nghiệp
AISC là một Công ty kiểm toán độc lập nên trong quá trình hoạt động của minh tất cả các kế toán viên luôn lấy mục tiêu, hiệu quả, chính xác và hữu hiệu. Trong suốt quy trình kiểm toán BCTC và xác định giá trị doanh nghiệp, tính hữu hiệu của AISC được minh chứng bằng kết quả của AISC được chấp nhận rộng rãi từ các nhà đầu tư khách hàng, các cơ quan công quyền hay bất cứ một tổ chức nào đang và sẽ có mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại AISC cùng với quá trình được đi thực tế với KTV em nhận thấy sự thận trọng trong công việc luôn được đặt lên hàng đầu, mặc dù kinh nghiệm, kỹ năng và nghiệp vụ của KTV là rất tốt. Để tăng thêm tính chính xác, tin tưởng, giảm bớt rủi ro cho KTV trong quy trình xác định gia trị doanh nghiệp em xin có một số đề xuất sau.
1. Thực hiện việc kiểm tra xác định gia trị doanh nghiệp theo mô hình tài sản tài sản
Khi đã đề cập có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhưng tại AISC mô hình tài sản được xem là mô hình phù hợp nhất mặc dù khi theo mô hình này chưa loại bỏ được một số hạn chế của mô hình.
Mặc khác khi xác định giá trị Công ty X mặc dù đã tuân thủ theo các nghị định của chính phủ, các thông tư hướng dẫn xác định giá trị của Bộ tài chính nhưng với kết luận cuối cùng
+ Tài sản vô hình của doanh nghiệp có giá trị = 0
+ Lợi thế thương mại, uy tín mặt hàng, vị thế cạnh tranh ... chưa đủ để định được giá trị hay giá trị này = 0
Nếu xét đến 1 doanh nghiệp mà không có các giá trị này, liệu rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp với mô hình tài sản liệu đã là giá trị để đảm bảo lợi ích cho các bên khi tham gia cổ phần hoá
Để có thể kiểm tra giá trị thực tế thị trường của doanh nghiệp hiện tại, với kết quả đã xác định trong quy trình kiểm toán ở AISC là được thị trường chấp nhận hay không? Theo em nên lựa chọn một mô hình khác để xác định giá trị doanh nghiệp , sau đó đem so sánh giữa 2 mô hình. Từ đó kết quả mang lại là chính xác hơn và giảm bớt rủi ro khi báo cáo kiểm toán
Đối với Công ty X vì tình hình tăng giảm lợi nhuận chưa thật ổn định và tăng trưởng liên tục, hiệu quả kinh tế trong năm 2004 lại rất thấp do đó nên lựa chọn mô hình lưu kim chiết khấu để xác định( lần thứ 2) giá trị của Công ty X.
* Sau quá trình kiểm toán BCTC Kế toán viên có điều chỉnh một số nghiệp vụ có ảnh hưởng đến lãi (lỗ) của Công ty X như sau:
+ Khoản lãi vay ngắn hạn đầu tư cho công trình xây dựng cơ bản Công ty đưa vào chi phí tài chính, điều này là sai so với qui định hiện hành. Điều chỉnh số lãi vay này kế toán viên hạch toán và đưa vào chi phí xây dựng cơ bản, khoản này có giá trị là: 168.053.798
+ Khoản phải thu khách hàng theo số liệu ban đầu và số liệu kiểm toán có sự chênh lệch là 14.316.821 khoản này sẽ đưa vào để điều chỉnh lợi nhuận.
Kết hợp với kết quả kiểm toán phần hành doanh thu, chi phí... báo cáo lãi, lỗ được lập như sau:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2004 Chỉ tiêu Luỷ kế từ đầu năm Giá trị điều chỉnh Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
431.375.248.352 431.547.436.068Các khoản giảm trừ doanh thu (6.353.227.320) (6.353.227.320) Các khoản giảm trừ doanh thu (6.353.227.320) (6.353.227.320) 1. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 425.025.021.032 425.194.208.748 2. Giá vốn hàng bán 390.338.227.684 390.463.139.796 3. Lợi nhuận gộp 34.683.793.348 34.731.068.952 4. Doanh thu từ HĐTC 236.064.346 236.064.346 5. chi phí tài chính 14.837.428.379 14.669.374.581 - Chi phí lãi vay 13.945.088.012 13.645.088.122 6. chi phí bán hàng 10.987.680.325 10.987.650.325 7/ Chi phí QLDN 9.218.484.277 9.218.484.277 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (123.735.286) 91.594.115
9 Thu nhập khác 711.968.703 771.968.703
10 Chi phí khác -
11. Lợi nhuận khác 711.968.703 771.968.703 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 648.233.417 863.562.818 13 Thuế thu nhập doanh
nghiệp
162.058.354 216.190.70514. Lợi nhuận sau thuế 486.175.063 647.672.113 14. Lợi nhuận sau thuế 486.175.063 647.672.113
Với mô hình dòng lưu kim chiết khấu ta có Giá trị toàn bộ doanh nghiệp = ∑
= + n t K t CF 1 (1 ) CF: Thu nhập thời kỳ t
K: Tỷ lệ chiết khấu (chi phí Sử dụng vốn) n: số kỳ hạn
* Việc sử dụng mô hình này hoàn toàn hợp lý bởi giá trị doanh nghiệp được đánh giá trên tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp. Quan điểm của mô hình này các khoản thu nhập được chiết khấu về thời điểm tính toán. Và tỷ lệ chiết khấu (K) phản ánh mức độ rủi ro của doanh nghiệp khi sử dụng các nguồn vốn.
