Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 35 - 41)

Năm 2007 là một năm rất thành công của ngân hàng VPBank với các

mức tăng trưởng trên mọi mặt hoạt động. Vốn điều lệ của VPBank tính đến thời điểm 31/12/2007 là 2000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 18,2 ngàn tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong hoàn cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên VPBank trên toàn hệ thống, lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006.

Một trong những bước tiến nhảy vọt trong công nghệ của ngân hàng VPBank năm 2007 là dự án phần mềm ngân hàng lõi Corebanking T24 đã chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động phục vụ khách hàng từ tháng 10/2007. Hiện đại hóa hệ thống Core Banking là xu thế tất yếu của tất cả các Ngân hàng và VPBank cũng đã nhận thức rằng đây là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế. T24 Core Banking là công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đang được triển khai tại hơn 400 tổ chức tài chính - ngân hàng trên thế giới. T24 Core

chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường. T24 có thể tự động hóa các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng... sẽ rất nhanh chóng và có hệ thống. Hệ thống này sẽ giúp cho VPBank quản trị rủi ro ngân hàng trên 4 lĩnh vực: Quản trị rủi ro về thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp với 9 mức quản lý khác nhau. Ngoài ra, với T24, ngân hàng có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Với hệ thống mới này, có thể tin tưởng rằng VPBank sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh của VPBank trên thị trường.

Các kết quả hành động cụ thể của VPBank trong thời gian qua như sau:

* Hoạt động huy động vốn

Đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VPBank trong năm 2007. Trong điều kiện thuận lợi về mạng lưới các chi nhánh và các phòng giao dịch rộng khắp trên toàn quốc, VPBank đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả để thu hút tiền gửi của khách hàng bao gồm:

- Tích cực đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trực tiếp đến khách hàng là tổ chức kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể với các dịch vụ ngân hàng trọn gói và hấp dẫn để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội.

- Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như để giúp cho khách hàng trong việc quản lý và điều hành tài khoản một cách thuận lợi và có hiệu quả.

- Thường xuyên duy trì một phong cách dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nhân viên ngân hàng.

- Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt với chế độ ưu đãi hợp lý. Đặc biệt, cuối năm 2007, trước tình trạng khan hiếm tiền đồng của thị trường liên ngân hàng, ban quản trị của ngân hàng VPBank đã quyết định tăng lãi suất

huy động và lãi suất cho vay, đặc biệt, một sản phẩm mang tính ưu việt được VPBank đưa ra là “ Tiền gửi bù lạm phát”. Trong thời điểm Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát để bình ổn giá cả, ổn định cuộc sống cho người dân thì việc VPBank đưa ra sản phẩm “Tiền gửi bù lạm phát” là động thái ủng hộ chủ trương của Chính phủ và giúp người dân tin tưởng vào giá trị của đồng tiền Việt Nam. Trên thị trường hiện nay, VPBank là ngân hàng duy nhất triển khai hình thức huy động vốn này.

Nhờ đó, ngân hàng đã đạt được kết quả huy động vốn rất khả quan với tổng số huy động vốn của VPBank tính đến 31/12/2007 là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của tổ chức kinh tế và dân cư đạt 12.941 tỷ đồng, tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006.

* Hoạt động sử dụng vốn

Đến 31/12/2007 tổng tài sản Có của VPBank là 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Số dư tiền mặt và tiền gửi tại NHNN là 1.491 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006; Tiền gửi tại các TCTD khác là 541 tỷ đồng, giảm 51% so với cuối năm 2006; Tổng dư nợ cho vay của VPBank đối với nền kinh tế đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 165% so với cuối năm 2006; Góp vốn, mua cổ phần vào các công ty khác là 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 (tăng chủ yếu do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán – 500 tỷ đồng); Chứng khoán đầu tư là 178,5 tỷ đồng, giảm 43% so với cuối năm 2006; Tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng,, tăng 157% so với cuối năm 2006.

Trong xu thế tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành, hoạt động cho vay của VPBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong năm 2007. VPBank đã chủ động tăng trưởng tín dụng bằng việc củng cố và tăng

cường quan hệ tín dụng với các khách hàng truyền thống đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới. Là một ngân hàng bán lẻ, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp, khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn, các nỗ lực vượt bậc trong công tác điều hành, tiếp thị, hoạt động tín dụng của VPBank đã đạt mức tăng trưởng cao với chất lượng tốt. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó, dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt mức 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Ngân hàng chủ động lựa chọn các khách hàng có uy tín tín dụng trên cơ sở phân tích và thẩm định chi tiết các hồ sơ xin vay theo quy trình nghiệp vụ và thẩm quyền xét duyệt cho vay hoàn chỉnh, với sự giám sát của kiểm soát viên nội bộ., nhờ vậy. Chất lượng tín dụng vẫn tiếp tục được duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0.4%.

