Song song với việc tăng cường huy động vốn và đa dạng hoá các nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ bằng cơ chế giải ngân linh hoạt, hợp lý là việc làm cần thiết để phát triển bền vững hoạt động cho vay ưu đãi người nghèo tại NHCSXH. Để làm tốt việc này, cần tập trung vào các lĩnh vực:
Thứ nhất, cơ chế giải ngân linh hoạt phải kết hợp giữa quy mô cấp tín
dụng, lãi suất áp dụng cho các khoản vay tín dụng với số tiền gửi tiết kiệm tại NH. Hiện nay, tiết kiệm hầu như còn chưa phổ biến với người nghèo, do đó, việc ràng buộc giữa cấp tín dụng với quy mô tiền gửi tiết kiệm tại NH có thể gây bất lợi với người nghèo. Tuy nhiên, việc làm này trong tương lai là cần thiết vì:
- Nhiều hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất kinh doanh, nếu được tài trợ về vốn, ưu đãi về lãi suất, họ sẽ vươn lên thoát nghèo. Khi đã thoát nghèo, họ có nghĩa vụ góp phần giúp đỡ các hộ khác còn khó khăn qua việc tiết kiệm tại NHCSXH.
- Ràng buộc giữa tiết kiệm và giải ngân vốn ưu đãi là cách thức sử dụng linh hoạt nguồn vốn tín dụng ưu đãi để khuyến khích người nghèo có thói quen tiết kiệm.
Thứ hai, xây dựng phương thức giải ngân hợp lý bằng cách:
- Nâng cao chất lượng uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. Để triển khai một cách bài bản và có chất lượng các nội dung uỷ thác, vấn đề phải làm là rà soát lại nội dung văn bản đã ký kết với tổ chức hội, chấn chỉnh kịp thời những sai sót. Trường hợp cần thiết có thể tiến hành ký kết lại văn bản thoả thuận, hoặc hợp đồng uỷ thác để thay thế văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng trước đó. Kết thúc năm tài chính, chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện và tổ chức hội cùng cấp phải quyết toán các chỉ tiêu của năm trước, rút kinh nghiệm và ký phụ lục văn bản liên tịch, hoặc hợp đồng uỷ thác để chỉnh sửa, bổ sung các chỉ tiêu thường xuyên biến động như cho vay, thu nợ, thu lãi, mức phí uỷ thác, số tổ vay vốn…
Trong quá trình triển khai các công đoạn uỷ thác, cần phải phân định rõ trách nhiệm giữa cán bộ ngân hàng và tổ chức hội, xác định rõ từng công việc cụ thể trong quy trình cho vay, NHCSXH chỉ thực hiện một số công đoạn như tổ chức giải ngân, thu nợ, lãi tại xã phường, thực hiện tổ chức hạch toán, lưu trữ hồ sơ, thực hiện chế độ báo cáo thống kê, thực hiện kiểm tra điểm, kiểm tra đột xuất, phối hợp lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro.
- Tăng cường năng lực hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn bằng cách lựa chọn các thành viên Ban quản lý tổ phải là người có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức được nhân dân tín nhiệm. Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn không nhất thiết phải là hộ nghèo do thành viên trong tổ bầu và biểu quyết theo đa số; có thể là một trong những thành viên của tổ, có thể là thành viên lãnh đạo các chi hội đoàn thể đứng ra đảm nhiệm (để thuận lợi trong việc chỉ đạo điều hành hoạt động trong trường hợp tổ được thành lập theo địa bàn liên thôn, bản… hoặc theo địa bàn xã). Tăng cường công tác tập huấn, thường xuyên đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cho Ban quản lý tổ như: hướng dẫn thủ tục
quy trình cho vay, các quy định về điều kiện vay, đối tượng cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, định kỳ hạn trả nợ, trả lãi; các quy định về cho gia hạn nợ, cho vay lưu vụ, lập hồ sơ xử lý rủi ro, cách ghi chép sổ sách theo dõi thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên; kiểm tra, giám sát hộ sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ trả nợ, trả lãi kịp thời.
- Tổ chức màng lưới giao dịch tại xã, thực hiện chủ trương giải ngân trực tiếp đến người vay, từng bước hoàn thiện nguyên tắc quản lý công khai lĩnh vực tín dụng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện nhất. Mặt khác, cần tranh thủ tối đa sự ủng hộ của chính quyền địa