- Bảo đảm tiền vay được coi là điều kiện bắt buộc để khách hàng
2.1.4 Các hoạt động nghiệp vụ chính
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhánh tài sản có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư sũng như từ khú vực liên Ngân hàng đều đước VPBank khai thác triệt để.
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank đặc biệt quan tâm strong năm 2004. Trong khu vực dân cư, VPBank đã thực hiện liên tiếp 3
đợt huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng, được người gửi tiền hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt trong dịp cuối năm 2004, VPBank còn đưa ra hình thức huy động mới: "tiết kiệm VNĐ được bù trượt giá USD". Sản phẩm này đáp ứng được tấm lý của khách hàng e ngại sự mất giá của VNĐ so với USD nhưng lại muốn hưởng lãi suất cao của tiền VNĐ. Nhờ vậy, kết quả huy động vốn đạt được khá cao.
Trong khu vực liên ngân hàng, trong năm 2004, VPBank tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các Ngân hàng bạn để kinh doanh tiền tệ nên đã thu được nguồn lợi đáng kể từ thị trường này.
Kết quả đến năm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 3.872 tỷ đồng, tăng 75% so với thực hiện năm 2003, trong đó riêng tiền tiết kiệm đạt 1.541 tỷ đồng, tăng 49% so với thực hiện năm 2003. Huy động trên thị trường liên ngân hàng được trên 2.000 tỷ đồng, tăng 112% so với thực hiện năm 2003. Nhìn chung, các đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch huy động vốn.
Trong năm 2005, Hoạt động huy động vốn được VPBank đặc biệt quan tâm. Do đó, các hoạt động huy động vốn từ khú vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều đợc chú trọng khai thác triệt để.
Trong lĩnh vực huy động tiền gửi từ khu vực dân cư, năm 2005 VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt khuyến mại huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng, được người gửi tiền hưởng ứng nhiệt tình (chương trình "VPBank gửi tài lộc đầu xuân", chương trình "tiếp nối niềm vui", chương trình "vui cùng sinh nhật VPBank"). Đầu tháng 3/2005, VPBank đã đưa ra một hình thức huy động vốn "tiết kiệm VNĐ được đảm bảo bằng USD). Thêm vào đó, việc VPBank mở thêm 10 chi nhánh mới trong năm 2005, kèm theo các chương trình khuyến mại riêng cho khách hàng nhân dịp khai trương cũng đã thu hút rất nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả đến hết năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 5.645 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19% và tắng gần 2.000 tỷ đồng (tương đướng tắng
74%) so với năm 2004, trong đó riêng tiền tiết kiệm đ 2.704 tỷ đồng, vượt kế hoạch 22%, tăng 1.200 tỷ đồng (tương đương tăng 75%) so với năm 2004. Riêng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng đạt trên 2.428 tỷ đồng, vượt kế hoạch 6%, tăng 21% so với năm 2004.
Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trong năm 2005, cuộc cháy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại diến ra rất mạnh. Năm 2006, mức độ cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng không còn sôi động như những năm trước, nhưng các ngân hàng lại tăng cường các chiến dịch khuyến mãi với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn như nhà biệt thự, cắn hộ chung cư cao cấp, ô tô… thêm vào đó, sự phát triển khá sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm dịch chuyển luồng vốn dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán.
Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của TCKT và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006.
Tình hình huy động vốn của VPBank được cụ thể theo các số liệu sau: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nguồn vốn huy động 5.638,001 100% 9.065,194 100% 15.355 100% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 4.397,641 83% 7.252,155 78% 12243,65 80% Trung, dài hạn 1.240,360 17% 1.813,039 22% 3111,35 20% Phân theo cơ cấu
Huy động thị trườngI 3.209,771 48% 5.678,45 8 57% 12.941 63% Huy động thị trườngII 2.398,230 52% 3.386,736 43% 2.414 37%
Bảng: Tình hình huy động vốn của VPBank năm 2004 – 2006
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng.
Năm 2004 là năm tình hình đầu tư trong nước có phần chững lại, đặc biệt là hoạt động kinh doanh bất động sản lâm vào tình trạng khủng hoảng, nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
Đối với VPBank, tuy trong điều kiện khó khăn nhưng bằng nhiều giải pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhằm rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, tăng cường tiếp thị, quảng bá hình ảnh của VPBank nên cũng đạt được mưc tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan:
- Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2004 đạt 2.155 tỉ đồng, tăng 23% so với thực hiện năm 2003.
- Dư nợ cho vay đạt 1.865,4 tỷ đồng, tăng 22% so với thực hiện năm 2003.
- Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 94,8 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2003.
