Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÂN HÀNG TẠI NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH - BẾN THÀNH (Trang 50)

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

3.1.4 Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và

1. Tăng trưởng bình quân tổng phương tiện thanh toán (M2)

(%/năm) 18 - 20

2. Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2010(%) 100 - 115 3. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/M2

đến năm 2010(%) Không quá 18 4. Tăng trưởng bình quân tín dụng(%/năm) 18 - 20 5. Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) Không dưới 8 6. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010(%) Dưới 5 ( Nguồn : Số liệu từ Website: http://.www.Chinhphu.vn )

3.1.4 Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 2010 2010

Theo thống kê của NHNN, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNNVV trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 ước tính là 22%. Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNNVV vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 – 60% tổng dư nợ.

Ngành ngân hàng đưa ra những định hướng phát triển TDNH như sau :

- Các TCTD sớm tham gia vào vốn vào quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp DNNVV theo tinh thần của Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2000 của Chính phủ và Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng nhà nước để tạo điều kiện cho các quỹ đi vào hoạt động.

- Triển khai các thể chế, chính sách liên quan đến tín dụng của Chính phủ và của NHNN Việt Nam.

- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và cho vay, ngoài việc cho vay vốn lưu động, ngân hàng còn tài trợ tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho DNNVV nâng cao năng suất sản xuất của doanh nghiệp.

- Lãi suất cho vay mang tính linh hoạt theo thị trường. Đôi khi ngân hàng cũng áp dụng cho vay ưu đãi đối với DNNVV theo chính sách chế độ của nhà nước, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, những dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực.

- Cơ cấu lại dư nợ, phù hợp chính sách phát triển của nền kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh nợ xấu, xử lý có hiệu quả các khoản nợ khó đòi, tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

- Tiếp tục đổi mới, hiện đại hóa hoạt động, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng, đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng.

- Các TCTD cần phải cải tiến quy trình thủ tục trong quan hệ tín dụng nhằm đảm bảo nhanh chóng, thực hiện không gây phiền hà cho khách hàng.

3.1.5 Định hướng phát triển tín dụng của NHNTVN- CNBTđến 2010

NHNTVN- CNBT đề ra định hướng phát triển trong giai 2008-2010 tăng mức huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế tăng bình quân 20-30%, dư nợ vay tăng trung bình 20 -30%/năm. Tín Dụng đối với DNNVV cụ thể như sau:

- Tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp DNNVV đến 2010 lên là 150 doanh nghiệp.

- Doanh số hoạt động tín dụng của DNNVV chiếm khoảng 40-50% doanh số tín dụng của Ngân hàng. Số dư nợ vay chiếm 40-50% tổng số dư nợ vay .

- Ngân hàng đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng cả về lĩnh vực tiền gửi, tín dụng, dịch vụ nâng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Ngân hàng đưa ra mục tiêu thực hiện bảo lãnh cho DNNVV tăng về số lượng cũng như giá trị bảo lãnh cho doanh nghiệp.

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH - BẾN THÀNH

3.2.1 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để tồn tại và phát triển, DNNVV cần phải:

- Xây dựng mối liên kết với các Hiệp hội DNNVV, các hiệp hội làng nghề, các doanh nghiệp khác(nhất là doanh nghiệp lớn), cùng nhau tồn tại và phát triển. DNNVV sản xuất các sản phẩm phụ kiện cho các doanh nghiệp lớn, được sự giúp đỡ của hiệp hội và các tổ chức khác, nắm bắt các thông tin về doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn, dịch vụ; đồng thời chuyển thông tin về hoạt động tín dụng tới DNNVV, tạo ra mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa tổ chức tín dụng với DNNVV. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, tranh thủ khai thác các nguồn tài trợ cho DNNVV, tạo ra sự đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn ngoại tệ đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tư cho DNNVV tại các tổ chức tín dụng trong khu vực và trên thế giới tạo ra các cơ hội nhận tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao các kỹ năng đầu tư cho DNNVV.

