Những vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết khi ra nhập Công ước La Hay 1993.

Một phần của tài liệu Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con giữa các nước (Trang 39 - 45)

cộng đồng quốc tế hiêủ rõ hơn thiện chí của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng, qua đó tăng cường hỗ trợ về kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, góp phần giảm bớt tình trạng trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh.

Thứ sáu, việc tham gia Công ước La Hay không triệt tiêu khả năng kí kết các hiệp định song phương (theo Điều 39 Công ước) mà ngược lại chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế song phương về nuôi con nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Công ước trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên Công ước.

Như vậy, việc Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1993 sẽ là thuận lợi về mặt pháp lý để đảm bảo lợi ích tốt nhất đối với những trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi ; công dân nước ngoài thường trú tại các nước đã gia nhập công ước có quyền được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, việc tham gia Công ước có ý nghĩa quốc tế lớn, đánh dấu bước phát triển của Việt Nam vào quá trình thống nhất hoá các quy phạm tư pháp quốc tế. Đây là dịp để Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế - lĩnh vực còn mới mẻ nhưng càng trở nên quan trọng đối với nước ta trong thời kì mở cửa và hội nhập hiện nay.

2.2.3 Những vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết khi ra nhập Công ước La Hay 1993. La Hay 1993.

Quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau luôn đòi hỏi mỗi quốc gia phải hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách của mình. Trong bối cảnh hiện nay, việc Nhà nước ngày càng tham gia một cách sâu, rộng vào các quan hệ quốc tế, hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhằm tranh thủ kinh nghiệm, vốn, trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật để xây dựng đất nước, làm một minh chứng về thiện chí, nỗ lực và quyết tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc gia nhập Công ước La Hay 1993 về nuôi con nuôi, đối với

Việt Nam, cũng không nằm ngoài những mục tiêu quan trọng đó. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, trước hết chúng ta phải tự hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, tạo cơ sở pháp lý an toàn, vững chắc và có độ tin cậy cao cho việc giải quyết và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Đó cũng là yêu cầu của quốc tế, trước khi chúng ta có thể chính thức tuyên bố gia nhập Công ước La Hay 1993 về nuôi con nuôi.

* Về các quy định của pháp luật về con nuôi nước ngoài của Việt Nam.

Qua việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh vực con nuôi nước ngoài, có thể nhận thấy một số quy định trong pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không phù hợp với các quy định của Công ước La Hay 1993. Bên cạnh đó Tại Điều 40 của Công ước La Hay 1993 quy định “Không chấp nhận việc đưa ra bảo lưu đối với Công ước “. Do vậy, để gia nhập Công ước La Hay 1993, Việt Nam cần giải quyết những vấn đề sau :

Thứ nhất, Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Cơ quan Trung ương về

Con nuôi quốc tế - Cục Con nuôi quốc tế mới được thành lập theo Nghị Định 62/2003/NĐ-CP và Quyết định số 337/2003/QĐ-BTP ngày 05/08/2003 về thành lập Cục Con nuôi quốc tế, do vậy vẫn chưa có đủ thẩm quyền cần thiết. Theo quy định của Công ước La Hay và thực tiễn ở các nước thành viên cho thấy, mỗi quốc gia thành viên phải có một Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế đủ khả năng để có thể thực hiện một cách có hiệu quả chức năng , nhiệm vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Kinh nghiệm của Nước gốc - nước cho con nuôi - cho thấy, Cơ quan Trung ương về Con nuôi quốc tế thường là cơ quan thuộc một Bộ, ngành nào đó ở Trung ương (như Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động hoặc Phúc lợi xã hội). Đây là cơ quan có đầy đủ chức năng và thẩm quyền trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ và cho ý kiến giải quyết việc người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị Định 68/2002/NĐ-CP thì việc người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được tiến hành bằng thủ tục hành chính, thông qua Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký. Mặc dù Cục Con nuôi quốc tế là Cơ quan thuộc Bộ Tư pháp nhưng Cục

Con nuôi quốc tế chỉ thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và trực tiếp tham gia vào việc xem xét cho ý kiến giải quyết đối với các hồ sơ cụ thể. Như vậy vấn đề bất cập hiện nay là Cục con nuôi quốc tế không trực tiếp quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi, mà chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định. Do vậy trong trường hợp ý kiến của Cục Con nuôi quốc tế khác ý kiến của Sở Tư pháp và của UBND cấp tỉnh thì sự việc trở nên phức tạp hơn. Như vậy cần thiết phải có sự phân định thẩm quyền một cách rõ ràng giữa Cục Con nuôi quốc tế với Sở Tư pháp và UBND cấp tỉnh hiện nay, để phù hợp hơn với quy định của Công ước La Hay 1993 và sớm ra nhập Công ước này.

