Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Thương mạ

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thưc tế tại công ty TNHH Thương mại và sản xuất thế vinh (Trang 49 - 61)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Thương mạ

và Sản xuất THẾ VINH.

Sản phẩm mà công ty TNHH TM & SX THẾ VINH sản xuất ra thì rất đa dạng và phong phú, và được thay đổi công thức thường xuyên cho phù hợp với khí hậu, độ ẩm và sở thích của khách hàng, nhưng do thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn nên trong bài báo cáo này chỉ đề cập đến cách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Sơn Vàng của công ty.

Để sản xuất sản phẩm Sơn Vàng, công ty cần các nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung sau:

- Nguyên vật liệu Amino Resin - Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp - Nguyên vật liệu Maleic Resin

- Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062 - Nguyên vật liệu Zin Stearate

- Can nhựa 30 lít

- Lương công nhân trực tiếp sản xuất

Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng không, và không có chi phí sản xuất dở dang cuối mỗi kỳ, không có phế liệu thu hồi.

3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

3.2.1.1 Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Nguyên, vật liệu của công ty là những đối tượng lao động mua ngoài chủ yếu dùng cho việc chế tạo ra sản phẩm. Nguyên, vật liệu thường chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm, do đó việc quản lý và sử dụng nguyên, vật liệu có hiệu quả sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm và nâng cao của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Nguyên, vật liệu khi tham gia vào chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành giá thành sản phẩm.

hợp để theo dõi chặt chẽ và phản ánh kịp thời, chính xác chi phí nguyên, vật liệu phát sinh khi sản xuất sản phẩm.

Nhìn chung, các loại vật tư công ty cần cung cấp cho kho sản xuất rất đa dạng, tùy theo đặc điểm của từng sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Và vì công ty đặt mua vật tư theo tiến độ và theo những mặt hàng của từng khách hàng riêng nên kế toán mở các tài khoản chi tiết và theo dõi riêng từng loại vật tư.

3.2.1.2 Chứng từ và sổ sách kế toán.

Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng cho tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu tại công ty bao gồm:

- Phiếu nhập kho vật tư - Phiếu xuất kho vật tư - Hóa đơn GTGT - Thẻ kho

- Sổ chi tiết nguyên vật liệu.

Khi có đơn đặt hàng thì kho sản xuất lập phiếu yêu cầu cung cấp nguyên, vật liệu trình cho phòng kế hoạch vật tư, phòng kế hoạch vật tư xem xét tình hình yêu cầu nguyên vật liệu rồi trình cho phó giám đốc tài chính ký duyệt. Sau khi phó giám đốc tài chính ký duyệt thì phòng kế hoạch vật tư tiến hành lập đơn đặt hàng. Khi hàng về phòng kế hoạch vật tư kiểm tra chất lượng và số lượng rồi cho nhập kho. Bộ phận kho sẽ lập phiếu nhập kho và lập thành 3 liên: 1 liên lưu tại kho, 1 liên chuyển cho phòng kế toán và liên còn lại chuyển cho phòng kế hoạch vật tư. Đồng thời ghi vào thẻ kho tăng số lượng nguyên vật liệu.

Phòng kế toán khi nhận được phiếu nhập kho, kế toán vật tư ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu (sổ này sẽ đối chiếu với thẻ kho). Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc ghi sổ nhật ký chung.

Khi có nhu cầu xuất nguyên vật liệu, thủ kho lập phiếu xuất kho thành 3 liên để lưu tại kho, chuyển cho phòng kế toán và phòng kế hoạch vật tư.

Sơ đồ 3.1: Trình tự luân chuyển chứng từ

3.2.1.4 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Vì nguyên, vật liệu đa dạng nên nhiệm vụ của kế toán phải theo dõi, phản ánh chi tiết và tổng hợp về tình hình nhập – xuất kho nguyên vật liệu theo số lượng và giá trị trên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp nhằm giúp nhà quản lý nâng cao hiệu quả điều hành quá trình sản xuất , kinh doanh của công ty.

Tài khoản sử dụng:

TK 621(Sov) – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- TK 152(Amino317) – Nguyên vật liệu Amino Resin 317 - TK 152(CoCN) – Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp - TK 152(Male) – Nguyên vật liệu Maleic Resin

- TK 152(2A062) – Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062 - TK 152(Zstearate) – Nguyên vật liệu Zin Stearate

Ngày 10/09/2009 Công ty Ngũ Nam Phát có đơn đặt hàng sản phẩm Sơn

Vàng. Số lượng là 500 kg. Để tiến hành sản xuất sản phẩm kho sản xuất lập phiếu đề

nghị xuất vật tư trình cho phòng kế hoạch vật tư, phòng kế hoạch vật tư sau khi xem

Ghi hằng ngày Ghi cuối tuần

Đối chiếu Ghi chú:

Phiếu đề nghị

xuất vật tư Phòng kế hoạch vật tư Phó giám đốc tài chính

Phiếu nhập, xuất kho

Bộ phận kho

Phòng kế toán

Thẻ kho

duyệt, phòng kế hoạch vật tư cho xuất kho nguyên vật liệu. (Tại thời điểm sản xuất Sơn Vàng thì nguyên vật liệu tồn đầu kỳ vẫn cung cấp đủ để sản xuất nên chưa nhập thêm nguyên vật liệu).

