Bảng 15: Kết cấu dự nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ (Trang 50 - 76)

400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2005 2006 2007

- Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ: Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2005 là 52.6%, năm 2006 là 61.7%, năm 2007 là 61%. Điều này cho thấy tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đang tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng. trong khi đó tỉ trọng cho vay tiêu dùng thì lại tăng lên. Tỉ trọng cho vay cá nhân và hộ gia đình đã tăng từ 5,43% năm 2005 lên 11,76% năm 2006. Đây là kết quả của những nỗ lực của NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ trong việc thực hiện chiến lược mở rộng cho vay tiêu dùng.

Bảng 14: Kết cấu dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm

2005

Cơ cấu Năm

2006

Cơ cấu Năm

2007 Cơ cấu Tổng dư nợ ngắn hạn 988 100% 1269 100% 1730 100% 1. DNNN 749.9 75.9% 880.18 69.3% 906.5 52.4% 2.DNNQD 122.5 12.4% 218.3 17.2% 513.8 29.7% 3. Hợp tác xã 10.87 1.1% 12.82 1.01% 10.4 0.6% 5.Cá nhân, hộ gia đình 104.73 10.6% 157.7 12.43% 299.3 17.3% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh

Ngoài ra, qua bảng ta cũng có thể thấy rằng trong cơ cấu cho vay ngắn hạn thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNNN là cao nhất. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng cho vay DNNN có xu hướng giảm, và cho vay các DNNQD tăng lên.

Bảng 15: Kết cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế ( Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Cơ cấu Năm 2006 Cơ cấu Năm 2007 Cơ cấu Tổng dư nợ ngắn hạn 988 100% 1269 100% 1730 100% Ngành CN 80 8.1% 97 7.6% 161 9.3% Ngành NLNN _ _ _ _ _ _ Ngành TM, DV 97 9.8% 344 27.2% 362 20.9% Ngành xây dựng 350 35.4% 291 29.2% 485 28% Ngành SX, PP điện, Khí đốt và nước 200 20.3% 380 29.9% 432 25.8% Ngành vận tải TTLL 145 14.7% 59 4.6% 198 11.4% Ngành khác 116 11.7% 98 7.8% 79 4.6%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ 2005-2007)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cho vay ngắn hạn tập trung cho yếu vào ba ngành là: Ngành TM, DV; Ngành xây dựng; Ngành SX, PP điện, Khí đốt và nước. Tuy nhiên năm 2007 thì tỷ trọng cho vay của ba ngành này có xu hướng giảm xuống. Đó là kết quả của việc điều chỉnh cơ cấu cho vay của chi nhánh một cách hợp lý. Có sự thay đổi này là do Ở chi nhánh chưa thực hiện cho vay ngành NLNN

Bảng 16: nợ xấu trong cho vay ngắn hạn (Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ quá hạn 10.86 21.57 36.33 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn 1.1% 1.69% 2.1% Nợ xấu 2.77 4.62 11.232 Nợ xấu/ Nợ quá hạn 25.5% 21.42% 30.9%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ 2005-2007)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn tăng lên từ 1.1% ( năm 2005) đến 2.1% ( năm 2007), tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cũng tăng lên từ 25.5%( năm 2005) đến 30.9%( năm 2007). Điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng bị giảm sút. Nguyên nhân của việc kém hiệu quả này là do những khoản cho vay đối với các DNNQD và cá nhân, hộ gia đình kém chất lượng.

2.4 Thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn

Bảng 17: Thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn (Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Thu nhập 213.97 345.3 467.64

Chi phí 174.67 293.82 392.44

Lợi nhuận trước thuế 39.3 51.18 75.2

Lợi nhuận/ Tổng dư nợ ngắn hạn

39.77% 40.33% 37.68%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ năm 2005-2007)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Lợi nhuận của ngân hàng tăng lên về quy mô năm 2007 tăng 191.3% so với năm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận thu được/ Tổng dư nợ ngắn hạn lại giảm sút, điều đó chứng tỏ công tác quản lý cho vay ngắn hạn bị giảm sút.

2.5 Đánh giá về hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ

2.5.1 Những thành tựu đạt được

Thông qua việc đánh giá một số chỉ tiêu trên, ta thấy chất lượng cho vay ngắn hạn của NHNNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã có sự cải thiện rõ nét. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng từ 988 triệu đồng ( năm 2005) lên 1730 triệu đồng (năm 2007), tăng 75 %. Để đạt được mức tăng trưởng dư nợ như vậy trước hết là NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã rất tích cực trong việc huy động vốn. Với số vốn huy động tăng trưởng nhanh như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc nâng cao dư nợ cho vay ngắn hạn. Thêm vào đó, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng cao còn do NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã cải thiện công tác giao dịch với khách hàng, đơn giản hoá thủ tục hồ sơ nên thu hút thêm khách hàng.

Doanh số cho vay, tốc độ tăng trưởng hơn 20%, tương xứng với quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn.

