Những điều kiện để áp dụng thành công quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long đến năm 2010 (Trang 26 - 28)

tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Lãnh đạo doanh nghiệp: cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9001:2000

Yếu tố con người: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công ty đối với ISO 9001:2000 và việc áp dụng giữ vai trò quyết định trong việc áp dụng thành công hệ thống này.

Trình độ công nghệ thiết bị: Mặc dù trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vai trò quan trọng lắm trong việc áp dụng ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn. Mặt khác, dù ở mức độ cao

hay thấp, việc áp dụng công nghệ thông tin đã trở thành xu hướng của thế giới. Sức mạnh của công nghệ giúp tính năng ưu việt của hệ thống quản lý được thể hiện và giảm mối bận tâm đến mặt trái của nó. Chẳng hạn với hệ thống văn bản ISO, việc lưu trữ, sử dụng hồ sơ, tài liệu dạng giấy tờ trong nhiều công ty lớn đã trở thành nỗi lo lắng của nhân viên. Việc áp dụng hệ thống trực tuyến ISO – Online cho phép các thành viên truy cập và sử dụng hệ thống một cách thuận tiện, việc chia sẻ thông tin, cập nhật trở nên dễ dàng hơn.

Quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.

Chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm: Đây không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các tổ chức, công ty. Khi tổ chức có sử dụng những chuyên gia tư vấn giỏi, nhiều kinh nghiệm thì sẽ không chỉ rút ngắn được thời gian xây dựng, áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO mà nó còn góp phần làm cắt giảm chi phí phát sinh, đem lại hiệu lực và hiệu quả cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của chính tổ chức đó.

Các công cụ để giải quyết vấn đề chất lượng: Không phải một hoạt động nào, dù đã được quản lý tốt đến đâu chăng nữa cũng là hoàn hảo. Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Vì vậy, khi đó các nhà quản lý chất lượng cần có các công cụ giải quyết.Việc lựa chọn và ứng dụng các công cụ đó như thế nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc giải quyết vấn đề chất lượng đang được xem xét.Hiện nay, có hai nhóm công cụ đang được ứng dụng rộng rãi đó là:

−Nhóm các công cụ thống kê đơn giản, gồm: Biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả, biểu đồ phân bố tần số (biểu đồ cột), biểu đồ kiểm soát, biểu đồ tán xạ, đồ thị và phiếu kiểm tra. (Sơ đồ minh họa vai trò của các công cụ này trong quá trình quản lý chất lượng, ta có thể tham khảo ở Phụ lục 1)

−Nhóm công cụ kiểm soát chất lượng mới: Vì các số liệu cần thiết không phải lúc nào cũng có sẵn, hoặc chúng nằm trong đầu của con người, hoặc được biểu thị theo ngôn ngữ thông thường mà không dưới dạng con số. Nhiều tình trạng giải quyết

vấn đề trong quản lý còn đòi hỏi sự cộng tác của nhiều người, thuộc nhiều bộ phận khác nhau nên rất khó có được đầy đủ số liệu, mà nếu có thì thường mang sắc thái chủ quan. Do đó, nhóm công cụ này được coi là những công cụ có hiệu quả nhất trong các tình huống này. Các công cụ thường được sử dụng đó là: biểu đồ quan hệ, biểu đồ nhóm liên hệ, biểu đồ cây, biểu đồ ma trận, biểu đồ phân tích số liệu ma trận, biểu đồ chương trình quyết định quá trình, và biểu đồ mũi tên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long đến năm 2010 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w