Thứ hai, Công ước La Hay 1993 quy định : Người mẹ chỉ có thể đồng ý cho trẻ làm con nuôi sau khi đứa trẻ ra đời. Quy định này cũng được ghi nhận trong pháp luật của hầu hết các nước, nhưng ở Việt Nam vấn đề này chưa được quy định nên đã gây ra lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục nuôi con nuôi giữa các nước. Để gia nhập Công ước, Việt Nam cần sớm giải quyết vấn đề này.

Thứ ba, về thời gian thử thách. Công ước La Hay 1993 quy định : Trong thời gian thử thách nếu cơ quan trung ương của nước nhận cho rằng nếu để cho cha mẹ nuôi tương lai tiếp tục chăm sóc trẻ không còn đáp ứng một cách tốt nhất lợi ích của trẻ thì cơ quan này sẽ đưa trẻ ra khỏi gia đình cha mẹ nuôi tương lai và giao trẻ cho một gia đình khác chăm sóc (có sự tham khảo ý kiến của cơ quan trung ương nước gốc hoặc thu xếp cho trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng khác, trong trường hợp cần thiết thì cơ quan này có thể cho trẻ hồi hương. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không quy định về thời gian thử thách và vì vậy cũng không có cơ quan nào trực tiếp phụ trách giải quyết đối với những trường hợp các em được gửi trả lại. Đây là vấn đề mà Việt Nam gặp phải trong quá trình gia nhập Công ước La Hay 1993.

Thứ tư, về mối quan hệ giữa trẻ đã được cho làm con nuôi và cha mẹ đẻ.

Công ước quy định : Việc công nhận nhận con nuôi bao gồm việc công nhận sự cắt đứt mối liên hệ tồn tại trước đó giữa trẻ đã được cho làm con nuôi và cha mẹ đẻ nếu việc nhận con nuôi này có hậu quả như vậy tại nước nơi thực hiện việc nhận con nuôi đó. Theo quy định này, giữa cha mẹ đẻ và trẻ không còn bất cứ

một mối quan hệ pháp lí nào. Nhưng theo pháp luật Việt Nam, việc nhận con nuôi không làm cắt đứt mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa cha mẹ đẻ và trẻ đã được cho làm con nuôi. Đứa trẻ đã được cho làm con nuôi vẫn có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ và ngược lại, cha mẹ đẻ vẫn có quyền thừa kế tài sản của người con đã cho làm con nuôi.

Đồng thời tại Điều 30 Luật quốc tịch Việt Nam quy định, “trẻ em Việt

Nam làm con nuôi người nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, trẻ em nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam kể từ khi việc nuôi con nuôi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận”.

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam việc nhận con nuôi làm phát sinh sự tồn tại song song hai mối quan hệ : Mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ đẻ và mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật Việt Nam và quy định của Công ước. Đây là vấn đề phải đặc biệt lưu ý khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993.

* Tổ chức con nuôi trong nước - tổ chức được uỷ quyền.

Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước - tổ chức được uỷ quyền. Đây là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Công ước La Hay. Các nước cho trẻ em làm con nuôi hiện nay ( Trung Quốc, Hàn Quốc …) đều có tổ chức con nuôi trong nước và đây chính là tổ chức được uỷ quyền để giúp Cơ quan trung ương về Con nuôi quốc tế thực hiện nhiều hoạt động trong khuôn khổ Công ước La Hay. Tuy nhiên, việc cho phép thành lập một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi hiện nay là một vấn đề hệ trọng cần phải tính toán xem xét kỹ càng. Thực tiễn của các nước thành viên Công ước La Hay cho thấy: tổ chức con nuôi được uỷ quyền đã và đang làm rất nhiều việc từ điều tra xã hội về hoàn cảnh, điều kiện của cha mẹ nuôi, con nuôi, đến những giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ nhân đạo cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ và trẻ em kể cả giúp đỡ về tài chính cho hoạt động này. Đồng thời, việc cho phép tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi sẽ tạo ra cầu nối giữa tổ chức con nuôi nước ngoài và các cơ sở nuôi dưỡng và các cơ quan trong nước trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Vì Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước cho nên những công việc liên quan đến giới thiệu trẻ em, liên hệ với người xin nhận con nuôi, xác