Cho vay ngắn hạn có lãi suất thấp hơn cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng thu được lợi nhu ít hơn. Tuy nhiên cho vay ngắn hạn có thời gian ngắn nên ít rủi ro hơn, đặc biệt trong môi trường kinh tế Việt Nam chưa ổn định, tiềm tàng nhiều rủi ro thì việc tăng cường hoạt động cho vay ngắn hạn là rất phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, rút ngắn thời gian thu hồi vốn cho ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu thấp, ở dưới 1%. Điều này chứng tỏ NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ làm rất tốt công tác thẩm định khách hàng và thẩm định phương án vay vốn, lựa chọn được những khách hàng có tình hình kinh doanh tốt và sử dụng vốn vay hiệu quả. Ngoài ra trong khâu phân tích, thẩm định trước khi cho vay, ngân hàng đã nghiên cứu và đề ra thời hạn cho vay và thời

gian giải ngân hợp lý, kiểm soát khách hàng trong khi vay làm cho các khoản nợ quá hạn giảm xuống.

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Tuy đã đạt được một số kết quả đáng tự hào, hoạt động cho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ vẫn còn một số mặt tồn tại cần phải khắc phục

Về kết cấu cho vay của ngân hàng, thì tuy tỉ trọng cho vay DNNN đã có xu hướng giảm qua các năm nhưng tốc độ vẫn rất chậm. Hiện nay tỉ trọng cho vay DNNN vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cho vay ngắn hạn, năm 2007 là 52,4%. Với thực trạng hiện nay nhiều DNNQD làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ thì việc tỉ trọng cho vay DNNQD cao sẽ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Thủ tục và thời gian giao dịch tuy đã được đơn giản, rút ngắn và đảm bảo được những nguyên tắc an toàn, cẩn trọng nhưng vẫn còn khá rườm rà và mất thời gian khiến cho người vay không có vốn kịp thời cho phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thời gian và thủ tục giao dịch là một yếu tố rất quan trọng nhằm thu hút khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong khu vực. Do đó thực trạng trên là một tồn tại mà NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ cần nhanh chóng giải quyết. Ngoài ra một số khoản vay tuy đã được

được duyệt nhưng tiến độ giải ngân lại chậm so với dự tính cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời làm tồn đọng vốn của ngân hàng.

Có những hạn chế trên là do các nguyên nhân sau:

- Công tác thẩm định tín dụng chưa hiệu quả: Công tác thẩm định được thực hiện bằng 3 phương pháp: Thẩm định về hồ sơ, thẩm định thực tế, thẩm định qua các thông tin thu thập được. Đối với công tác thẩm định hồ sơ, một số hồ sơ có thể được doanh nghiệp cố tình thay đổi, CBTD không thể phát hiện được do đó một số đánh giá sẽ bị sai lệch. Phương pháp thẩm định thực tế cũng gặp khó khăn bởi các loại hình sản xuất kinh doanh của khách hàng rất đa dạng trong khi ngân hàng không thực hiện phân công theo hướng chuyên môn hoá đối với từng CBTD. Do đó mỗi CBTD phải thực hiện thẩm định ở các doanh nghiệp có các ngành nghề sản xuất khác nhau, điều đó sẽ gây khó khăn cho các CBTD nhất là CBTD còn trẻ, chưa có kinh nghiệm. Phương pháp thẩm định thứ 3 được thực hiện thông qua các thông tin thu thập được bởi trung tâm thông tin tín dụng hoặc từ các cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên hiện nay trung tâm thông tin tín dụng hoạt động chưa hiệu quả, thông tin còn nghèo nàn, chủ yếu về tình hình tài chính và tình hình vay nợ của ngân hàng. Thông tin thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng tuy phong phú nhưng không đảm bảo tin cậy.

- Hình thức cho vay ngắn hạn chưa phong phú: Muốn nâng cao doanh số cho vay và nâng cao chất lượng cho vay, ngân hàng cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức cho vay cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu vay của từng khách hàng.

- Năng lực của CBTD còn hạn chế: CBTD là người trực tiếp tiếp nhận các hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh

phê duyệt. Do đó chất lượng thẩm định của CBTD sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các khoản vay. Nếu công tác thẩm định của CBTD có sai sót có thể sẽ khiến ngân hàng thực hiện cho vay đối với những doanh nghiệp với phương án sản xuất không hiệu quả.

- Công tác giám sát trong khi vay chưa được thực hiện hiệu quả: Công tác giám sát trong khi vay có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trong trường hợp phát hiện việc sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời như ngừng giải ngân, huỷ bỏ hợp đồng tín dụng, hoặc các biện pháp nhắc nhở. Công tác giám sát này sẽ đảm bảo cho việc thu hồi nợ gốc và lãi cho các khoản vay, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh phức tạp hiện nay, nhiều khách hàng làm hồ sơ giả để vay vốn nhằm đầu tư cho các mục đích trái pháp luật hoặc mang nhiều rủi ro.