Các tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng (đến 31/12/2007)

Các tỷ lệ an toàn vốn được VPBank duy trì theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước:

+ Tỷ lệ an toàn vốn là 21% (mức qui định của NHNN tối thiểu là 8%). + Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126% (mức qui định tối thiểu là 25%); + Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 18,7% (mức tối đa được phép là 40%).

* Hoạt động dịch vụ

- Hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng

4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “ Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “ Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006. Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank vẫn tăng trưởng đều đặn, trị giá L/C nhập khẩu mở trong 6 tháng đầu năm đạt 36,5 triệu USD tăng 9,6 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số chuyển tiền TTR 6 tháng đạt gần 75 triệu USD, tăng hơn 48 triệu USD so với 6 tháng đầu năm 2006. Thu phí dịch vụ luỹ kế 6 tháng đạt hơn 3 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006.

- Hoạt động kiều hối

Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006.

* Hoạt động của Trung tâm thẻ

Trong thời gian qua, VPBank là một ngân hàng đã hoạt động rất tích cực để khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Bằng chứng là Lễ ký kết hợp đồng cung cấp 1000 máy ATM lớn nhất tại Việt Nam giữa tập đoàn Diebold Hoa Kỳ và VPBank. Đây được coi là một bước đột phá trong thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam, không chỉ ở số lượng máy cung cấp mà còn đặc biệt ở chủng loại máy đã được lựa chọn cho dự án này - loại máy ATM Opteva tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Trong tháng 7 vừa qua, VPBank đã được ghi tên vào Sách kỷ lục Guiness Việt Nam là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ Platium EMV Master Card tại Việt Nam. Đây là loại thẻ sang trọng nhất, cung cấp các giá trị gia tăng và chính sách ưu đãi cao nhất cho chủ sở hữu thẻ trong phạm vi toàn quốc và trên toàn khu vực. Với

VPBank hiện đang trở thành một trong những ngân hàng tiên phong trong quá trình phát triển kinh doanh thẻ và mạng lưới ATM rộng lớn tại Việt Nam.

Đến nay, VPBank đã phát hành 5 loại thẻ, mỗi loại thẻ đều hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt, bao gồm: thẻ ghi nợ nội địa Auto link, thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard debit và credit, thẻ VPBank MC2 EMV MasterCard debit và credit. Bốn loại thẻ quốc tế là các loại thẻ công nghệ chíp đầu tiên tại Việt Nam với độ bảo mật và tính an toàn cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với hướng đi này, VPBank ngày càng đón nhận được sự thành công cả về doanh số khách hàng cũng như uy tín và hình ảnh của mình trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam và khu vực.

* Hoạt động của Công ty chứng khoán

Trong tháng 8/2007 Công ty chứng khoán VPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và đến tháng 12/2007 Công ty tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 công ty đã mở trên 3.000 tài khoản khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán lũy kế cả năm đạt khoảng 3,5 tỷ đồng, phí môi giới thu được khoảng 8,4 tỷ đồng. Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1,4 tỷ đồng.

* Công tác xây dựng thương hiệu

Trong năm 2007, VPBank đã thực hiện việc thay đổi đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu (biển hiệu, nội thất...) tại tất cả các điểm giao dịch trong hệ thống. Có thể nói, đến nay hệ thống nhận diện mới đã phát huy hiệu quả rất lớn trong công tác xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên

nghiệp cho VPBank.

Năm 2007, VPBank đã thực hiện tài trợ cho một số chương trình truyền hình lớn chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng: chương trình “Doanh nghiệp 24H” trên VTC, chương trình game show “Nhà đầu tư tài ba” của Đài truyền hình Việt Nam và một số chương trình thời sự quốc tế,... Thương hiệu VPBank đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu

mạnh trong nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank.

* Kết quả kinh doanh

Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh năm 2006 – 2007

Đơn vị : Triệu VNĐ Năm kết thúc 31/12/2007 Năm kết thúc 31/12/2006 Thu nhập 1.499.471 833.011 Chi phí 1.145.948 676.203

Lợi nhuận trước thuế 313.523 156.808

Thuế thu nhập doanh nghiệp (86.802) 43.388 Lợi nhuận sau thuế 226.721 113.420 Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2007

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 35 - 41)