Năm 2004 là năm VPBank đạt được thành công ngoài dự kiến trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Nợ qúa hạn của VPBank đã giảm từ 13,2% vào cuối năm 2003 xuống còn 0,5% và cuối năm 2004.
Trong năm 2005, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn giữ vững theo phương châm "bảo thủ", không phát triển nóng bỏng cách nới lỏn điều kiện tín dụng. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng khá, cao gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng năm 2006.
Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2005 đạt 3.193 tỷ đồng, tăng 1.78 tỷ đồng (tương đương 82%) so với năm2004. Dư nợ tín dụn toàn hệ thống tính đến 31/12/2005 đạt 3.014 tỷ đồng, vượt 9% so với kế hoạch, tăng gần 1200 tỷ đồng (tương đương tăng 62%) so với năm 2004.
Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và quy chế của VPBank chỉ ở mức 0,75% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Vẫn tiếp tục giữ vững và phát huy những thành tựu của hoạt động tín dụng, vào năm 2006 doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 6.594 tỷ đồng, tăng 2.681 tỷ đồng (tương đương tăng 68%) so với năm 2005. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2006 đạt 5.031 tỷ đồng, vượt 17% so với kế hoạch, tăng 2.017 tỷ đồng (tương đương tăng gần 67%) so với năm 2006. Trong 6 tháng đầu năm 2007 của CN VPBank trên toàn hệ thống vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nỗ lực tiếp thị đến khách hàng mới, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng cũ, vì vậy mà trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động
tín dụng của VPBank vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ cho vay đến 30/06/2007 đạt 7.837 tỷ đồng, tăng 2.806 tỷ đồng so với cuối năm 2006 và tăng hơn gấp đôi dư nợ tín dụng của hệ thống cùng kỳ năm ngoái, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 7.447 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 4.270 tỷ đồng chiếm 54% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 6 là 0,43%. Một số CN đó vượt kế hoạch tăng dư nợ cả năm 2007, đú là: CN Thăng Long vượt kế hoạch 27%, CN Bắc Giang vượt kế hoạch 8%.
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng chiếm 95 % tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%.
2.1.4.3 Hoạt động kinh doanh khác.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh liên Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VPBank bao gồm các dịch vụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi.
Trong năm 2006, tổng doanh số mua ngoại tệ là 1065 triệu USD (tăng 438 triệu USD so với năm 2005), doanh số bán là 475 triệu USD (tăng 155triệu USD so với năm 2005)Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ đạt 3,16 tỷ đồng).
Năm 2007, tổng doanh số mua ngoại tệ là 1138,5 triệu USD (tăng 631 triệu USD so với năm trước), doanh số bán là 564 triệu USD (tăng 87 triệu USD so với năm 2006).
Năm 2006, VPBank đã mua 5.955 tỷ đồng trái phiếu. Số dư chứng từ có giá đến cuối năm còn 3047. tỷ đồng. Thu lãi giấy tờ có giá đạt1882,4 tỷ đồng, tăng gấp2 lần năm 2005.
Doanh số mua kỳ phiếu, trái phiếu năm 2007 là 9.653 tỷ đồng, tăng 2.698 tỷ đồng so với năm 2006. Giá trị kỳ phiếu, trái phiếu đến hạn thanh toán là 1546 tỷ đồng; số dư chứng từ có giá đến cuối năm còn 2.047 tỷ đồng - tăng 1.387 tỷ đồng so với 2006. Tất cả các trái phiếu, kỳ phiếu mà VPBank tham gia mua bán trong thời gian qua đều có nguồn gốc từ Kho bạc Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành.
Hoạt động đầu tư:
Tổng số tiền góp vốn mua cổ phần tính đến ngày 31/12/2006 là 21.979 triệu đồng. Thu nhập từ tiền cổ tức năm 2006 là 9.465 triệu đồng.
Tổng số tiền góp vốn mua cổ phần tính đến ngày 31/12/2004 là 32.657 triệu đồng. Thu nhập từ tiền cổ tức năm 2007 từ hoạt động trên là12 ,374 tỷ đồng.
Hoạt động thanh toán quốc tế
Các hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2004 có xu hướng tăng: - Doanh số mở L/C nhập khẩu đạt gần 27 triệu USD, tăng 3,8 triệu USD so với năm 2003.
- Doanh số thông báo L/C xuất: toàn hệ thống thực hiện được 6 triệu USD. Số bộ chứng từ chiết khấu qua VPBank là119 bộ, trị giá 3,1 triệu USD.
Tổng số phí dịch vụ thanh toán quốc tế thu được toàn hệ thống là 3,9 tỷ đồng, tăng 500 triệu đồng so với năm trước.
