Tăng cờng tiếp cận nguồn thông tin tài trợ ngoại thơng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 70)

- Chiết khấu miễn truy đòi: Chỉ áp dụng với phơng thức thanh toán L/C

3.3.5Tăng cờng tiếp cận nguồn thông tin tài trợ ngoại thơng

Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng và độ tin cậy của nguồn thông tín ấy là một yếu tố quyết định hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng nào có nguồn thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn, ngân hàng đó có thể giảm thiểu rủi ro và đứng vững trong cạnh tranh. Chính vì nguồn thông tin quan trọng nh vậy nên Sở I cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận nguồn thông tin sẵn có sau:

- Nguồn thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro quốc gia

Nguồn thông tin này gồm có các báo cáo, ấn phẩm về tình hình chính trị, kinh tế của các nớc trên thế giới do các tổ chức xúc tiến mậu dịch quốc tế, tổ chức hỗ trợ phát triển ngoại thơng , tổ chức tài chính quốc tế và cơ quan quốc tế có uy tín phát hành. Các tổ chức này gồm có IMF, WB, các tổ chức của Liên hiệp quốc và tổ chức chuyên nghiệp nh Moody's, Standard & Poor's...

- Nguồn thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá

Nguồn thông tin này gồm các ấn phẩm, các báo cáo đánh giá và dự đoán tình hình, diễn biến tỷ giá, chính sách ngoại hối của các quốc gia trên thế giới do những tổ chức chuyên nghiệp phát hành. Những ấn phẩm này gồm có: Financial Times, Euromoney, Wall Street Journal...

- Nguồn thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro khách hàng

Nguồn thông tin này gồm hồ sơ tín dụng của khách hàng, báo cáo quan hệ tín dụng và uy tín khách hàng do các ngân hàng đối tác hay ngân hàng đại lý cung cấp, báo cáo của ngành, cơ quan liên quan...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 70)