Biện pháp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu thue_17_ (Trang 80 - 86)

1. Biện pháp

1.1.Đối với công ty.

- Công ty nên có một phần mềm kế toán riêng để công việc kế toán được thực hiện toàn bộ trên máy.

- Phòng kế toán-tài chính nên bố trí một cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về thuế đảm nhiệm riêng mảng kế toán thuế.

- Công ty nên vận dụng đúng, đủ tất cả các mẫu sổ của hình thức Nhật ký chung, trình tự ghi sổ cũng phải làm đúng qui định của hình thức này.

- Tăng cường công tác quản lý trong công tác kế toán nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng bằng cách điều động một số cán bộ thanh tra có chuyên môn sâu về kế toán xuống kiểm tra, giám sát và đôn đốc mọi hoạt động của phòng KTTC để từng bước điều chỉnh những thiếu sót, chưa hợp lý trong công tác kế toán.

- Xử phạt nặng đối với những đối tượng làm hoá đơn giả, làm mất hoá đơn hoặc ghi hoá đơn không đúng với thực tế...

- Nhanh chóng hiện đại hoá nghành thuế, trang bị máy vi tính trong toàn nghành góp phần kiểm soát hoá đơn, chứng từ hiệu quả hơn.

- Hạn chế các doanh nghiệp tự in hoá đơn đặc thù vì điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong công tác kiểm tra, kiểm soát.

- Đối với hoá đơn do các đơn vị trong nội bộ tỉnh, thành phố phát ra thì cơ quan thuế tổ chức đối chiếu chéo qua bảng kê hoặc cử cán bộ xuống kiểm tra thực tế tại đơn vị thường xuyên. Đối với hoá đơn so các đơn vị ở ngoài tỉnh, thành phố phát ra thì cơ quan thuế phải có biện pháp để công tác xác minh hoá đơn nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn, có thể là đề nghị Tổng cục thuế đưa lên mạng vi tính toàn bộ mã số thuế của doanh nghiệp trong cả nước, đồng thời đưa các bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (mẫu số 02 GTGT) của các doanh nghiệp đó lên mạng thông qua một trang Web riêng của nghành. Như vậy việc kiểm tra đối chiếu của cơ quan thuế rất thuận tiện và quản lý chặt chẽ được các đơn vị.

Thứ hai: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

- Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng như: thuế, công an, viện kiểm soát, cơ quan kiểm toán... trong công tác thanh tra, kiểm tra để tránh sự chồng chéo và tạo ra sự phối hợp đồng bộ, thống nhất khi thực hiện nhiệm vụ.

- Kiểm tra từ việc tính thuế, thuế suất và quan trọng nhất là kiểm tra việc khấu trừ thuế GTGT. Khi kiểm tra phải chú ý phát hiện ra những chứng từ, hoá đơn không hợp lệ, các trường hợp kê khai trùng để trốn thuê. Thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ khi có hoá đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp, còn đối với hoá đơn bán hàng thông thường do đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cấp, hoặc hoá đơn GTGT không hợp lệ, hợp pháp thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nguyên tắc cơ bản này được ghi rất rõ ràng trong Luật

cũng làm đúng, cơ quan thuế khi kiểm tra phải đặc biệt chú ý đến điều này.

- Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, tránh gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các kết luận đưa ra phải chính xác và khách quan, đồng thời có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra.

- Các cán bộ thanh tra thuế phải là những người công minh, thật thà, chính trực, độc lập... để hạn chế đến mức tối đa việc nhận hối lộ từ phía doanh nghiệp. Về lý thuyết có thể nói như vậy, nhưng trên thực tế đây lại là một vấn đề đáng nói nhất đối với cán bộ nghành thuế của Việt Nam chúng ta. Đây là một yếu điểm lớn nhất, đáng ngại nhất nhưng thực sự lại chưa có biện pháp giải quyết triệt để.

Đây mới chỉ là biện pháp trước mắt, về lâu dài, cần phải triển khai nhiều công việc nhằm tăng thêm nhận thức về thuế trong nhân dân, phải làm sao giúp họ hiểu được nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.

2. Hiệu quả.

2.1. Đối với công ty.

