Trong các năm qua với nổ lực tăng cường huy động vốn từ dân cư, nhất là tiền gửi của các tổ chức kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, ... chi nhánh đã có sự gia tăng về nguồn vốn huy động nói chung và nguồn huy động trung dài hạn nói riêng.
Bảng 2.3: Đánh giá khả năng đáp ứng cho vay TDH từ nguồn vốn
huy động TDH
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng nguồn vốn huy động (A) 2.416.939 2.472.851 2.868.931 Nguồn vốn huy động TDH (B) 676.675,48 787.603,04 930.394,32 Cho vay TDH (C) 208.708 194.880 237.896 Tỷ trọng B/A 27,99% 31,85% 32,43% Tỷ trọng C/B 8.6% 7.8% 8.26%
( Nguồn từ báo cáo KQKD của chi nhánh ngân hàng công thương HBT)
Qua bảng số liệu ta thấy, nguốn vốn huy động TDH và cho vay TDH không ngừng tăng lên qua các năm từ 2005 – 2007. Nguồn trung dài hạn đủ đáp ứng cho các khoản cho vay dài hạn, giảm rủi ro về kỳ hạn thanh toán mà chi nhánh có thể đối mặt, tuy nhiên với tỷ trong quá thấp của cho vay TDH với nguồn vốn trung dài hạn, chỉ chiếm chưa được 10% cho thấy khả năng tìm kiếm khách hàng của ngân hàng chưa cao, số lượng vốn vay thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh. Theo báo cáo của
chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng lý giải vì sao ngân hàng thừa vốn nhưng vẫn khó cho vay là :
Doanh nghiệp nhà nước: Sản xuất, kinh doanh không hiệu quả Doanh nghiệp cổ phần hoá: Vướng thủ tục pháp lý.
Doanh nghiệp tư nhân: Thiếu thông tin.
Là nguyên chủ yếu dẫn đến tình trạng trên của các ngân hàng thương mại nói chung trong thời gian qua nói chung và chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà trưng noi riêng.