Xác định vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Việc ước lượng chính xác rủi ro vỡ nợ của khách hàng vay và danh mục đầu tư, có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư, mỗi tổ chức ngân hàng và hệ thống tài chính mà ngân hàng đang hoạt động. Rủi ro vỡ nợ được ước lượng được một cách chính xác không chỉ có ý nghĩa cho việc định giá đúng cho các khoản vay, tuân thủ các các quy định pháp lý …mà còn nhằm đích thanh khoản sau này và ngăn ngừa những khủng khoảng tafi chính có thể xảy ra trong tuơng lai.

Ngày nay, tất cả các ngân hàng hoạt động trong một quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế, các ngân hàng phát triển mạnh đều liên kết hết sức chặt chẽ với nhau và có thể đủ lớn để có những ảnh hưởng đáng kể đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Một ngân hàng gặp vấn đề trong thanh khoản(có thể ro một vài sai lầm trong việc ước tính rủi ro vỡ nợ của một số khách vay), có thể gây ra một phản ứng dây chuyền cho các ngân hàng khác và thậm chí cho cả khu vực mà ngân hàng đang hoạt động. Có thể minh chứng cho điều này bằng sự kiện công ty LTCM ở Mỹ trong giai đoạn 1997-1998 khi ước tính sai rủi ro vỡ nợ của trái phiếu chính phủ Nga, các ngân hàng thương mại đã cho LTCM vay những món tiền lớn và đã làm sụp đổ gần như toàn bộ hệ thống ngân hàng của Mỹ. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã phải can thiệp rất tích cực trong vấn đề này.

Một thí dụ minh hoạ khác là trường hợp tất cả các ngân hàng hoạt động trong khu vực Đông Nam Á, trước cuộc khủngkhoảng tài chính đã cho khách hàng vay những khoản tiền lớn bằng đồng USD, trong khi những người vay nợ lại dùng đồng nội tệ để trả nợ. Các ngân hàng đã ước tính rằng khả năng giảm giá của đồng nội tệ là thấp(thậm chí có khi không đánh giá)

trong các quyết định cho vay của mình. Vì thế, các ngân hàng đã ước tính là khả năng vỡ nợ của người vay là thấp. Cuộc khủng khoảng tài chính ở khu vực châu Á nổ ra vào năm 1997. Những ước tính của các ngân hàng đã cho thấy sự sai lầm và gây ra khủng khoảng cho tất cả các nước trong khu vực và tất cả các ngân hàng hoạt động trong khu vực này.

Chính với những lý do trên, trong chương này tác giả sẽ xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt nam, để trợ giúp cho các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, trong việc xác định rủi ro vỡ nợ hay là khả năng xảy ra tổn thất có liên quan đến tín dụng trong một giai đoạn cụ thể. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w