Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết hợp đồng lao động tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (Trang 30 - 48)

II. Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động

3. Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Sự phát triển phong phú, đa dạng của các thành phần kinh tế cũng phát sinh những phức tạp về quan hệ lao động mà biểu hiện là xuất hiện ngày càng nhiều các vụ đình công. Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể và đình công là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao động. Do đó, thực hiện những biện pháp nhằm góp phần hạn chế các vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Qua một số vụ đình công , chúng ta có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây :

* Về phía người sử dụng lao động :

- Hầu hết những đơn vị đã xảy ra đình công đều xuất phát từ việc người sử dụng lao động vi phạm Bộ Luật Lao động, làm thiệt hại quyền lợi hợp pháp của người lao động. Một số giám đốc doanh nghiệp đã lợi dụng thế yếu của người lao động như cần việc làm, kém hiểu biết về pháp luật lao

động, không dám thắc mắc, khiếu nại hoặc thiếu kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước nên kéo dài tình trạng vi phạm pháp luật lao động, tạo nên sự phản ứng tập thể của người lao động. - Một số giám đốc doanh nghiệp có thái độ trù dập người lao động khi người lao động đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng, thực hiện sa thải, chấm dứt họp đồng lao động vô cớ, xử lý kỷ luật sai quy định. Một số trường hợp người sử dụng lao động là người nước ngoài đối xử thô bạo với người lao động Việt Nam, và hai bên chưa hiểu rõ phong tục tập quán, ngôn ngữ của nhau nên trong quan hệ lao động thường nảy sinh tình trạng căng thẳng, cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động tập thể và đình công.

* Về phía tập thể người lao động :

Đặc điểm của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân là phần lón người lao động còn trẻ xuất thân từ nông nghiệp hoặc học sinh mói rời ghế nhà trường chưa trảI qua môi trường lao động công nghiệp nên tác phong công nghiệp kém, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế chưa nhận thức một cách đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, dễ bị kích động, lôi kéo. Có một số trường hợp hiểu biết pháp luật chưa đúng, đưa ra các yêu sách ngoài quy định của pháp luật lao động, như xe đưa đón, tiền ăn giữa ca, tiền thưởng... nhưng không có tổ chức công đoàn (CĐ) để giáo dục, nhắc nhở đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp thỏa đáng (80% vụ đình công xảy ra ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức CĐ).

Từ những mặt hạn chế nói trên của người lao động làm cho người lao động có biện pháp đối phó như : đưa ra những quy định khắc phục, hoặc xử lý kỷ luật... tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ lao động dẫn đến phát

sinh tranh chấp, lôi cuốn nhiều người tham gia một cách tự phát, không tuân theo trình tự, thủ tục quy định.

* Đối với cơ quan quản lý Nhà nước :

Việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động đến các doanh nghiệp không đồng bộ, chậm và chưa sâu, chưa rộng. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan liên ngành chưa đều và chưa thường xuyên. Hàng năm, số doanh nghiệp được tiến hành kiểm tra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong việc thực hiện pháp luật lao động chỉ đạt khoảng 15% so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Mặt khác, ở một số doanh nghiệp, các kiến nghị của đoàn kiểm tra chưa đm)c chấp hành nghiêm túc nhưng cũng chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng.

3.1 Tranh chấp lao động

* Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.

- Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

3.2 Giải quyết tranh chấp

- Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;

- Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;

- Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật;

- Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.

* Việc giải quyết tranh chấp lao động tại các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

* Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động các bên tranh chấp có quyền:

- Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp;

- Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp;

- Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.

* Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, các bên tranh chấp có nghĩa vụ:

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động;

- Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân.

* Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu các bên tranh chấp lao động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ; trưng cầu giám định, mời nhân chứng và người có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

I.Khái quát chung về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty

1.1Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Tên viết tắt: HAIHACO

Tên giao dịch bằng tiếng anh: HAI HA CONFECTINERY JOINT- STOCK COMPANNY

Trụ sở chính: số 25 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04.9632965 Fax: 04.8631683

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0103003614 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 1 năm 2004.

Mã số thuế: 0101444379

Tài khoản ngân hàng: 1020.10000054566 tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Vốn điều lệ: 36.500.000.000 Email: haihaco@hn.vnn.vn

Webite: http:// www.haihaco.com.vn

Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 778/13 Nguyễn Kiệm-P4 quận Phú Nhuận.

Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng: 134 Phan Thanh, quận Thanh Khê.

1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp quản lý. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành với nhiều bước thăng trầm gắn liền với từng thời kì phát triển. Qúa trình phát triển có thể tóm tắt như sau:

1.2.1 Giai đoạn 1959-1960

Tháng 1 năm 1959, Tổng công ty Nông thổ sản miền Bắc( trực thuộc Bộ Nội thương ) cho xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt chân châu ( tapioca) với 9 cán bộ công nhân được Tổng công ty cử sang do đồng chí Võ Trị làm giám đốc.

Từ giữa năm 1959 đến tháng 4 năm 1960 thực hiện chủ trương của Tổng công ty Nông thổ sản Miền Bắc, cán bộ công nhân viên trong công ty đã

bắt tay vào nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất mặt hàng miến từ nghuyên liệu đậu xanh để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Ngày 25 tháng 12 năm 1960, Xưởng miến Hoàng Mai được thành lập đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho quá trình sản xuất sau này của Công ty.

1.2.2 Giai đoạn 1961-1967

Từ năm 1961-1965, Xưởng miến Hoàng Mai tập trung nhân lực và mở rộng sản xuất mặt hàng miến. Đồng thời đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất mặt hàng xì dầu cung cấp nước chấm cho thị trường, chế biến tinh bột ngô cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Pin Văn Đỉên. Năm 1966, Viện thực vật chọn xí nghiệp làm cơ sở sản xuất và thực nghiệm các đề tài thực phẩm, để phổ biến cho các địa phương, nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ. Từ đó, theo quyết định của Bộ Công nghịêp nhẹ, Xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy thực nghịêm thực phẩm Hải Hà trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm quản lý. Ngoài sản xuất tinh bột, bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, tưong nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bánh mỳ bột dinh dưỡng và bước đầu nghiên cứu mạch nha.

Giữa tháng 6 năm 1970, thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm, Nhà máy chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/ năm và đổi tên thành: Nhà máy thực phẩm Hải Hà với số cán bộ công nhân viên là trên 500 người, có nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, mạch nha, tinh bột.

Tháng 12 năm 1976 Nhà máy được mở rộng với công suất lên tới 6000 tấn/năm.

Năm 1980, thực hiện Nghị quyết TW lần thứ 6 khoá V, Nhà máy chính thức thành lập bộ phận sản xuất phụ là rượu và thành lập nhóm công tác thiết kế cơ bản.

Từ năm 1981, Nhà máy chuyển sang Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi là Nhà máy thực phẩm Hải Hà.

Năm 1987, Nhà máy đổi tên thành Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà trực thuộc Bộ công nghệ và công nghiệp thực phẩm.

1.2.4 Giai đoạn từ 1992-nay

Tháng 7 năm 1992, theo Quyết định 216/ CNN-LĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ ngày 24 tháng 3 năm 1992, nhà máy đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch Haihaco thuộc bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Năm 1993, Công ty liên doanh với Công ty Kameda Nhật Bản thành lập liên doanh HaiHa-Kotobuki.

Năm 2005, Công ty liên doanh với công ty của Hàn Quốc thành lập liên doanh HaiHa-Miwon.

Tháng 6 năm 1996, Công ty sáp nhập thêm nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định.

Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của chính phủ, theo Quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/14/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, năm 2004 công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ cổ phần góp chi phối (51% vốn điều lệ).

Sơ đồ 2: sơ đồ cơ cấu sản xuất của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà XN Hà Nội XN kẹo Máy trộn nguyên liệu XN kẹo chew XN phụ trợ, phục vụ

Kẹo gôm Tổ điện

nước Đội xe Kẹo cứng Kẹo mềm Quạt làm nguội Máy đóng thành phẩm Nơi bao gói Máy tạo hình Máy bơm nhân Nồi nấu nguyên liệu Nồi nấu nhân XN bánh

Nguồn: phòng kĩ thuật

Hiện nay công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có 3 xí nghiệp là thành viên là:

Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì: sản xuất bánh kẹo và một số sản phẩm phụ khác, mỳ ăn liền, nước giải khát, kẹo Jelly khuôn và Jelly cốc.

Xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định: sản xuất bột dinh dưỡng, bột canh và bánh kem xốp các loại.

Xí nghiệp Hà Nội có 4 xí nghiệp trực thuộc được coi như là 4 phân xưởng là:

+ Xí nghiệp bánh gồm 4 nghành: bánh kem xốp, bánh Biscuit, bánh mặn và bánh cracker.

+ Xí nghiệp kẹo gồm 3 nghành: kẹo cứng, kẹo mềm và kẹo gôm. + Xí nghiệp kẹo chew gồm nghành kẹo chew.

+ Xí nghịêp phụ trợ và phục vụ gồm 3 nghành: tổ điện nước, đội xe và kho vận.

Với đặc thù là một doanh nghịêp có quy mô lớn nên tại xí nghiệp Hà Nội, công ty đã áp dụng loại hình sản xuất khối lượng lớn. Theo sơ đồ 2: tại mỗi nơi làm việc chỉ tiến hành thực hiện một công đoạn của sản phẩm như máy trộn nguyên liệu, máy tạo hình có nhiệm vụ tạo ra những hình ảnh cho sản phẩm theo yêu cầu…;Sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng như nồi nấu nhân, máy bơm nhân, máy tạo hình…; Hình thức tổ chức các bộ phận sản xuất theo đối tượng mỗi phân xưởng chỉ sản xuất một loại sản phẩm như: tại xí nghiệp bánh chỉ chuyên sản xuất bánh, xí nghiệp sản xuất kẹo thì chuyên sản xuất kẹo…Với loại hình sản xuất với khối lượng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty áp dụng phương pháp dây

chuyền, do đó nghuyên liệu được vận động theo một hướng nhất định và có đường di động ngắn nhất giúp cho thời gian sản xuất ít bị gián đoạn, đảm bảo 3 ca trong một ngày làm việc. Các xí nghiệp sản xuất bánh, kẹo, kẹo chew và xí nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất được bố trí theo quá trình công nghệ đã đảm bảo tính liên tục của sản xuất, vân chuyển hợp lý, an toàn kỹ thuật vệ sinh lao động. Một cơ cấu sản xuất hợp lý góp phần nâng cao năng suất lao động nhơ chuyên môn hoá công nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.

2.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty.

2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm.

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh với mặt hàng chủ yếu là bánh kẹo, ngoài ra còn sản xuất bột dinh dưỡng trẻ em tại xí nghịêp ở Nam Định và một số mặt hàng thực phẩm tại xí nghiệp ở Việt Trì. Hiện nay, danh mục hàng hoá của Công ty rất đa dạng với nhiều chủng loaị khác nhau ( khoảng 150 loại). Trong đó sản phẩm kẹo chiếm 55-56%, bánh các loại khoảng 35-45%.

Ngoài ra vào các dịp lễ tết, Công ty còn sản xuất các loại bánh kẹo hộp với chủng loại và mẫu mã đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng như: bánh Sultana, bánh Ambrosia, bánh hộp Time…

Bảng 1: Các loại sản phẩm chính của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải

Sản phẩm bánh Sản phẩm kẹo

Biscuit Cracker Kem xốp Kẹo cứng Kẹo mềm

Kẹo dẻo Kẹo chew -Dừa sữa -Bông cúc - Thuỷ tiên - Vanilla - Petpet -Dừa hoa quả - Vennuss a - Paradise - Bisavita -Speed cam - Taro - Sôcôla - Kẹo CN dừa -Kẹocam - Kẹo tây du ký - Xốp táo - Keọ lạc - Kẹo dâu - Kẹo cốm - Sữa dừa - Jelly - Chipchip - Jelly cốc - Cam - Dâu - Nho - Dưa bở Nguồn: phòng kinh doanh

Thành phần chủ yếu của bánh kẹo bao gồm: đường, mạch nha, bột mỳ, sữa, hương liệu… với một tỷ lệ nhất định cho mỗi loại sản phẩm. Đây là các loại nguyên liệu hữu cơ, dễ bị vi sinh phá huỷ nên thời gian bảo quản

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết hợp đồng lao động tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (Trang 30 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w