Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm về tình hình hạch toán chiphí sản

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện (Trang 56 - 58)

phần Lắp máy và Xây dựng điện

1.1 Những ưu điểm

Thứ nhất: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy trình làm việc khoa học với đội ngũ kế toán đều có trình độ đại học, năng nổ, nhiệt tình, được bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người do đó phát huy được tối đa năng lực của từng người.

Thứ hai: Theo dõi, ghi chép và hạch toán kịp thời, chính xác các loại công nợ: nợ phải thu, phải trả, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn . . . Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, cơ quan cấp trên và các đơn vị bạn.

Thứ ba: Đối với các CT nhận khoán trọn gói và CT đơn vị nhận XL, gia công ngoài, nhân viên kinh tế các đơn vị đều mở sổ sách theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan các khoản thu chi. Phối hợp chặt chẽ với phòng Kỹ thuật - Công nghệ, phòng Kế hoạch – Kinh doanh trong công tác nghệm thu, thanh quyết toán CT. Tập hợp, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ lưu trữ tại phòng Tài chính kế toán và phòng kế hoạch kinh doanh.

Thứ tư : Công tác đánh giá SPXL dở dang có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận liên quan do đó đảm bảo đánh giá được chính xác khối lượng XL dở dang cuối kỳ và khối lượng XL hoàn thành trong

kỳ, từ đó làm cơ sở cho việc theo dõi và quản lý tình hình sử dụng các khoản CP, kịp thời phát hiện ra những trường hợp lãng phí, biển thủ vật tư hay chi tiêu không đúng mục đích và các biện pháp cần thiết sẽ được áp dụng đúng đối tượng.

Thứ năm: Công tác hạch toán kế toán của công ty được thực hiện toàn bộ trên máy vi tính nên vừa giảm đi được một lượng đáng kể khối lượng công việc cho các kế toán viên vừa đảm bảo tính khoa học, chính xác cho các thông tin, số liệu của đơn vị.

1.2 Những mặt hạn chế

Thứ nhất: Ngoài các chứng từ do Nhà nước quy định, Công ty không thiết kế thêm một chứng từ tự lập nào do đó gây khó khăn cho các nhà quản trị DN trong việc quản lý nội bộ

Thứ hai: Hầu hết các máy móc thi công đều thuộc sở hữu của công ty, xong các khoản CP phát sinh liên quan đến việc sử dụng MTC lại không được theo dõi, tập hợp riêng trên TK 623 như quy định của BTC, mà được tập hợp chung trên TK 621, 622, 627. Điều này làm hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của MTC cũng như việc đề xuất ra các biện pháp tiết kiệm CP.

Thứ ba: Các khoản CP chung phân bổ không được theo dõi ở một sổ sách cụ thể nào, mà được theo dõi ở tất cả các sổ có liên quan như sổ theo dõi TSCĐ, sổ quỹ tiền mặt, sổ lương . . . Điều này gây khó khăn cho các nhân viên kế toán khi muốn tập hợp CP chung phân bổ để tiến hành phân cho các CT.

Thứ tư : Trên TK 627 không phản ánh các khoản trích theo lương của CNTTSX, công nhân điều khiển và phục vụ MTC, nhân viên QL đội nên CP SXC không được phản ánh một cách đầy đủ.

Thứ năm: Công tác thanh quyết toán thu hồi vốn chậm, trong khi đó vốn lưu động lại thấp, giá cả một số vật tư, vật liệu trượt

giá liên tục, tính ổn định không cao . . . Tất cả những điều đó đều làm chậm trễ việc thanh toán lương cho các nhân viên văn phòng cũng như các CNTTSX do đó việc cân đối thu chi sao cho vừa đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên vừa đảm bảo quỹ tiền mặt của công ty cho hợp lý là một vấn đề không đơn giản đối với các nhân viên kế toán.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w