Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 51 - 55)

Công thương Ba Đình

Với mục đích phân tích TCDN là đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đánh giá tổng quát tình hình hoạt động, dự báo những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để quan hệ tín dụng với doanh nghiệp có hiệu quả đảm bảo an toàn vốn cho vay, chi nhánh đã thực hiện việc phân tích TCDN qua các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Đây là bước quan trọng nhất quyết định hiệu quả của công tác phân tích TCDN. Phương pháp chủ yếu mà Chi nhánh sử dụng để thu thập thông tin đó là gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, mua và tìm kiếm các thông tin qua các trung gian, và thông qua các thông tin có được từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp gửi tới. Nội dung chủ yếu của là thu thập những thông tin có khả năng lý giải, thuyết minh cho thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho việc dự đoán tài chính bao gồm những thông tin nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp như năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, các thông tin kế toán, thông tin quản lý, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến doanh nghiệp. Trong đó các nguồn thông tin được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp là nguồn thông tin quan trọng nhất.

Cán bộ tín dụng của chi nhánh lựa chọn báo cáo tài chính có độ tin cậy cao như: Báo cáo tài chính là do doanh nghiệp lập và đã được cấp trên phê duyệt (được Tổng công ty phê duyệt thì càng tốt), các báo cáo quyết toán thuế, và những báo cáo đã qua kiểm toán thì có độ tin cậy là cao nhất. Khó có thể kiểm tra và rà soát toàn bộ các khoản mục trên báo cáo tài chính do đó cần lựa chọn những hạng mục chủ yếu và những hạng mục có dấu hiệu nghi ngờ. Phương pháp là kiểm tra sổ chi tiết, đối chiếu chứng từ gốc, so sánh đối chiếu số liệu. Cán bộ tín dụng của chi nhánh khi thực hiện việc kiểm tra thông tin lập bảng trả lời câu hỏi “Có”/ “Không”, hay cột thông tin bổ sung để có được cái đánh giá đầy đủ về các phần tài sản Nợ / Có của doanh nghiệp được minh bạch, rõ ràng từng khoản mục

Bước 2: Xử lý thông tin

Dựa trên những thông tin đã thu thập được, cán bộ tín dụng của chi nhánh tiến hành sắp xếp theo các mục đích nhất định, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Tùy theo loại hình doanh nghiệp và tùy theo từng khoản vay mà cán bộ tín dụng có thể lựa chọn và vận dụng những phương pháp xử lý thông tin khác nhau nhằm tạo ra những thông tin phù hợp cho việc phân tích TCDN.

Các nội dung phân tích mà cán bộ tín dụng tiến hành:

- Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp: bao gồm các yếu tố về thị trường đầu vào (mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, linh kiện phụ kiện,…) và thị trường đầu ra (Đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty, đánh giá của khách hàng về uy tín kinh doanh của doanh nghiệp…) rồi phân tích các đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh về sản phẩm ( giá bán, chất lượng, mẫu mã thương hiệu…).

- Phân tích ngành hàng và xu thế phát triển của ngành hàng: về những đặc trưng về ngành hàng như: còn non trẻ hay lâu đời, nhu cầu xã hội và kinh tế đối với sản phẩm của ngành, tiềm năng của doanh nghiệp , xu thế tiêu dùng…

- Quan hệ với các tổ chức tín dụng: quan hệ với các ngân hàng cho vay, quan hệ tiền gửi, quan hệ thanh toán quốc tế; quan hệ với các tổ chức tín dụng khác (xét tình hình trong quá khứ và hiện tại về tình hình trả nợ và dư nợ hiện tại)

- Tình hình tài chính: Phân tích các chỉ số cần thiết, tùy từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà ngân hàng lựa chọn những phương pháp, những chỉ số phân tích khác nhau (đã nêu ở phần 1.2 – Chương 1). Khi phân tích, các chỉ tiêu phải được so sánh (cả số tuyệt đối và tương đối) theo thời gian để thấy được tốc độ tăng trưởng hay suy thoái, so sánh với doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành (nếu có) và so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành để thấy rõ tình hình TCDN trong tương quan chung. Với những biến động đổi hướng hoặc ngược chiều với xu hướng chi nhánh đã kịp thời nghiên cứu nguyên nhân để có quyết sách tín dụng phù hợp.

- Đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Trong khi đưa ra nhận định cán bộ ngân hàng cần cân nhắc tình hình tài chính doanh nghiệp trong suốt cả quá trình, bởi lẽ đôi khi có những chỉ tiêu không đạt mức quy định nhưng trong cả quá trình vẫn theo chiều hướng tích cực thì vẫn có thể đánh giá tốt về tình hình tài chính của khách hàng.

Bước 3: Dự đoán và ra quyết định cho vay

Dựa trên việc thu thập và xử lý thông tin đã tạo ra tiền đề và điều kiện quan trọng để các nhà phân tích đề xuất các quyết định có cho vay hay không. Sau khi phân tích, cán bộ tín dụng cần đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện tài chính để giao dịch với ngân hàng và có đủ khả năng trả nợ trong tương lai hay không. Điều này là vô cùng quan trọng vì ngân hàng không phá vỡ quy tắc cho vay của mình mà vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.2.1.2. Thực trạng hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình

Những năm gần đây, DNVVN phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, cùng với những chính sách mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này mà một số doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng ngày càng tăng lên. Điều này thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ của chi nhánh tăng lên đáng kể. Tính đến tháng 12 năm 2007 tổng dư nợ tại phòng khách hàng DNVVN của Chi nhánh là 528 tỷ, bao gồm 89 khách hàng doanh nghiệp và 15 khách hàng cá nhân.

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2005-2007

(đơn vị tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Toàn chi nhánh DNVVN Toàn chi nhánh DNVVN Toàn chi nhánh DNVV N Tổng dư nợ 2816 410 2360 537 2645 529 Nợ quá hạn 19,6 11,8 4,461 0,629 3,2 6,933 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,69% 2,9% 0,189% 0,11% 0,12% 2,1%

Nguồn: báo cáo tín dụng của phòng khách hàng DNVVN tại NHCT Ba Đình

Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy được, trong 3 năm gần đây, mức tăng trưởng tín dụng của toàn chi nhánh biến động tăng giảm thất thường, năm 2005 là 48,7%, năm 2006 là -16,2%, năm 2007 là 12%. Năm 2006 mức tăng trưởng âm thể hiện quy mô tín dụng giảm so với năm trước. Tuy nhiên đến năm 2007 tình hình đã được cải thiện, mức tăng trưởng tín dụng đã tăng lên đáng kể so với năm 2006. Về tỷ lệ nợ quá hạn có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN lại cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của toàn chi nhánh. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất và tài chính của nhiều DNVVN còn gặp khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến nợ nần dây dưa, kéo dài, không thanh toán vốn kịp thời, trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Song về cơ bản trong các năm vừa qua có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh nói chung và đối với DNVVN nói riêng ngày càng giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của phòng khách hàng DNVVN nói riêng và của toàn chi nhánh nói chúng cũng tăng đều qua các năm Kết quả này có được là do có sự đóng

góp của rất nhiều yếu tố, song yếu tố quan trọng nhất chính là chất lượng, hiệu quả của tác phân tích TCDN trong hoạt động cho vay của chi nhánh.

Về thời gian trung bình tiến hàng phân tích được ngân hàng quy định cụ thể tùy thuộc tính chất từng khoản vay ( thường là từ 5-10 ngày). Chi phí phân tích được ngân hàng cấp cho cán bộ dưới hình thức công tác phí bao gồm chi phí: hướng dẫn hồ sơ vay, chi phí phân tích, xét duyệt, giấy tớ, hợp đồng…

Hiện nay, quy trình phân tích TCDN của ngân hàng là khá chặt chẽ, đòi hỏi cán bộ tín dụng của ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt từng bước cụ thể, phải có kinh nghiệm xử lý để đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo ngân hàng và điều này tạo ra sức ép không nhỏ lên cán bộ tín dụng. Hệ thống chỉ số mà cán bộ tín dụng của chi nhánh sử dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào những chỉ số nổi bật. Mà việc lựa chọn những chỉ số này còn phụ thuộc vào tình hình tài chính,loại hình hoạt động sản xuất hay kinh doanh, mục đích của người vay mà cán bộ tín dụng lựa chọn những chỉ tiêu hợp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 51 - 55)