- Giải pháp về nguồn vốn: phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, kết hợp mở rộng mạng lưới với nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra nguồn vốn chi phí thấp, thời gian dài để đầu tư trung dài hạn. Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng DNNVV, trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm. - Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất, áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến, tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác thống kế, hạch toán kế toán. Các dự án phản ánh chính xác quá trình thực hiện phương án, phải nghiên cứu các yếu tố thị trường đầu vào, đầu ra, quy trình công nghệ đảm bảo tính trung thực và hiệu quả của dự án, phương án vay.

- Luôn cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ, khoa học- kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và đảm bảo khả năng giữ vững thương hiệu và thị phần.

- Phát triển sản phẩm và thương hiệu của các DNNVV trong nền kinh tế quốc tế, phải xây dựng tổng hợp các chiến lược sản xuất - kinh doanh thích hợp với điều kiện cạnh tranh và hội nhập của toàn bộ nền kinh tế.

- Nâng cao năng lực về vốn : tận dụng các nguồn vốn ưu đãi kết hợp với nguồn vốn tự có, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn, phương thức thanh toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tạo ra đòn cân nợ hiệu quả góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nâng cao trình độ của các cấp quản lý và người lao động thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hòa nhập nền kinh tế quốc tế.

- Nâng cao hiểu biết của người quản lý về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hoá, đạo đức kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, kinh doanh trung thực, đúng pháp luật, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống của người lao động; xây dựng và củng cố sự tín nhiệm của khách hàng.

- Mỗi doanh nghiệp phải biết lựa chọn ngành nghề, quy mô phù hợp với đặc điểm, tiềm năng vốn có của từng doanh nghiệp.

3.2.2 Đối với hoạt động của NHNTVN - CN BT

Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp để đạt được mục tiêu trong giai đoạn 2008-2010. Trong đó, mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các DNNVV chủ yếu sau:

Tăng cường tuyên truyền quảng bá hoạt động của Ngân hàng đối với DNNVV

- Xây dựng website NHNTVN-CN BT, trang web này là công cụ hỗ trợ và là cầu nối giữa Ngân hàng với các DNNVV giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau.

- Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm của ngân hàng đến các doanh nghiệp.

- Phải thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để nắm bắt kịp thời các tồn tại đối với DNNVV từ đó đưa ra các biện pháp để giúp đỡ cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn .

- Nghiên cứu để thiết kế các tờ brochure giới thiệu sản phẩm và phát triển các hình thức tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và các dịch vụ ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đưa cán bộ tín dụng đến tận doanh nghiệp để tiếp thị cũng như tìm hiểu và tư vấn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Tăng trưởng nguồn vốn huy động

Ngân hàng phải có những giải pháp để tăng nguồn vốn huy động :

- Ngân hàng phải đưa ra chính sách lãi suất huy động phù hợp từng khu vực, từng thời thời kỳ so với các ngân hàng khác nhằm năng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Đa dạng hóa các dịch vụ tiền gởi như tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tuần, kỳ hạn 2 tuần, kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng… 12 tháng, 2 năm, 3 năm…, tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đa năng, với các cách tính lãi đầu kỳ, cuối kỳ, định kỳ, tính lãi luỹ tiến…đến tận nơi để thu tiền hay chi trả cho khách hàng, gia tăng các tiện ích cung cấp cho khách hàng tiền gởi cùng với nhiều tiện ích được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội.

- Tăng cường công tác marketing trên các phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là tivi), tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu của khách hàng từ đó đa dạng các dịch vụ, đưa ra các phương thức khuyến mại khác biệt, tạo sự hấp dẫn nhất định cho khách hàng.

- Ngân hàng tích cực tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn rẻ như tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp và cá nhân, cùng với khoản vốn tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân để đáp ứng cho vay ngắn, trung và dài hạn.

- Đơn giản hóa thủ tục gửi tiền và rút tiền, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn cho khách hàng.

