Những hạn chế của giao dịch hoán đổi ngoại hối

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hối đoái hoán đổi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 36)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐ

7.Những hạn chế của giao dịch hoán đổi ngoại hối

Hoán đổi ngoại hối về bản chất là một nghiệp vụ ngoại hối phái sinh, và được tiến hành giao dịch trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn có rất nhiều nghiệp vụ hoán đổi khác đã ra đời, như hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi hàng hoá, hoán đổi chỉ số chứng khoán....Chúng là các sản phẩm phái sinh về ngoại hối, lãi suất, hàng hoá hay chứng khoán...nghĩa là mức giá cả của chúng biến động phụ thuộc vào tỉ giá, lãi suất, giá hàng hoá hay một số chỉ số khác...Song ở đây khoá luận chỉ giới thiệu và đề cập sâu đến hoán đổi ngoại hối, một nghiệp vụ được sử dụng rộng rãi, có nhiều ứng dụng cũng như lợi ích đối với các chủ thể tham gia. Tuy nhiên cũng giống như các nghiệp vụ khác, giao dịch hoán đổi cũng tồn tại những hạn chế nhất định.

7.1. Hạn chế về kĩ thuật nghiệp vụ Hạn chế về thời hạn giao dịch

Giao dịch hoán đổi ngoại hối chỉ được áp dụng với kì hạn ngắn ( dưới 1 năm ), khi tỉ giá kì hạn hoán đổi tính toán theo các mức lãi suất hiện hành trên thị trường tương đối sát với tỉ giá giao ngay dự tính, hay thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ liên kết hoàn hảo, thời hạn này càng ngắn thì rủi ro trong giao dịch càng giảm. Nhưng nếu áp dụng trong dài hạn, tỉ giá giao ngay và lãi suất thay đổi nhiều, tỉ giá kì hạn hoán đổi sai lệch lớn với tỉ giá giao ngay nên mức độ rủi ro về giá vào thời điểm hợp đồng đáo hạn rất cao. Hơn nữa giao dịch hoán đổi chỉ làm thay đổi tạm thời trạng thái luồng tiền, muốn sử dụng giao dịch hoán đổi để thay đổi trạng thái ngoại hối bắt buộc phải kết hợp với một giao dịch giao ngay hoặc kì hạn khác.

7.2 Hạn chế bởi các rủi ro có thể phát sinh trong giao dịch hoán đổi * Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong giao dịch hoán đổi ngoại hối là khi vế giao dịch kì hạn bị huỷ bỏ không thực hiện, trạng thái luồng tiền không được xử lí, trạng thái ngoại hối ròng phát sinh, buộc ngân hàng phải nhanh chóng cân đối bằng một nghiệp vụ kì hạn một chiều hoặc giao ngay tương ứng. Rủi ro lãi suất thì có thể xử lí thông qua thị trường tiền tệ hoặc thị trường ngoại hối, nhưng rủi ro tín dụng chỉ có thể xử lí bằng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối mà thôi.

* Rủi ro về giá

Ngoài ra, trong giao dịch hoán đổi ngoại hối cũng còn tồn tại rủi ro về giá, nghĩa là khả năng tỉ giá giao ngay trên thị trường vào thời điểm hợp đồng đáo hạn không biến động đúng như dự tính, và chênh lệch với tỉ giá kì hạn hoán đổi thoả thuận trong hợp đồng theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên trên các thị trường tài chính phát triển, sự liên kết chặt chẽ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, cùng với các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm luôn đưa thị trường về trạng thái cân bằng và rủi ro này hầu như không có.

8.Thực trạng sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối trên thế giới

8.1. So sánh giao dịch hoán đổi ngoại hối với các công cụ quản lí rủi ro khác

Rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất, gọi chung là rủi ro về giá (price risk ), những rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Thực tế, trên những thị trường ngoại hối phát triển, rất nhiều thế hệ sản phẩm với mục đích phòng ngừa các rủi ro về tỉ giá đã ra đời, mỗi loại có ưu điểm và hạn chế riêng đối với từng điều kiện thị trường cụ thể. Tuy nhiên nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối khi so sánh với một số công cụ khác nó có sự khác biệt cơ bản :

* Giao dịch ngoại hối kì hạn và tương lai :

