Bảng 8: Dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 9: Dư nợ theo thời gian

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ (Trang 36 - 49)

Nội tệ 1101 978 1452 59 48 51 -123 474 Ngoại tệ 775 1079 1389 41 52 49 304 310

Năm 2006 có sự tăng trưởng lớn về dư nợ ngoại tệ so với năm 2005 đó là do chi nhánh đã giải ngân một số dự án lớn...Tuy nhiên đến năm 2007 thì tỷ trọng này lại giảm.

Bảng 8: Dư nợ theo thành phần kinh tế (Đơn vị: tỷ đồng)

Thành phần 2005 2006 2007 2005 2006 2007 06/05Tỷ trọng(%) chênh lệch07/06 DNNN 1161 1245 1519 62 61 54 84 274 DNNQD 660 757 1167 35 36 41 97 410 Hộ cá nhân 55 56 155 3 3 5 1 99

(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Ta thấy, tỷ trọng cho vay các DNNN chiếm phần lớn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Năm 2007 tỷ trọng cho vay các DNNN đã giảm hơn so với năm 2006, 2005 nhưng chưa nhiều. Tỷ trọng cho vay năm 2007 đối với DNNQD đã tăng lên nhưng chưa đáng kể. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang dần dần chuyển hướng cho vay, không tập trung quá nhiều vào các DNNN mà nâng cao dần tỷ trọng cho vay các DNNQD.

Bảng 9: Dư nợ theo thời gian. (Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tỷ trọng(%) Chênh lệch 2005 2006 2007 06/05 07/06 Nợ ngắn hạn 988 1269 1730 53 62 61 281 461 Nợ trung, dài hạn 888 788 1110 47 38 39 -100 322

(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2005-2007)

Dư nợ trung và dài hạn năm 2006 đã giảm rất nhiều trong giới hạn cho phép của trung ương (45% trên tổng dư nợ) và tập trung vào cho vay ngắn hạn. Chi nhánh cần có biện pháp cân đối giữa nguồn huy động và thời hạn cho vay cho phù hợp như tăng cho vay trung dài hạn lên 45% trên tổng dư nợ để tránh rơi vào tình trạng không có khả năng hạch toán khi đến hạn. Và đến năm 2007 ngân

Tổng doanh số cho vay thu nợ

Doanh số cho vay tính đến 31/12/2007 đạt 6445.2 tỷ đồng tăng 20.1% so với năm 2006; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng so với các năm trước do chi nhánh đã khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường thông qua công tác tiếp thị, chính sách lãi suất, tinh thần thái độ phục vụ tận tình đối với khách hàng.

Doanh số thu nợ đạt 5661.2 tỷ đồng (31/12/2006) tăng 9% so với năm 2006. Ta thấy cho vay trung dài hạn tăng lớn hơn tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn nên tốc độ tăng doanh số thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh số cho vay là điều đương nhiên.

Như vậy trong năm 2007, chất lượng tín dụng cơ bản là tốt, song mức nợ quá hạn có tăng hơn so với năm 2006. Nguyên nhân do số nợ xấu của chi nhánh rơi vào một số khách hàng là Công ty trách nhiệm hữu hạn và vay đời sống mà nguồn trả nợ từ tiền lương, đang gặp khó khăn về tài chính.

2.2.3 Công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán Quốc tế

Bảng 10: Quy mô mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế. (Đơn vị: triệu USD)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

DS mua ngoại tệ 299 369 366

DS bán ngoại tệ 313 372 380

DS thanh toán quốc tế

442 550 540

(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)

Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh bằng so với năm 2006, đạt 100% kế hoạch năm 2007. Phí thu được là 2779 triệu đồng, cao nhất từ trước tới nay. Có được kết quả vượt bậc trên là do Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thuyết phục khách hàng thực hiện giao dịch kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mạng lại lợi nhuận từ tiền gửi ký quỹ bằng VNĐ.