NI: Lợi nhuận ròng trong kỳ DEP: khấu hao trong kỳ
∆ PRO: tăng giảm dự phòng trong kỳ * NI = 647.672.113
* DEP = 17.711.401.219
* ∆ PRO = PRO2004 - PRO2003 = 1.217.400.000
Vậy ta có: CF2004 = 647.672.113 + 17.711.401.219+1.217.400.000
⇔ : CF2004 = 19.609.473.332 (*)
Thu thập kết quả dòng lưu kim qua các năm của doanh nghiệp ta được như sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
CF(1000) 11.212.540 12.838.702 14.828.700 16.904.718 19.609.473 Từ kết quả thu thập được ta tính được tỷ lệ tăng trưởng bình quân của CF là (gCF) 4 840 . 212 . 11 473 . 60 . 19 = CF g =1,15/năm = 115%/năm
Do đó giả sử vẫn giữ được mức ổn định kinh doanh lúc đó dòng lưu kim dự kiến của doanh nghiệp sẽ có giá trị
ĐVT: 1000
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 ...
CF 22.550.89 4
25.933.528 29.823.557 34.297.091 39.441.654 ... Vậy giá trị Công ty X = ∑ Vậy giá trị Công ty X = ∑
= +
n
t K tCF CF
1 (1 )
Với K; tỷ lệ trả lãi vay dài hạn 8,16%/năm = 5 5 4 3 2 0,15 (1,0816) 15 , 1 165 . 441 . 39 ) 0816 , 1 ( 654 . 441 . 39 ) 0816 , 1 ( 091 . 297 . 34 ) 0816 , 1 ( 557 . 823 . 22 ) 0816 , 1 ( 528 . 988 . 25 ) 0816 , 1 ( 894 . 550 . 22 x x + + + + + VCX = 322.583.721 (ngàn đồng) So sánh kết quả thu thập từ 2 mô hình
- Giá trị toàn Công ty theo mô hình tài sản:VC(tài sản)= 296.987.581.878 - Giá trị thực tế Công ty theo mô hình tài sản:VC(CF)= 322.583.721.000 Vậy có sự chênh lệch giá trị Công ty theo 2 mô hình và chênh lệch đó có giá trị = 25.596.139.122(VND). Tuy rằng các mô hình sử dụng có những
ưu điểm riêng và nhược điểm của nó nhưng thông thường các giá trị tính toán theo các mô hình không có sự chênh lệch lớn hay sự chênh lệch này có thể bỏ qua, với việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào dòng lưu kim chiết khấu đang là mô hình được áp dụng rất phổ biến ở các Công ty thuộc thị trường tài chính, là mô hình được xem là tối ưu, bởi giá trị doanh nghiệp đã được xem xét dưới giác độ tiền tệ và hầu như tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp đều được đưa vào xem xét, vậy phải chăng ở mô hình tài sản có chứa một giá trị doanh nghiệp nào chưa đưa ra xem xét. Phải chăng Công ty X khi không tính giá trị vô hình hoặc lợi thế thương mại vào giá trị của Công ty đây là điều còn thiếu sót và cần phải đem ra xem xét, tham khảo lại ý kiến từ các tổ chức quan hệ với Công ty để đảm bảo công bằng lợi ích cho các bên khi tham gia cổ phần hóa.
