Kiến nghị các bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÂN HÀNG TẠI NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH - BẾN THÀNH (Trang 60 - 61)

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

3.3.2 Kiến nghị các bộ ngành có liên quan

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện việc cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, đánh giá tác động của các chính sách của nhà nước đối với các DNNVV, định kỳ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các DNNVV với các sở ngành, thành phố qua đó hướng dẫn và giải đáp các yêu cầu bức thiết cho việc phát triển kinh doanh.

Thứ ba, cải thiện tình trạnh thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạo điều kiện để phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp vời khả năng của DNNVV, hỗ trợ DNNVV triển khai các chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thứ bốn, đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới DNNVV, nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật; khuyết khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau; phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn; khuyết khích DNNVV tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng.

Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp để có cơ sở dữ liệu đánh giá về tình trạng của DNNVV, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; triển khai nhanh chóng việc nghiên cứu, sưu tầm các thông tin về thị trường.

Thứ sáu, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của DNNVV; triển khai đề án thành lập Viện Đào tạo Quản trị phát triển doanh nghiệp nhằm huấn luyện nghiệp vụ, đào tạo nâng cao chất lượng, cung ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Thứ bảy, tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực DNNVV. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư đối với DNNVV.

Thứ tám, cải thiện luật thế chấp tài sản và thiết lập các cơ quan đăng ký thế chấp: cần xác định loại thế chấp có thể chấp nhận được, thứ tự ưu tiên của những người có quyền đối với tài sản thế chấp này, cơ chế thi hành và thu hồi nợ có hiệu quả trong trường hợp người đi vay không thanh toán.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÂN HÀNG TẠI NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH - BẾN THÀNH (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w