Doanh số thanh toán quốc tế đạt 540 triệu USD năm 2007 bằng 98.2% so với năm 2006, đạt 90% kế hoạch năm 2007 trong đó chuyển tiền là 79 triệu USD, thanh toán L/C là 459 triệu USD.

Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union: Doanh số chuyển tiền là 896 nghìn USD, giảm 304 nghìn USD so với năm 2006. Phí thu được từ dịch vụ kiều hối là 142 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.6% tổng thu dịch vụ.

2.2.4 Công tác kế toán, ngân quỹ và phát triển dịch vụ thanh toán

Trong năm 2007, công tác kế toán ngân quỹ, đã được đảm bảo an toàn chính xác, kịp thời cho khách, đảm bảo quản lý tốt tài sản, tiền vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao. Tổng doanh số thanh toán năm 2007 đạt 347975 tỷ đồng, bằng 163% năm 2006.

Bảng 11 Quy mô tài chính, thanh toán, kế toán ngân quỹ (Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1.Tổng doanh số thanh toán 160537 213.482 347975

Tiền mặt (%) 3.306% 2.45% 1.9%

Chuyển khoản (%) 96.7% 97.55% 98.1%

2. Doanh số thanh toán điện tử

Chuyển tiền điện tử đi 75.511 94.425 141.63

Chuyển tiền điện tử đến 75.523 96.17 145.9

Chuyển tiền điện tử liên NH

Thanh toán bù trừ 1123

3. Doanh số thu chi tiền mặt

Doanh số thu tiền mặt 5237 6260 11878

Doanh số chi tiền mặt 5230 6250 11909

4. Doanh số tài chính

Tổng thu 406.718 575.520 808.164

Tổng chi 340.135 498.213 728.676

Tổng thu nhập 67.469 79.648 115.49

Hệ số lương làm ra đạt được 1.7 1.81 1.63

Chi quản lý và công vụ 5182

Thu dịch vụ 9.9 19.2 23.3

(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007) Chênh lệch lãi suất năm 2007: lãi suất đầu vào đạt 0,78%, lãi suất đầu ra đạt 1.01%, chêch lệch lãi suất đạt 0,23% cao hơn so với năm 2006 không

Năm 2007 tổng số thẻ ghi nợ ATM chi nhanh đã phát hành là 16255 thẻ đạt 163% kế hoạch năm 2007. Phí thu được từ dịch vụ thẻ là 313 triệu đồng, chiếm 1.4% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Qua các bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh trên ta thấy quy mô hoạt động của chi nhánh Láng Hạ ngày càng được mở rộng và nâng cao với đầy đủ các hình thức kinh doanh. Sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh phản ánh chất lượng cán bộ của chi nhánh đã được nâng cao rõ rệt, cùng với nền tảng của hiện đại hoá công nghệ thông tin tạo cơ sở cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời các số liệu cũng cho thấy được những hạn chế mà chi nhánh cần phải điều chỉnh để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn trong thời gian tới.

2.3 Hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ

2.3.1 Quy trình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ

Quy trình cho vay được tiến hành theo 3 bước: + Thẩm định trước khi cho vay

+ Kiểm tra, giám sát trong khi vay

+ Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi vay Có thể chi tiết theo các nội dung sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng, CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay

- Hồ sơ pháp lý:

+ Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền + Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp

+ Quyết định thành lập đối với công ty TNHH một thành viên + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vv…….

- Hồ sơ khoản vay

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh

+ Các báo cáo tài chính ba năm gần nhất

+ Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán + Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn vv….

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay

+ Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản + Giấy tờ chứng nhận bảo hiểm tài sản

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, xác thực của các loại giấy tờ. Đối với các báo cáo tài chính và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả, CBTD sẽ tiến hành thẩm tra, phân tích và thẩm định ở các bước sau để đưa ra các quyết định hợp lý

- Kiểm tra mục đích vay vốn: CBTD sẽ kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành. Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh

- Về khách hàng vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về

+Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn

+ Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuât, quy trình công nghệ hiện có của doanh nghiệp

+ Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Đánh giá tài sản đảm bảo khoản vay (nếu có)

- Về phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư

+ Tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư

+ Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư

+ Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp

+ Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo, chuyên đề về từng ngành nghề

