III. Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây.
9. xuất một số kiến nghị với tỉnh, trung ương các ngành có liên quan.
Công khai thông tin các chính sách, thông tin về môi trường đầu tư, đặc biệt có bộ phận chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp. Có quy hoạch rõ rang và thông báo rộng rãi, có kế hoạch giải tỏa đất đai khi có quy hoạch.
Chính sách và cơ chế thu hút, khuyến khích đầu tư cần phải thông thoáng và minh bạch hơn.
Lãnh đạo tỉnh cần chỉ đạo cơ quan cấp dưới hoặc bộ máy chuyên môn tư vấn – xúc tiến đầu tư, triển khai mạnh mẽ vai trò của tư vấn, giải quyết khó khăn đối với các dự án đang triển khai. Số lượng dự án chưa phải là mục tiêu cuối cùng mà kiểm soát sự phát triển hài hòa giữa các ngành và chất lượng, mức độ thành công của dự án mới là yếu tố quyết định.
Bổ sung và đào tạo cán bộ có năng lực, nhiệt tình với công việc, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về mô hình, cách thức vận hành cơ quan xúc tiến đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh nên bớt thời gian để đi “vi hành” xem xét thuận lợi, khó khăn thực sự của các doanh nghiệp trong tỉnh từ đó giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Thường xuyên tổ chức, tham gia các cuộc hội thảo về thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Bằng những cố gắng và quyết tâm của ban lãnh đạo tỉnh ủy, Hà Tây đã có được những thành tích đáng kể trong việc thu hút đầu tư vào tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế mắc phải. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cũng như về quy mô và tốc độ thu hút đầu tư trong và ngoài nước, hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2008 – 2010 và mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020, Hà Tây cần tiếp tục phát huy những lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tăng cường thu hút vốn đầu tư, phát huy tối đa nguồn lực con