Dự báo và triển vọng thị trường hàng may mặc thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Sản Xuất_Xuất Nhập Khẩu Dệt May sang thị trường EU (Trang 46 - 48)

Vừa qua, các nghiệp đoàn tự do (ICFTU) đã cảnh báo về nguy cơ

ngành dệt may thế giới sau khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ kể từ đầu năm 2005, có thể bị mất tới 40 triệu việc làm, nhất là ở những nước đang phát triển, và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc và Ấn Độ, do hai quốc gia này dồi dào nhân công giá rẻ.

Hệ thống hạn ngạch có từ thập kỷ 1970 buộc các thương hiệu quốc tế chủ chốt phải đặt hàng ở nhiều nước như: Bangladesh, Campuchia, Dominicana, Guatemala, Philippines, . . . Tổ chức ICFTU hiện có 148 triệu đoàn viên ở 152 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cho rằng, việc xóa bỏ mức trần xuất XK chắc chắn sẽ có lợi cho Trung Quốc là nước có sức cạnh tranh lớn nhờ chi phí lao động rẻ. ICFTU đã trích dẫn dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, Trung Quốc sẽ chiếm tới 50% xuất khẩu hàng dệt thế giới vào năm 2010 so với mức 25% hiện nay. Tổ chức ICFTU cũng kêu gọi các nhà cung ứng, Cty gia công, các nhà phân phối, chính phủ và các tổ chức quốc tế. . . hãy khẩn trương xây dựng các chính sách hội nhập để ngăn chặn khả năng mất đi hàng triệu việc làm trong ngành dệt may.

Ngành dệt may châu Á vẫn phát triển mạnh mặc dù bị tác động bởi việc chấm dứt chế độ hạn ngạch từ đầu năm 2005. Hàng dệt may xuất khẩu của các cường quốc dệt may như Trung Quốc sang các thị trường châu Á và Mỹ tăng đột biến trong nửa đầu năm 2005 nhưng đã nhanh chóng giảm mạnh

sau khi Trung Quốc với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đạt được một số thỏa thuận về bảo hộ hàng nội địa.

Năm 2003, Trung Quốc chiếm 17% thị phần hàng dệt may thế giới. WTO cho rằng thị trường này sẽ chiếm 50% thị phần thế giới trong vòng 3 năm tới, chỉ tính riêng ở Mỹ, các nhà sản xuất hàng dệt may Trung Quốc đã xuất khoảng 42 tỷ USD hàng dệt may vào năm 2006. Hiện xuất khẩu của Trung Quốc (TQ) vẫn đang tăng mạnh. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu quần áo và đồ phụ liệu của nước này đạt 4, 5 tỷ USD tăng 19%, xuất khẩu chỉ và sợi đạt 2, 44 tỷ USD tăng 26%. Tuy nhiên ngành dệt Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu, do tốc độ phát triển quá nóng.

Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới với 30% thị phần châu Âu và 25% ở Mỹ. Trong khi đó thị phần hàng dệt may xuất khẩu trên thị trường Mỹ của Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và VN đã tăng từ 23% năm 2004 lên 24% năm 2005 về sản lượng và từ 20, 5% lên 22, 7% về giá trị. Các nước xuất khẩu hàng dệt may của châu Á như Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Campuchia, Indonesia và VN đã cạnh tranh hiệu quả để tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ và EU.

Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh có thể giúp Nam Á trở thành trung tâm dệt may lớn trên thế giới nếu 3 quốc gia này hợp tác với nhau.

Chính phủ Ấn Độ đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lụa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời cũng áp thuế chống bán phá giá đối Nhãn hiệu hàng “Made in China” có thể chiếm khoảng 50% thị phần hàng dệt may thế giới vào năm 2007 sau khi WTO bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may, thúc đẩy các nhà sản xuất Trung Quốc và các nhà bán lẻ toàn cầu chiếm thị phần của các nhà xuất khẩu nhỏ lẻ.

với sợi nylon từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonêsia và Malaysia. Peru đang hy vọng phía Trung Quốc sẽ tự điều chỉnh xuất khẩu hàng dệt may sang Peru, nhằm tránh việc Peru phái tái áp dụng các biện pháp hạn chế.

Thị phần Mỹ của các nước Trung Mỹ đã giảm đáng kể trong quý I/2006, do phải cạnh tranh khốc liệt với các nước Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan.

Trong khi đó, các DN Việt Nam cũng đang nỗ lực để đẩy nhanh kim ngạch XK sang các thị trường:Xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục bứt phá và trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu vào loại cao nhất. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, trong 20 ngày đầu tháng 5, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã đạt trên 300 triệu USD. Và số liệu thống kê sơ bộ 10 ngày cuối tháng 5 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 200 triệu USD. Với kết quả này cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 5 đạt trên 500 triệu USD, tăng mạnh so với tháng 4 và so với cùng kỳ năm ngoái

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Sản Xuất_Xuất Nhập Khẩu Dệt May sang thị trường EU (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w