+ Tìm hiểu các phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư cùng loại Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra, xác minh thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng - Thông qua trung tâm thông tin tín dụng

- Các bạn hàng đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và các khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty

- Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn / trước đây đã vay vốn - Các phương tiện thông tin đại chúng các cơ quan pháp luật Bước5: Phân tích ngành

CBTD phân tích những nôi dung sau để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại

- Xu hướng phát triển của ngành

- Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước

- Những thay đổi về điều kiện lao động

- Chính sách của chính phủ: Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp - Vị thế của doanh nghiệp trong ngành

- Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại Bước 6: Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn

+ Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp

- Tìm hiểu chung về khách hàng

- Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý - Mô hình tổ chức,bố trí lao động của doanh nghiệp

- Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo

+ Phân tích, đánh giá khả năng tài chính

Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính ngay cả các báo cáo đã được kiểm toán nhiều khi không phản ánh đúng sự thật, có thể bị điều chỉnh có dụng ý. Việc kiểm tra bao gồm việc xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu…

Bước 2: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính CBTD sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính thực hiện thông qua việc phân tích kết cấu tình hình tài sản và nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh;

phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn; phân tích diễn biến và sử dụng vốn lưu động ròng. Việc phân tích này tạo ra các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn.

Ngoài ra, CBTD sẽ dựa vào các hệ số tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp qua việc xem xét mối liên hệ giữa các hệ số. Có nhiều quan điểm phân tích tài chính trong mối quan hệ với khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các hệ số được tính toán là:

+ Hệ số về khả năng sinh lời

+ Hệ số về khả năng tiêu thị sản phẩm + Hệ số về hoạt động kiểm soát chi phí + Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn

+ Hệ số về khả năng thanh toán + Các tỷ lệ hoàn trả

+ Hệ số về đòn bẩy tài chính Bước 7: Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

CBTD xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên những khía cạnh sau:

- Xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng với các chi nhánh trong hệ thống NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ và của NHNNo & PTNT Việt Nam về: dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn (nêu rõ nợ quá hạn), mục đích của các khoản vay, doanh số cho vay, thu nợ, mức độ tín nhiệm. Khách hàng phải thoả mãn yêu cầu không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNNo & PTNT Việt Nam mới được vay mới.

- Xem xét quan hệ tiền gửi: Xem xét số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu của khách hàng tại các chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam và tại các ngân hàng khác

Bước 8: Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu như khoản vay được phê duyệt CBTD tiến hành tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa vào đơn xin vay của doanh nghiệp (số tiền rải ngân, thời hạn, lãi suất dự tính). Lưu ý rằng có thể lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn là không cao như mong muốn nhưng bù lại doanh nghiệp luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao thì cũng mang lại lợi ích cho ngân hàng.

Bước 9: Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

CBTD sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về phương án sản xuất kinh doanh bao gồm: tính hợp pháp của mục đích sử dụng vốn vay, cơ cấu sản phẩm dịch vụ, nhu cầu vốn. nguồn vốn sử dụng, thời gian thực hiện.

- Đánh giá thị trường tiêu thụ nhằm xem xét tính khả thi của của phương án tiêu thụ sản phẩm, qua đó đưa ra các dự tính về doanh số bán hàng bao gồm: đánh giá về sản phẩm, nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai, phương thức và mạng lưới tiêu thụ, các chính sách bán hàng, dự kiến khả năng tiêu thụ

- Đánh giá nguồn lực và khả năng sản xuất của doanh nghiệp: Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu, năng lực của tài sản cố định, nguồn nhân lực thực hiện, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất

- Dự tính hiệu quả tài chính của phương án: Kiểm tra kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí,, xác định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở doanh thu, chi phí, thuế

- Đánh giá kế hoạch vay vốn, trả nợ: Số tiền, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ. Trong đó nhu cầu vay được tính như sau

Bước phân tích phương án sản xuất kinh doanh nhằm làm cơ sở cho việc xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ (Trang 36 - 49)