Giao dịch tương lai chính là giao dịch kì hạn tiêu chuẩn hoá với ưu điểm là cung cấp những hợp đồng giá trị nhỏ và chuyển nhượng được, hạn chế của nó là giới hạn đối với một vài loại ngoại tệ mạnh và một số ngày giá trị nhất định. Cả hai loại này chủ yếu trong ngắn hạn, còn trong dài hạn chênh lệch tỉ giá mua vào – bán ra có thể rất cao. Giao dịch kì hạn cũng là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm được sử dụng nhiều trong thời gian trước, song so với hoán đổi giao dịch kì hạn lại khiến nảy sinh trạng thái ngoại hối ròng, dẫn đến việc phải xử lí và đôi khi gặp bất trắc khi tỉ giá biến động quá mạnh, giao dịch hoán đổi ngoại hối tuy chưa được quen thuộc bằng nhưng cũng rất linh hoạt, và có xu hướng sử dụng ngày một gia tăng, đặc biệt đối với các nhà kinh doanh XNK. Đối với họ đây là công cụ bảo toàn vốn cũng như bảo toàn khả năng thanh toán ngoại tệ khi hợp đồng đáo hạn mà không gặp phải rủi ro.

* Giao dịch quyền chọn :

Giao dịch này có ưu thế là phòng ngừa được rủi ro, đồng thời không làm triệt tiêu cơ hội tăng thu nhập hoặc giảm chi phí trong trường hợp các yếu tố tỉ giá, lãi suất có xu hướng biến động có lợi. Tuy nhiên nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi khó dự đoán chính xác thị trường, khả năng biến động lên và xuống của tỉ giá là như nhau chứ

không phải một chiều, hơn nữa phí giao dịch quyền chọn có thể rất cao nếu ngày giá trị ở càng xa và đồng tiền biến động càng mạnh

* Sử dụng thị trường tiền tệ

Phương pháp này phức tạp và kém hiệu quả hơn, mức chi phí thường cao hơn, trong một số trường hợp quy chế trên thị trường làm cho việc tiếp cận các khoản vay hoặc đầu tư trở nên khó khăn, như qui định về hạn mức tín dụng tính theo tỉ lệ % trên vốn tự có đối với một khách hàng, qui định về việc huy động vốn ngoại tệ... Hơn nữa việc xử lí rủi ro trên thị trường tiền tệ làm tăng đồng thời cả qui mô tài sản có và tài sản nợ, do đó làm giảm các hệ số hoạt động như ROA..., trong khi sử dụng nghiệp vụ hoán đổi vẫn đảm bảo chính xác các chỉ số này.

8.2. Mức độ sử dụng giao dịch hoán đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế.

Các nghiệp vụ hoán đổi nhìn chung đều là những sản phẩm còn khá mới trên thị trường tài chính, như hoán đổi tiền tệ ra đời năm 1976, hoán đổi lãi suất năm 1981.Tuy nhiên trong những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, do kết quả của việc mở rộng và quốc tế hoá thị trường tài chính các nước, cùng với sự biến đổi mạnh tỉ giá và lãi suất trên thị trường tài chính, cũng như của chỉ số giá trên thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán, đã tạo điều kiện cho loại hình giao dịch hoán đổi ra đời và phát triển mạnh. Trên các thị trường tài chính hoàn thiện, nghiệp vụ tài chính hoán đổi ngày càng thể hiện được vai trò của mình thông qua sự gia tăng mạnh mẽ cả về qui mô doanh số giao dịch cũng như tương quan tỉ trọng so với loại công cụ khác.

Các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường OTC 1999 (BIS) (đ.v: tỉ USD )

Nghiệp vụ Hoán đổi lãi suất Quyền chọn lãi suất Hoán đổi tiền tệ Quyền chọn tiền tệ Khác (FRA) Tổng doanh số Doanh số 43,936 9,380 2,444 2,307 30,314 88,201 Tỉ trọng 49,81 10,63 2,76 2,62 34,36 100

Trên thị trường ngoại hối toàn cầu, giao dịch hoán đổi có tốc độ gia tăng rất nhanh, ngoại trừ doanh số năm 2001 giảm do ảnh hưởng của vụ khủng bố ngày 11/ 9 và do đồng EUR đưa vào sử dụng làm giảm đáng kể giao dịch ngoại hối trong EU. Các giao dịch giao ngay ngày càng nhường chỗ cho các công cụ phái sinh có vai trò bảo hiểm rủi ro như kì hạn và hoán đổi, trong đó giao dịch hoán đổi đang và sẽ vẫn chiếm vai trò chủ chốt ( >50% )

Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối toàn cầu ( Doanh số trung bình vào tháng tư hàng năm )