Điều này có thể xẩy ra bởi : có nhiều Công ty giá trị thị trường so với giá trị tài sản có thể gấp hơn 2 lần (cocacola) chứng tỏ giá trị thương mại, uy tín và tài sản vô hình của một Công ty có thể nhận giá trị rất lớn ( có thể lớn hơn giá trị tài sản của Công ty). Một điều khó khăn cho AISC là việc xác định giá trị phải hoàn tất phục vụ cho cổ phần hoá, vì thế giá trị vô hình và lợi thế kinh doanh lúc AISC đang thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp chưa được các chủ thể từ thị trường tham gia đưa ra mức giá để thị trường chấp nhận (nếu khi đã cổ phần hoá giá trị vô hình này sẽ dễ dàng tính hơn từ việc đầu tư mua cổ phần tại Công ty
Tài sản vô hình lợi thế kinh doanh hay uy tín của Công ty và giá trị của nó là một đại lượng rất khó đo lường bởi giá trị vô hình được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi từ nhiều yếu tố như, môi trường kinh doanh, sản phẩm công nghệ, chu kỳ sống của sản phẩm, năng lực quản lý, môi trường văn hoá, quy mô thị trường, loại hình doanh nghiệp... do đó khi tính giá trị vô hình của 1 doanh nghiệp ta cần xét đến rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành nên giá trị vô hình cho doanh nghiệp
Vì vậy, nếu xét trong một ngành nghề kinh doanh, với quy mô tương đồng, giá trị vô hình và lợi thế thương mại có thể được xem là một yếu tố được cấu thành từ xếp hạng vị thứ các doanh nghiệp. Thực tế ở Việt Nam tài sản vô hình và lợi thế thương mại thường bé hơn 20% tổng tài sản. Nếu vị thứ của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc thị trường đinh giá vô hình cho doanh nghiệp nên chăng chúng ta đánh giá tổng quát và xếp hạng cho Công ty X và từ kết quả xếp hạng đó KTV có thể lấy làm căn cứ tham khảo và đề xuất giá trị vô hình cho doanh nghiệp
* Theo quan điểm của em nếu trong cùng ngành nghề kinh doanh, cùng một quy mô, các doanh nghiệp được đánh giá thứ hạng cao thì giá trị vô hình càng lớn. Hay nói cách khác giá trị vô hình tỷ lệ thuận với thứ hạng của doanh nghiệp (cùng quy mô, cùng lĩnh vực kinh doanh). Mà việc xếp hạng các doanh nghiệp theo các chuyên gia cần phải xem xét tất cả các yếu tố: Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, sản phẩm, thị trường, kỹ thuật, loại
hình sở hữu, năng lực tài chính... Vì vậy, giá trị vô hình của doanh nghiệp có thể cũng được tạo nên từ tất cả các yếu tố đó.
2.1 Thực hiện xếp hạng cho Công ty X
Việc xếp hạng cho từng doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có mức ảnh hưởng khác nhau đến việc xếp hạng các doanh nghiệp nên được gắn với 1 trọng số ( nếu trọng số càng cao thì tầm ảnh hưởng càng lớn )và trong mỗi yếu tố đưa ra xem xét ta có thể đưa ra 5 mức đánh giá khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm của chuyên gia hoặc người dánh giá doanh nghiệp quyết định
- Hạng tối ưu (A) 5 điểm - Hạng cao(B) 4 điểm - Hạng trung bình (C) 3 điểm
- Hạng trung bình yếu (D) 2 điểm - Hạng yếu (E) 1 điểm
*Để có thể giảm bớt hạn chế sai lầm tăng mức độ tin cậy khi kết luận về giá trị vô hình các doanh nghiệp được đánh giá phân loại từ loại 1 đến loại 10 phụ thuộc vào thang điểm mà doanh nghiệp nhận được
* Các thứ hạng chúng ta có thể xếp cho doanh nghiệp:
- Loại 1:Doanh nghiệp được xếp loại này ở trong tình trạng hoạt động hoàn hảo,đạt hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng rất tốt.Phần giá trị vô hình của doanh nghiệp sẻ được đánh giá rất cao.
-Loại2: Doanh nghiệp đang ở tình trạng hoạt động tốt,có triển vọng tốt đẹp, song có một vài điểm được đánh giá thấp hơn loại tối ưu.
- Loại 3: Doanh ở trạng thái hoạt động tốt song có những bất lợi về môi trường kinh tế, nhưng có triển vọng tốt.
- Loại 4: Doanh nghiệp hoạt động trong trạng thái có hiệu quả, tiềm năng phát triển khá, nhưng có khả năng cạnh tranh trung bình và năng lực tài chính khá.
- Loại 5: Doanh nghiệp ở hạng này được xếp vào loại trung bình nó hoạt động cóa hiệu quả, có tiềm năng phát triển nhưng có những hạn chế về nguồn lực và có nguy cơ tiềm ẩn.
- Loại 6: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có tiềm năng phát triển, song có nhiều nguy cơ từ môi trường hoặc từ ngành hay đối thủ cạnh tranh, triển vọng không chắc chắn.
- Loại 7: Hiệu quả doanh nghiệp đạt được là thấp, thuộc ngành có tốc độ thay đổi công nghệ nhanh nhưng khả năng thích nghi của doanh nghiệp là yếu. Tiềm lực công nghệ, nhân sự, tài chính đều hạn chế.
- Loại 8: Doanh nghiệp xếp ở hạng này hoạt động kém hiệu quả, vừa có năng lực tài chính bấp bênh, thị phần sụt giảm, triển vọng phát triển khó khăn.
- Loại 9: Doanh nghiệp kinh doanh đang thua lỗ kéo dài, thị phần sụt giảm mạnh, tài chính yếu, có nguy cơ phá sản.
- Loại 10: Doanh nghiệp đang lâm vào trạng thái mất khả năng thanh toán, thị phần giảm, đang chờ phá sản.
Bảng liệt kê các yếu tố xếp hạng công ty X
Stt Nội dung Điểm
trọng
THANG ĐIỂM XẾP HẠNG
A B C D E