- Nâng cao tác phong giao dịch, bố trí người có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện giao dịch nhanh, chính xác, niềm nở. Ngoài ra, các bộ phận khác như kho quỹ, bộ phận kế toán, bộ phận tín dụng cũng phải ân cần với khách hàng, tiếp thị cho khách hàng về thủ tục gởi tiền v.v.v

Tăng trưởng tín dụng dụng đối DNNVV

Để tăng trưởng tín dụng cần phải thực hiện những giải pháp sau :

- Mở rộng thêm một số hình thức cho vay mới :

Tài trợ cho xuất khẩu trước khi giao hàng, cho vay cầm cố bằng chính các mặt hàng chủ lực của nền kinh tế, cho vay tài sản hình thành trong tương lai, cho vay hợp tác với chủ đầu tư để cho khách hàng mua nhà chung cư trả góp, sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

- Thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt:

Mức lãi suất phải hợp lý, hài hoà lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp, đôi khi áp dụng lãi suất ưu đãi với khách hàng. Đặc biệt đối với DNNVV, nên thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm của doanh nghiệp, xu thế sản xuất kinh doanh trên thị trường, hình thức và mặt hàng kinh doanh.

- Mở rộng hoạt động chiết khấu các chứng từ có giá :

DNNVV là các doanh nghiệp nắm giữ nhiều các loại giấy tờ có giá như thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu chưa đến hạn thanh toán. Họ có thể đem những chứng từ có giá này đến ngân hàng xin chiết khấu để có thêm vốn sản xuất, kinh doanh.

- Cho vay được đảm bảo bằng khoản công nợ phải thu của doanh nghiệp:

Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn theo tỷ lệ nào đó trên khoản phải thu khi thiếu vốn lưu động tạm thời do chưa thu kịp tiền bán hàng. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ mà được ngân hàng, hoặc công ty mua bán nợ thẩm định một cách chặt chẽ.

Ngân hàng tăng cường áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, hàng hoá, dịch vụ…Ngân hàng có thể giải quyết cho vay căn cứ vào tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Do vậy ngân hàng cần linh hoạt áp dụng hình thức thế chấp, tín chấp, bão lãnh cho phù hợp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khi cho vay DNNVV:

Trình độ phân tích doanh nghiệp của cán bộ tín dụng phải được không ngừng nâng cao như: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm tư vấn dự án, phương án sản xuất kinh doanh cho DNNVV. Cần xây dựng những chương trình phân tích tín dụng trên máy vi tính để vừa mang tính khoa học, vừa rút ngắn thời gian xử lý dữ liệu.

Phân định rõ trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi của cán bộ tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro phổ biến nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động kinh doanh càng có lãi thì rủi ro càng cao. Cán bộ tín dụng là người chịu nhiều rủi ro, quyết định lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, cán bộ tín dụng và cấp lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về khoản cho vay của mình quyết định. Phải có những hình thức kỹ luật tương xứng với mức độ vi phạm là hợp lý.

Ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của cán bộ tín dụng và khuyến khích sự chuyên cần nghiên cứu, học hỏi, hăng say trong công tác.

Đơn giản hóa thủ tục cho vay DNNVV.

- Nghiên cứu cải tiến các mẫu biểu sử dụng trong việc hướng dẫn cho khách hàng dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, đúng quy định của ngân hàng.

- Thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý tín dụng và rủi ro một cách tinh gọn và đơn giản để áp dụng.

- Những hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay và những chứng từ về tài sản đảm bảo phải đầy đủ, đó là yêu cầu bắt buộc. Nhưng đối với những chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay, chứng từ phục vụ cho việc kiểm tra sau cho vay thì không phải là bắt buộc: như các doanh nghiệp lớn thường có báo cáo tài chính, quyết toán thuế, các hóa đơn mua vào, bán ra ta có thể kiểm tra việc sử dụng vốn, nhưng đối với DNNVV báo cáo tài chính, hóa đơn đôi khi không có. Do vậy, cán bộ tín dụng không nên đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp gây phiền hà, cản trở hoạt động kinh doanh, cán bộ tín dụng tự tìm kiếm, thu thập thông tin.

3.2.3 Đối với Hiệp hội doanh nghiệp

- Hội viên chủ động tham gia và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng.

- Thường xuyên lựa chọn bổ sung cán bộ có trình độ, đạo đức, nhiệt tình của

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÂN HÀNG TẠI NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH - BẾN THÀNH (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w