- Việc thực hiện bảo đảm tiền vay còn nhiều bất cập: Hiện nay đối với loại hình cho vay ngắn hạn, NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ chủ yếu thực hiện bảo đảm tiền vay bằng hàng hoá tồn kho và bất động sản. Tại Việt Nam, thị trường bất động sản không ổn định, giá thị trường lên xuống thất thường, không phản ánh đúng giá trị thực tế của nó. Do đó ngân hàng cũng gặp khó khăn trong quá trình định giá và xử lý tài sản đảm bảo.

- Hiện nay ở nước ta, thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa phát triển đồng thời năng lực của các tổ chức, doanh nghiệp còn yếu, khó khăn trong khâu huy động vốn nên các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay ngân hàng thương mại chiếm tỉ trọng lớn trong vốn ngắn hạn. Khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không tiêu thụ được, khi đó sẽ không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng. Một lý do khác là đạo đức kinh doanh của các ca nhân và tổ chức khi vay vốn cố tình lừa đảo ngân hàng bằng cách lập các báo cáo tài chính, các phương án sản xuất kinh doanh không đúng thực tế nhằm chiếm

được vốn của ngân hàng để đầu tư vào các dự án rủi ro cao. Có trường hợp khách hàng đủ khả năng để trả nợ nhưng cố tình trì hoãn trả nợ để kéo dài thời gian sử dụng vốn

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 3.1 Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ

3.1.1 Định hướng chung

a. Về nguồn vốn

Kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn bình quân từ 15- 22% cụ thể nguồn vốn năm 2007 là 4900 tỷ đồng lên 9300 tỷ đồng năm 2010. Trong đó:

- Tăng tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ tăng từ 22% năm 2005 lên 40% năm 2010

- nguồn vốn từ dân cư tăng từ 1491 tỷ đồng năm 2005 lên 4200 tỷ đồng năm 2010

- Xây dựng nguồn vốn trên 12 tháng với tỷ trọng 40-50% tổng nguồn vốn, tăng trưởng cao nguồn vốn không kỳ hạn và dưới 12 tháng do chi phí đầu vào thấp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

b. Về tín dụng

Tổng dư nợ năm 2010 là 4200 tỷ đồng bằng 224% so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16%.

- Tăng dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn ở mức từ 41% năm 2006 lên 45% năm 2010

- Nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu nợ xấu < 1% tổng dư nợ. - Chuyển đổi dần cơ cấu cho vay, đến năm 2010 tỷ trọng cho vay khối quốc doanh và ngoài quốc doanh bằng nhau.

c. Về đối tượng khách hàng

- Tăng số lượng khách hàng có quân hệ nguồn vốn từ 27000 nguời năm 2006 lên 30000 người năm 2010, bình quân hàng năm tăng 1000 người

d. Về hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới

- Về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - Về nghiệp vụ thẻ

- Triển khai các dịch vụ mới

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ

Phát huy truyền thống đã đạt được trong năm các năm qua, Chi nhánh Láng Hạ sẽ: Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch 2008 được giao, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I giai đoạn II của NHNo & PTNT Việt Nam.

Về công tác tín dụng, phấn đấu và vượt kế hoạch dư nợ tại địa phương: 1730 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay ngắn hạn là 50% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tối đa là 3% dư nợ. Trên cơ sở những mục tiêu chung, NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã hình thành những giải pháp tín dụng chung như sau:

- Đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho các dự án dài hạn, các nhu cầu vốn phục vụ xuất nhập khẩu, nhu cầu phát triển kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

- Tiếp tục duy trì chủ trương Dùng cơ chế thi đua, khoán lương để khuyến khích tăng trưởng tín dụng, dành một khoản quỹ khen thưởng thích đáng để thưởng kịp thời cho các cá nhân, đơn vị có thành tích tăng trưởng tín dụng an toàn.

- Tổ chức giao kế hoạch từng quý để các đơn vị chủ động tìm kiếm khách hàng, kế hoạch tín dụng được giao trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, tuỳ thuộc vào khả năng quản lý nợ của từng đơn vị.

- Luôn coi trọng chất lượng tín dụng, kiên quyết không vì sức ép tăng trưởng mà linh động bỏ qua điều kiện, quy trình tín dụng. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra thanh tra, đi sâu sát đơn vị, quản lý chặt các dư nợ, kiên quyết thu hồi nợ có vấn đề…

- Phòng tín dụng, các đơn vị cơ sở phải chủ động xây dựng chương trình tiếp cận với các cấp Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp để mở rộng thêm khách hàng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, tích cực nghiên cứu triển khai thêm các hình thức cho vay, dịch vụ mới an toàn, hạn chế cho vay đầu tư vào bất động sản, cho vay đầu tư trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

- Định kỳ phân loại nợ, tổ chức đánh giá phân tích các khoản nợ, xếp hạng khách hàng tín dụng, theo chuẩn mực Quốc tề, nâng cao chất lượng công

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ (Trang 50 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w