minh hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc của trẻ em, đều phải do các Trung tâm nuôi dưỡng và Bảo trợ trẻ em, Sở Tư pháp và cơ quan Công an tiến hành. Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau do vậy các cơ quan chính quyền địa phương đã không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này được. Do vậy, việc thành lập tổ chức con nuôi trong nước là một đòi hỏi tất yếu trước khi gia nhập Công ước La Hay 1993, đảm bảo cho quá trình giải quyết nuôi con nuôi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

* Hiện tượng môi giới, trung gian nói chung là hiện tượng tồn tại ở nhiều nước. Nhưng trong lĩnh vực môi giới, trung gian về nuôi con nuôi ở Việt Nam, bên cạnh những mặt tích cực thì còn rất nhiều tồn tại bất cập đã và đang xảy ra. Nhiều hoạt động môi giới, trung gian tỏ ra công khai, bất chấp pháp luật, chỉ nhằm mục đích thu lời .Nhưng từ khi có Nghị Định 68/2002/NĐ-CP, hoạt động này đã chuyển sang các hình thức hoạt động khác tinh vi hơn, kín đáo hơn nhưng cũng phức tạp hơn.

Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là vì Việt Nam chưa cho phép thành lập tổ chức con nuôi trong nước hoạt động trong lĩnh vực này. Ngoài ra, sự hấp dẫn về lợi ích kinh tế có thể được coi là động cơ chính trong khi sự quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý của chúng ta còn nhiều hạn chế. Cùng với đó, là sự tiếp tay, đồng tình của những người trực tiếp tham gia vào việc giải quyết nuôi con nuôi, đã làm cho tình trạng môi giới, trung gian không thể kiểm soát được. Những khoản thu lợi bất chính cũng phát sinh từ đây. Nếu chúng ta không có giải pháp kiên quyết để hạn chế và khắc phục hiện tượng này, thì với việc gia nhập Công ước La Hay, hoạt động môi giới, trung gian về nuôi con nuôi vì động cơ lợi nhuận sẽ vô cùng khó kiểm soát, bởi khi đó công dân của nhiều nước thành viên Công ước sẽ vào xin con nuôi Việt Nam.

* Sức ép của các nước thành viên khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993.

Đây là một thách thức mà chúng ta phải tính đến khi gia nhập Công ước La Hay 1993 về nuôi con nuôi. Trên nguyên tắc điều ước, chúng ta khó có thể từ chối đối với trường hợp người thường trú tại bất kỳ nước thành viên nào xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Mặt dù, Việt Nam có quyền từ chối việc cho trẻ em đó làm con nuôi tại một nước thành viên cụ thể vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhưng trên thực tế , người thường trú tại một nước thành viên bất kỳ của

Công ước xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước đó với Việt Nam không có quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá ; không có quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự thì rõ ràng sự việc trở nên phức tạp.

Mặt khác, xét trên khía cạnh bình đẳng trong quan hệ đa phương (với tư cách đều là quốc gia thành viên Công ước) và khía cạnh hỗ trợ kỹ thuật giữa các tổ chức con nuôi của các nước thành viên có các dự án, chương trình hỗ trợ nhân đạo với các nước không có dự án hỗ trợ, đã cho thấy sự bất bình đẳng trong quan hệ nuôi con nuôi. Khi đó, các cơ sở nuôi dưỡng của ta khó có thể chấp nhận cho trẻ em đi làm con nuôi tại những nước không có dự án hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Đây là một lý do tế nhị trong việc từ chối cho nhận con nuôi, mặc dù dưới khía cạnh nhân đạo của việc cho con nuôi thì ít nhiều đã bị ảnh hưởng.

Như vậy, việc Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước là đỏi hỏi tất yếu để giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam đồng thời bảo về quyền lợi trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn bất cập trong việc giải quyết cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993. Việc khắc phục những khó khăn bất cập kể cả từ phương diện cơ chế, chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành là một công việc vô cùng nặng nề và phức tạp không thể làm xong một sớm một chiều.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con giữa các nước (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w