GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY CẦM CỐ CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘI TRONG THỜ
3.3.2 Kiến nghị với NHNN.
Về góc độ kiểm soát mà nói, nghiệp vụ cho vay cầm cố cổ phiếu là nghiệp vụ mới, có tính rủi ro cao nên cũng cần có những quy định để hướng dẫn về mặt quản lý Nhà nước, những hướng dẫn đó cũng đồng thời có giá trị kiểm soát, tránh
việc các NHTM chạy theo giá thị trường để mở rộng cho vay. Tuy nhiên, kiểm soát ở đây không có nghĩa là ngăn chặn hay giới hạn việc cho vay. Hơn ai hết, chính các NHTM cần chủ động, tự mình quản trị rủi ro cho mình. Với thời gian triển khai chưa dài, các NHTM cần tự mình đánh giá lại để có biện pháp pháp gia tăng quản lý tín dụng cần thiết. Đối với cơ quan quản lý, việc điều chỉnh cần phải bằng quy chế chứ chứ không nên có những can thiệp mang tính hành chính ngắn hạn dựa trên cảm nhận rủi ro nhiều hay ít. Do đó, NHNN chỉ nên quy định khung quản lý phù hợp với Luật các TCTD và đưa ra cảnh báo chứ không can thiệp sâu vào nghiệp vụ cụ thể và hoạt động kinh doanh của các NHTM và phối hợp với các cơ quan có liên quan để quản lý vĩ mô.
NHNN Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản sau: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các doanh nghiệp; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc lập dự phòng rủi ro.
KẾT LUẬN
Hội nhập là quá trình tất yếu sẽ diễn ra vì vậy các Ngân hàng chỉ có thể học hỏi và đổi mới mình để thích nghi chứ không thể tránh được. Đặc biệt là các Ngân hàng nhỏ, năng lực còn thấp thì lại càng phải nhanh chóng thích nghi, nếu không sẽ bị đào thải. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO nên không chỉ các doanh nghiệp mà các tổ chức tài chính, tín dụng cũng phải cạnh tranh một cách công bằng với các tổ chức nước ngoài. Không còn có sự phân biệt sân chơi giữa các thành phần kinh tế, dó đó kẻ mạnh, thích nghi nắm bắt nhanh sẽ là người chiến thắng. Trong bối cảnh đó đòi hỏi ngành Ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực về mọi mặt đặc biệt là năng lực quản trị rủ ro. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng không phải là vấn đề mới song nó luôn là chủ đề được đưa ra bàn luận thường xuyên. Đặc biệt là các nghiệp vụ mới thì vấn đề hạn chế rủi
ro được bàn luận sôi động hơn bao giờ hết. Điều đó là rất cần thiết cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Trong chuyên đề này, em chỉ đưa ra vài ý kiến đóng góp về một mảng nhỏ đó là hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu nói chung và tại Ngân hàng Đông Nam Á nói riêng, nhưng vì hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài viết không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính và các cô chú, anh chị cán bộ của Ngân hàng Đông Nam Á để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!