Theo tôi hiệu quả của những biện pháp nêu trên đối với công ty là:

- Giảm bớt gánh nặng công việc của phòng Kế toán-Tài chính hơn nữa công tác kế toán được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm kế toán riêng sẽ đảm bảo độ chính xác cao, hạn chế tối đa rủi ro trong tính toán, thông tin được cung cấp kịp thời cho nhà quản lý. Khi có những biến động không bình thường, nhà quản lý sẽ tìm ra những hướng giải quyết nhanh hơn thay vì kiểm tra việc tính toán như trước đây.

-Việc bố trí cán bộ có chuyên môn sâu về thuế đảm nhiệm riêng mảng kế toán thuế sẽ đảm bảo sự hợp lý, nhanh chóng trong quá trình hạch toán, giải quyết thoả đáng giữa lợi ích của doanh nghiệp và các qui định của Nhà Nước.

quan thuế do đó sẽ tránh được những phiền hà không đáng có, doanh nghiệp sẽ toàn tâm toàn lực cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên để thực hiện được thì vấn đề không thể không tính đến đó là chi phí. Để có một phần mềm kế toán riêng công ty sẽ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để thuê thiết kế, thêm vào đó là chi phí huấn luyện cán bộ kế toán, chi phí trang thiết bị... Việc bố trí cán bộ thanh tra xuống kiểm tra, giám sát phòng KTTC đòi hỏi công ty phải thuê thêm nhân lực, nếu như là nguồn nhân lực vốn có của công ty thì công ty sẽ vẫn phải tăng lương cho họ, đồng thời phải bố trí người khác vào vị trí cũ của họ trước đây...

Nói chung để đạt được hiệu quả trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT thì công ty phải chấp nhận mất đi một khoản chi phí nhất định nào đó, nhưng so với hiệu quả mà nó sẽ mang lại trong tương lai thì theo tôi khoản chi phí đó là không đáng kể.

2.2. Đối với cơ quan chức năng.

Việc tiến hành những biện pháp quản lý ở trên có thể xem như một sợi dây thừng xiết chặt các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đã và đang làm chưa đúng chế độ kế toán thuế GTGT, buộc các doanh nghiệp phải làm đúng, làm đủ, hạn chế việc làm giả, ghi sai hoá đơn, chứng từ nhằm trốn thuế. Pháp luật có nghiêm minh thì người dân mới lương thiện, việc kiểm tra kiểm soát càng được tăng cường và xiết chặt bao nhiêu thì các doanh nghiệp mới làm ăn “chính nghĩa” bấy nhiêu. Điều này luôn là một chân lý không bao giờ thay đổi.

Tuy nhiên, để thực hiện được những điều trên thì không phải là trong một sớm một chiều, mặt khác chi phí và công sức bỏ ra cũng không phải là nhỏ, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tính đến hiệu quả lâu dài của nó khi mà Việt Nam chúng ta đang bước đầu hoà nhập vào nhịp sống sôi sục của nền kinh tế thế giới.

Ngày 1/1/1999 có thể được coi như một mốc quan trọng đánh dấu một bước nhảy của chế độ thuế, đó là thời điểm Luật thuế GTGT được chính thức áp dụng tại Việt Nam, kéo theo chế độ kế toán cũng thay đổi cho phù hợp. Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua, Luật thuế mới này cũng đã phần nào phát huy được những tác dụng tích cực đối với nền kinh tế đất nước, nhưng những vướng mắc, khó khăn trong quá trình vận dụng nó vào điều kiện kinh doanh thực tế của doanh nghiệp thì lại tồn tại rất nhiều.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán thuế

GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng” là luận văn tốt nghiệp, bởi theo tôi thuế

GTGT là một vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và sẽ còn được bàn luận, sửa đổi nhiều trong tương lai.

Đề tài này góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề trong Luật thuế GTGT và chế độ kế toán thuế GTGT, góp phần hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán Việt Nam bởi vì đề tài này không chỉ đề cập đến những vấn đề riêng có tại Công ty Xi Măng Hải Phòng mà còn đề cập đến những vấn đề chung về Luật thuế GTGT và chế độ kế toán thuế GTGT.

Trong điều kiện thời gian, tài liệu và kiến thức có giới hạn, luận văn này còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc.

MỤC LỤC

ChươngI. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT.

I-lý luận chung về thuế GTGT. 1. Bản chất của thuế GTGT. 1.1. Giá trị gia tăng.

1.2. Thuế GTGT.

2. Các qui định về thuế GTGT.

2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT. 2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế.

2.3. Thủ tục kê khai thuế, nộp thuế.

Một phần của tài liệu thue_17_ (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w