Nhà ăn Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Phó TGĐ kinh doanh Phòng HC-TH Phòng kĩ thuật Phòng vật tư CN TP HCM Phòng y tế Bộ phận VP CN Đà Nẵng Kho đội xe Phòng LĐ-TL

XN thực phẩm Việt trì XN Hà Nội XN bột dinh dưỡng Nam Định Đại hội đồng cổ đông

Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến- chức năng. Theo đó các công việc hàng ngày ở các xí nghiệp thực phẩm Việt trì, xí nghịêp Hà Nội và xí nghịêp bột dinh dưỡng Nam Định thuộc trách nhiệm của giám đốc các xí nghiệp này. Tuy nhiên, các kế hoạch và các chính sách dài hạn phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện của công ty để phối hợp giữa các xí nghiệp thực hiện mục tiêu chung của công ty. Tổng giám đốc lãnh đạo công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng giám đốc được sự giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia, hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quýêt định những vấn đề ấy vẫn thuộc về Tổng giám đốc. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được Tổng giám đốc thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Kiểu cơ cấu tổ chức này đã giúp cho công ty có thể hoạt động hiệu quả ở cả hai cấp công ty và xí nghiệp thành viên trong trong điều kiện bộ máy quản trị cồng kềnh, phức tạp. Công tác quản lý tập trung ở công ty, đồng thời các xí nghiệp thành viên được tăng quyền chủ động , tự chịu trách nhằm thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh thống nhất toàn công ty. Đồng thời mô hình này cho phép tổ chức thực hiện nhiều loại sản phẩm của công ty tổng hợp hơn, từ đó có thể tăng lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp.

4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

Bao gồm các cổ đông có quỳên biểu quýêt, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quỳên và nhiệm vụ được quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Cụ thể là: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Bầu, miễm nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; quyết định sửa đổi bổ sung Điều lệ của công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; thông qua định hướng phát triển công ty.

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên đại diện Nà nước ( chiếm 51% vốn cổ phần) và 2 thành viên là 2 cổ đông có vốn lớn nhất. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty.

Ban kiểm soát:

Là bộ phận có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và bộ máy quản lý của Công ty về các hoạt động: tài chính, chấp hành Điều lệ Công ty trong các quyết định, nghị định của Hội đồng quản trị cũng như việc chấp hành pháp luật. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát được quy định cụ thể tại Luật doanh nghịêp và Điều lệ của công ty.

Tổng giám đốc:

Là người đại diện theo pháp lụât của Công ty, có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của Công ty và chịu mọi trách nhiệm trước Hội

đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng: phòng hành chính tổng hợp, phòng kĩ thuật và điều hành các xí nghịêp thành viên: xí nghiệp Hà Nội, xí nghịêp thực phẩm Vịêt Trì, xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định. Phó tổng giám đốc tài chính:

Là người chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính, quản lý vốn và các nguồn ngân quỹ. Xác định ngân quỹ cho hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về hiệu quả sinh lợi của Công ty, trực tiếp phụ trách phòng tài chính kế toán.

Phó tổng giám đốc kinh doanh:

Có chức năng và nhiệm vụ quản trị nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, trực tiếp quản lý phòng vật tư, phòng kinh doanh, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, hệ thống phân phối qua các đại lý, nhóm Marketting, kho và đội xe.

Phòng kinh doanh:

Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối kế hoạch, điều độ sản xuất, ký hợp đồng và thực hiện việc theo dõi tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thăm dò thị trường, xây dựng các chiến lược tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập các kế hoạch phát triển Công ty. Phòng tài chính kế toán:

Có chức năng huy động vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Xác định giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, thanh toán các khoản nợ vay và trả, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.

Phòng kĩ thuật:

Có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật cơ điện, công nghệ; theo dõi việc thực hiện quá trình công nghệ đảm bảo chất lượng, mẫu mã sản

phẩm, nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm mới, đảm bảo kỹ thuật của dây chuyền sản xuất, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Duy tu bảo dưỡng các thiết bị máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị vật chất.của Công ty.

Phòng hành chính tổng hợp:

Có chức năng bảo đảm an ninh, an toàn cho cán bộ công nhân viên chức của công ty. Đảm bảo các chế độ chăm sóc vệ sinh, sức khoẻ, bữa ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên. Lập định mức thời gian cho sản phẩm, tính lương thưởng, tuyển lao động, phụ trách vấn đề cán bộm, bảo hiểm , tiếp khách.

Phòng vật tư:

Có chức năng dự báo nhu cầu vật tư, cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp đồng thu mua vật tư và tổ chức theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm:

là nơi giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà Công ty sản xuất, đồng thời giao dịch và bán các mặt hàng trên.

Hệ thống kho:

Bao gồm kho thành phẩm và kho nguyên vật liệu có chức năng cất giữ, bảo quản và tổ chức xuất-nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, sản phẩm. Hiện công ty có khoảng 10 kho và thuê ngoài khoảng 1000m để dự trữ hàng hoá.

Đội xe:

Có chức năng vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đúng thời gian và địa điểm theo yêu cầu của công ty và khách hàng, đảm bảo hoạt động sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục, thông suốt.

Có chức năng tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường miền Trung và mìên Nam, không có chức năng sản xuất.

Các xí nghịêp:

Xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định, xí nghịêp thực phẩm Việt Trì và xí nghiệp Hà Nội đều có chức năng sản xuất các loại bánh kẹo và các sản phẩm thực phẩm khác.

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết hợp đồng lao động tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w