Năm 2005, hoạt động thanh toán quốc tế có xu hướng tăng trưởng tốt:
- Doanh số mở L/C nhập khẩu đạt 38,8 triệu USD, tăng 11 triệu USD so với năm 2004.
- Số thông báo L/C xuất đạt 6,2 triệuUSD. Số bộ chứng từ chiết khấu qua VPBank là 53 bộ, trị giá 1,56 triệu USD.
- Chuyển tiền thanh toán quốc tế (TTR): Doanh số chuyển tiền toàn hệ thống đạt 44,6 triệu USD, tăng 15,5 triệu USD.
- Tổng số phí dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống thu được là 4 tỷ đồng, tăng 500 triệu đồng so với năm trước.
Năm 2006, các chỉ tiêu về hoạt động này như sau:
- Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2006 đạt hơn 61 triệu USD, tăng 60% so với năm 2005.
- Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2005.
- Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2005.
Năm 2007 , hoạt động TTQT của VPBank vẫn tăng trưởng đều đặn, trị giá L/C nhập khẩu mở trong 6 tháng đầu năm đạt 36,5 triệu USD tăng 9,6 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số chuyển tiền TTR 6 tháng đạt gần 75 triệu USD, tăng hơn 48 triệu USD so với 6 tháng đâu năm 2006. Thu phí dịch vụ luỹ kế 6 tháng đạt hơn 3 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006
Nhìn chung, hoạt động Thanh toán Quốc tế của VPBank tăng trưởng khá tốt, đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ.
Chuyển tiền trong nước
Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, việc chuyển tiền trong nước thông qua VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Điều này được khẳng định qua các con số cụ thể sau đây:
Doanh số chuyển tiền toàn hệ thống năm 2005 đạt 4.315 tỷ đồng, phí chuyển tiền trên toàn hệ thống thu được gần 2 tỷ đồng.
Năm 2006, doanh số chuyển tiền toàn hệ thống đạt 7.010 tỷ đồng, tăng 2.7695 tỷ đồng so với năm 2004 và tăng 71% kế hoạch năm. Phí dịch vụ chuyển tiền trên toàn hệ thống thu được 2.7 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005 và tăng 46% kế hoạch năm.
Năm 2007, doanh số chuyển tiền đạt 9.351 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2005. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được năm 2007 là 5 tỷ đồng, con số này tuy khá khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được những những tăng trưởng nhất định.
Hoạt đông kiều hối
Năm 2004, tổng số điểm chi trả kiểu hối là 210 điểm, tăng 15 điểm so với năm 2003. Tổng doanh số chi trả kiểu hối các loại đạt 11,6 triệu USD và 6,2 tỷ đồng, trong đó chi trả qua W.U là 3,87 triệu USD và 6,2 tỷ đồng. Toàn hệ thống thu phí dịch vụ kiều hối được 74,7 ngàn USD, tương đương 1,2 tỷ đồng.
Năm 2005, tổng số đại lý chi trả Westers là 227 điểm, tăng 17 điểm so với năm 2004. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 24,6 triệu USD và 15 tỷ đồng (tăng 13 triệu USD và 8,8 tỷ đồng), trong đó chi trả qua W.U là 9,36 triệu USD và 15 tỷ đồng. Toàn hệ thống thu phí dịch vụ kiều hối được 2,98 tỷ đồng (tăng 1,78 tỷ đồng so với năm trước).
Năm 2006, tổng số đại lý chi trả Western Union là 225 điểm. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng, trong đó VPBank trực tiếp chi trả 6,4 triệu USD và 5,2 tỷ đồng, phần còn lại được chi trả qua các đại lý phụ. Trong năm 2006, trung tâm kiều hối VPBank đã tái cấu trúc nhân sự và tuyển dụng trung tâm điều hành từ TP. Hồ Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, vì vậy, công tác này được tăng cường tốt hơn.
Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt trong n ăm 2007, tỷ lệ nợ xấu của toàn Lũy kế đến cuối tháng 6/2007 doanh số chi trả Western Union của VPBank đạt 12,6 triệu USD (tương đương 203 tỷ
đồng). Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 700 ngàn USD (tương đương 11,3 tỷ đồng). Tổng số phí Western Union thu được 6 tháng là 170 ngàn USD (tương đương 2,7 tỷ đồng) trong đó riêng tháng 6 số phí thu được là 37 ngàn USD.ến nay, số điểm giao dịch chi trả kiều hối trên toàn hệ thống đang hoạt động là 340 điểm, riêng trong tháng 6 phát triển thêm 21 điểm chi trả hàng
2.2 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank.