Một số đề suất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.

Một phần của tài liệu thue_17_ (Trang 76 - 80)

GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.

Căn cứ vào những nhận xét đã nêu ở chương II, tôi xin có một số đề suất như sau:

1. Về chứng từ:

Công ty nên tiến hành lập bảng kê bán lẻ tại các cửa hàng bán lẻ để một mặt là thực hiện theo đúng qui định, mặt khác là để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý các kênh phân phối sản phẩm, đồng thời nhằm theo dõi riêng việc bán lẻ hàng hoá để kịp thời đưa ra những giải pháp điều chỉnh khi có những biến động bất lợi của thị trường.

2. Về tài khoản kế toán.

- Theo tôi việc hạch toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại vào tài khoản 627(8) và 642(8) là chưa hợp lý, vì đây là chi phí dịch vụ mua ngoài chứ không phải là chi phí bằng tiền khác, ta nên hạch toán các khoản phí này vào tài khoản 627(7) và 642(7) như vậy sẽ đúng với nội dung của các tài khoản đó.

- Như phần “vận dụng tài khoản “ ở chương II đã phản ánh, nghiệp vụ bán Cút Sinê 800$ gia công hoàn chỉnh, số tiền thu được kế toán phản ánh trên TK 711- Thu nhập khác, nhưng khi kết chuyển giá vốn lại ghi Có TK 155- Thành phẩm, như vậy là chưa đúng, theo tôi Cút Sinê 800$ gia công hoàn chỉnh là do công ty sản xuất ra, không phải là phế liệu, hơn nữa thu nhập từ việc bán nó là khá lớn, nên phản ánh khoản thu đó trên TK 511- Doanh thu bán hàng, còn bút toán kết chuyển giá vốn vẫn giữ nguyên, tức là phản ánh trên TK 155- Thành phẩm.

Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn bị lỗ nhưng kết quả tài chính thì lại lãi bởi vì lợi nhuận từ hoạt

sớm càng tốt.

3. Về sổ sách kế toán.

- Công ty nên mở thành 2 sổ chi tiết tài khoản cấp II để theo dõi thuế GTGT đầu vào, đó là:

+Sổ chi tiết tài khoản 1331-Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ

+Sổ chi tiết tài khoản 1332-Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Không nên theo dõi chung hai khoản thuế đầu vào này vào một sổ chi tiết tài khoản 133 như Công ty đang làm.

- Tên gọi sổ chi tiết TK 3331-Thuế GTGT đâu ra theo tôi nên đổi thành sổ chi tiết TK 33311- Thuế GTGT đầu ra, bởi vì tên gọi của TK 3331 chỉ là thuế GTGT, gồm 2 tài khoản cấp III:

+TK 33311-Thuế GTGT đầu ra

+TK 33312- Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.

Tên gọi của sổ chi tiết TK 3331 như vậy là không phản ánh đúng nội dung kinh kế của TK 3331.

- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được phản ánh vào sổ Nhật ký chung, như vậy khối lượng ghi chép là rất lớn gây khó khăn cho việc theo dõi. Theo tôi công ty nên mở thêm một số sổ Nhật ký chuyên dùng để theo dõi một số loại nghiệp vụ chủ yếu như mua hàng, bán hàng, chi tiền, thu tiền, để cuối tháng kế toán thuế GTGT có thể lấy số liệu tổng hợp từ các Nhật ký chuyên dùng đó để đối chiếu số liệu đã tổng hợp được trên các sổ chi tiết.

Dưới đây là một số mẫu sổ Nhật ký chuyên dùng công ty nên mở thêm:

SỔ NHẬT KÝ THU TIỀNNgày Ngày tháng ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI Ghi nợ TK 111 (112)

Ghi có các tài khoản Tài khoản khác

Số ngà

y 511 711 ...

Số

hiệu Số tiền 77

SỔNHẬT KÝ CHI TIỀN NHẬT KÝ CHI TIỀN Ngày tháng ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI Ghi có TK 111 (112)

Ghi nợ các tài khoản Tài khoản khác Số ngà y 152 331 ... Số hiệu Số tiền SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG Ngày tháng ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI Phải trả người bán (Có TK 331) Ghi nợ các tài khoản Tài khoản khác Số ngày 152 153 ... Số hiệu Số tiền

SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Ngày Ngày tháng ghi sổ Chứng từ DIỄN GIẢI Phải thu của khách hàng(N

Ghi có tài khoản

doanh thu Ghi chú

Số ngày Hàng hoá Thành phẩm Dịch

vụ

Bên cạnh những đề suất trên em còn có thêm một vài đề suất nhỏ nữa trong công tác quản lý nhân sự và những công việc cần thiết khác mà công ty nên triển khai thực hiện thêm, đó là:

- Việc bố trí nhân sự trong phòng kế toán- tài chính phải được xem xét lại, nên bố trí một nhân viên kế toán chỉ chuyên theo dõi thuế, còn mảng kế toán tiền mặt mà cán bộ này đang kiêm nhiệm nên giao cho người khác theo dõi, bởi vì đây là một công ty lớn, nghiệp vụ phát sinh nhiều, do vậy khối lượng công việc về thuế, đặc biệt là thuế GTGT cũng rất nhiều, để việc kê khai thuế hàng tháng và cập nhật thông tin về thuế thực sự nhanh thì công ty nên có một kế toán chỉ chuyên theo dõi về thuế.

- Sau mỗi một niên độ kế toán, công ty nên tiến hành phân tích tình hình nộp thuế GTGT thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính, dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản cần phân tích:

+Tỷ suất thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp trong kỳ phải nộp trong kỳ Tổng doanh thu thuần

+ Tỷ suất khấu trừ Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thuế GTGT Tổng thuế GTGT đầu ra

79 =

Chỉ tiêu này cho ta thấy một đồng thuế GTGT đầu ra có bao nhiêu đồng được khấu trừ.

+ Tỷ suất nộp Thuế GTGT đã nộp

thuế GTGT Tổng thuế GTGT phải nộp

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nộp thuế GTGT, cho thấy một đồng thuế GTGT phải nộp có bao nhiêu đồng đã nộp.

...

Việc tiến hành phân tích các chỉ tiêu về thuế GTGT trên BCTC là hết sức cần thiết và quan trọng, một mặt để theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước, mặt khác để thấy được xu hướng biến động của cãc chỉ tiêu qua các năm để từ đó công ty tiến hành xây dựng các kế hoạch tài chính-phần quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của toàn công ty.

Một phần của tài liệu thue_17_ (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w