JCIC của Đài Loan Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Lịch sử phát triển

Tháng 3/1975, Bộ trưởng tài chính ( MOF) và Ngân hàng trung ương cộng hoà Trung quốc ( BOC), Hiệp hội Ngân hàng Đài Bắc (TBA) quyết định thành lập Trung tâm thông tin tín dụng, tên tiếng Anh là Joint Credit

Information Center ( viết tắt là JCIC)

JCIC sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng theo hệ thống điểm 5 C:

Character( Đặc điểm): Phản ánh đặc điểm của khách hàng.

Capacity( Khả năng): Phản ánh khả năng thanh toán khoản nợ của khách hàng.

Capital ( Vốn) : Phản ánh tình hình về tài chính của người vay.

Collateral( Tài sản thế chấp) : Phản ánh tài sản thế chấp của người vay ở Ngân hàng.

Condition( Điều kiện) : Phản ánh điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến tình hình và cho vay như thế nào.

Ngoài ra JCIC còn sử dụng hệ thống cho điểm về tín dụng( gọi là phương pháp MDA). MDA là phương pháp thống kê nhặt ra các số có ý nghĩa nhất . Phương pháp này được sử dụng để kiểm soát hạn mức tín dụng.

Phương pháp này được tính dựa trên công thức sau; Z = a + b1x1 + b2x2 + ...+ bnxn

Trong đó :

• a là một hằng số

• b1,b2...bn là các yếu tố thay đổi.

• x1,,x2...xn là các yếu tố tác động đến khoản tín dụng Ví dụ:

Các hệ số bi xi

Thời gian thu hồi lãi xuất 3,5 4,2

Thanh toán nhanh 10,0 3,1

Thời gian hoạt động 1,3 10,0

Điểm tín dụng Phân loại chất lượng tín dụng

Dưới 40 điểm Tồi

Từ 40 đến 50 điểm TB, Khá

Trên 50 điểm Tốt

3,5x4,2 + 10,0x3,1 + 1,3x10,0 = 58,7 ( Chất lượng tín dụng tốt)

Ưu điểm của phương pháp này: Phản ánh chất lượng tín dụng thông qua

giá trị các con số, hạn chế những đánh giá mang tính chất cá nhân , thúc đẩy quá trình thực hiện các khoản vay.

Hạn chế của phương pháp này:

Quá trình sử dụng hệ thống cho diểm còn bị hạn chế do việc thống kê các số liệu còn gặp khó khăn và trong quá trình sử dụng công thức tính toán có thể có những biến đổi ảnh hưởng tới hiệu quả của việc cho điểm tín dụng. Hơn nữa, việc cho điểm tín dụng còn bị hạn chế do chỉ có dữ liệu phát sinh trong việc phân tích các khách hàng được cấp tín dụng trước đây, không có số liệu về các khách hàng không được cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w