Doanh số giao dịch

(tỉ USD) 1989 1992 1995 1998 2001

Giao dịch giao ngay 317 394 494 568 387

Giao dịch kì hạn 27 58 97 128 131

Giao dịch hoán đổi 190 324 546 734 656

Sai lệch trong điều tra 56 44 53 60 36

Tổng số 590 820 1.190 1.490 1.210

Tỉ trọng từng giao dịch (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao dịch giao ngay 53,73 48,05 41,51 38,12 31,98

Giao dịch kì hạn 4,58 7,07 8,15 8,59 10,83

Giao dịch hoán đổi 32,20 39,51 45,88 49,26 54,21

( Nguồn : Central bank survey of foreign exchange and derivatives market activity in arpril 2001: Preliminary data- Bank for International Setilements, press Relese, 9/10/2001-Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2001 tr.118)

Qua bảng số liệu có thể thấy giao dịch hoán đổi đang ngày một chiếm ưu thế so với các loại hình giao dịch khác, đặc biệt là ở các nước phát triển. Thứ nhất do thị trường ngoại hối ở những nước này rất hoàn thiện và hệ thống, có mối liên kết chặt chẽ với thị trường tiền tệ và chứng khoán. Các công cụ kinh doanh trên thị trường đa dạng, được sử dụng một cách chuyên nghiệp với những giao dịch ngoại tệ có giá trị lớn. Bên cạnh đó hoạt động của thị trường liên ngân hàng sôi nổi, hiệu quả và mang tính quốc tế, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin ứng dụng trong ngành ngân hàng khiến cho các giao dịch diễn ra tốc độ hơn, hiệu quả hơn, thông tin được truyền đi nhanh và chính xác khiến việc thu thập, phân tích và xử lí thông

tin nhanh chóng đem đến các cơ hội kinh doanh, kịp thích ứng và theo sát với những diễn biến của thị trường. Thị trường ngoại hối trở thành một mạng lưới rộng khắp, các thành viên tham gia thị trường tuy đơn lẻ nhưng lại như đang hoạt động dưới một mái nhà chung. Với thị trường tài chính hoàn thiện như vậy, bất cứ một loại hình nghiệp vụ nào cũng được vận dụng một cách thích hợp và linh hoạt trong từng điều kiện khác nhau, đó là nền tảng cho các giao dịch ngoại hối phái sinh như hoán đổi phát triển. Giao dịch hoán đổi ngoài tính năng bảo hiểm rủi ro tỉ giá ra nó còn là một công cụ kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại, là công cụ tuần hoàn trạng thái tiền tệ khi trạng thái ngoại tệ trường hay đoản, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn kinh doanh của chính mình. Song có thể thấy đây không phải là nhân tố chính khiến cho giao dịch hoán đổi ngoại hối tăng nhanh cả về số lượng, doanh số cũng như qui mô trên các thị trường tài chính phát triển. Trong bất cứ nền kinh tế nào, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quan hệ mật thiết và sống còn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mối quan hệ này mang tính đặc biệt, vừa là chủ thể vừa là khách thể trong tất cả các giao dịch mang yếu tố tiền tệ, tín dụng và thanh toán, là mối quan hệ tương hỗ và đòn bẩy của nhau, song song cùng tồn tại và phát triển. Chính vì thế nhân tố khiến cho giao dịch hoán đổi ra đời và ngày càng mở rộng chính là môi trường kinh tế. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, hoạt động thương mại, đầu tư, tín dụng diễn ra với một tốc độ cao, tạo điều kiện cho thị trường tài chính tự hoàn thiện và thích nghi theo nó. Các NHTM ngoài việc phát triển các nghiệp vụ truyền thống còn phải nghiên cứu, tạo lập và mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như trong phần lí luận về sự ra đời và vai trò của nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối đã phân tích, đó là các sản phẩm ngoại hối phái sinh có hiệu quả cao trong phòng ngừa và xử lí rủi ro tỉ giá. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay thương mại quốc tế đã ở một trình độ cao và trên diện rộng, hơn một lúc nào hết nhu cầu sử dụng các công cụ bảo hiểm trong quản lí tài chính và ngoại tệ lại nhiều đến như vậy, đặc biệt giao dịch hoán đổi, một công cụ tỏ ra có ưu

việt và có nhiều ứng dụng khác nhau. Đây là cơ sở cho các NHTM từng bước mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đưa hoán đổi trở thành một công cụ không thể thiếu trên thị trường ngoại hối quốc tế như hiện nay.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao nghiệp vụ hối đoái hoán đổi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 36)