Đơn vị: Công ty TNHH TM & SX Thế Vinh MST:0304028920 22/33/1 Bình Chiểu, KP3, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

PHIẾU XUẤT KHO Số : PX0107

Liên : 1 Nợ : 632

Ngày 10 tháng 09 năm 2009 Có : 152

Đơn vị/Họ và Tên : Phân xưởng sản xuất Lý do xuất: Xuất để sản xuất.

Xuất tại kho : Thế Vinh Địa điểm: Thủ Đức

ST T T

VTHH

Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú A B C D 1 2 3 4

1 Amino317 Amino Resin 317 Kg 45

2 Cocn Cồn công nghiệp Kg 210

3 Male Maleic Resin Kg 120,5

4 2A062 Solvent Orange 2A-062 Kg 50

5 Zstearate Zin Stearate Kg 74,5

Cộng x x x x

Tổng số tiền viết bằng chữ:... Số chứng từ gốc kèm theo: 1...

Giá xuất kho nguyên, vật liệu được công ty tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Cuối tháng, kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho:

Nguyên, vật liệu Amino Resin 317 tồn đầu: 105 kg, trị giá 2.310.000 đ, trong kỳ không nhập.

Các nguyên, vật liệu khác được tính tương tự :

Trị giá nguyên, vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm Sơn vàng:

- Nguyên vật liệu Amino Resin 317: 45 x 22.000 = 990.000 - Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp: 210 x 8.500 = 1.785.000 - Nguyên vật liệu Maleic Resin: 120,5 x 23.091 = 2.782.466 - Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062: 50 x 210.612 = 10.530.600 - Nguyên vật liệu Zin Stearate: 74,5 x 24.097 = 1.795.227

Đặc biệt những mặt hàng về hóa chất này dễ bay hơi, dính lại trong máy bồn, nên sẽ có hao hụt trong quá trình sản xuất, theo công ty tính thì lượng hao hụt của mỗi sản phẩm là 5% (0,05). Do đó, lượng hao hụt của mổi nguyên, vật liệu là:

- Nguyên vật liệu Amino Resin 317: 990.000 x 0,05 = 49.500

Nguyên, vật liệu Tồn đầu Nhập trong kỳ Đơn giá

bình

SL Trị giá SL Trị giá

Cồn công nghiệp 220 1.870.000 0 8.500

Maleic Resin 5.861 134.406.324 1.700 40.181.821 23.091 Solvent Orange 2A-

062 200 41.820.000 100 21.363.700 210.612 Zin Stearate 6.326 151.669.941 1.080 26.795.454 24.097 = 2.310.000 105 = 22.000 Đơn giá bình quân Amino resin 317

- Nguyên vật liệu Maleic Resin: 2.782.466 x 0,05 = 139.123 - Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062: 10.530.600 x 0,05 = 526.530 - Nguyên vật liệu Zin Stearate: 1.795.227 x 0,05 = 89.761 Chi phí hao hụt được công ty tính vào giá vốn hàng bán. Ghi Nợ TK 632 và ghi Có TK 152 chi tiết cho từng nguyên, vật liệu.

Như vậy, chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp được tính cho chi phí sản xuất sản phẩm Sơn vàng là trị giá sau khi đã trừ đi phần hao hụt trong sản xuất:

- Nguyên vật liệu Amino Resin 317: 990.000 - 49.500 = 940.500 - Nguyên vật liệu Cồn công nghiệp: 1.785.000 - 89.250 = 1.695.750 - Nguyên vật liệu Maleic Resin: 2.782.466 -139.123 = 2.643.343 - Nguyên vật liệu Solvent Orange 2A-062: 10.530.600–526.530=10.004.070 - Nguyên vật liệu Zin Stearate: 1.795.227- 89.761 = 1.705.466

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 621 (Sov) : 940.500 Có TK 152 (Amino317) : 940.500 Nợ TK 621 (Sov) : 1.695.750 Có TK 152 (CoCN) : 1.695.750 Nợ TK 621 (Sov) : 2.643.343 Có TK 152(Male): 2.643.343 Nợ TK 621 (Sov) : 10.004.070 Có TK 152(2A062): 10.004.070 Nợ TK 621 (Sov) : 1.705.466 Có TK 152(Zstearate): 1.705.466

Sơ đồ 3.2: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

621(Sov) 152(Amino317) 2.643.343 1.695.750 940.500 940.500 1.695.750 2.643.343 10.004.070 10.004.070 152(CoCN) 152(Male) 152(2A062) 152(Zstearate) 16.989.129

Sau đó, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và từ sổ nhật ký chung, kế toán ghi sổ chi tiết các tài khoản 152(Amino317), 152(CoCN), 152(Male), 152(2A062), 152(Zstearate) và sổ cái tài khoản 621.

3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

3.2.2.1 Nội dung chi phí nhân công trực tiếp.

Qua bảng chi tiết thanh toán tiền lương tại công ty, em nhận thấy tại công ty áp dụng hai hình thức trả lương: lương trực tiếp và lương gián tiếp.

- Lương trực tiếp: là lương của công nhân làm việc tại phân xưởng, chịu sự

quản lý của đội trưởng, lương trực tiếp được trả theo tuần làm việc của công nhân.

- Lương gián tiếp: là lương của các cán bộ công nhân viên tại công ty chịu

sự quản lý của các phòng Ban, sự kiểm soát của Giám Đốc, lương gián tiếp được trả theo tháng làm việc của nhân viên. Công ty thường trả lương cho nhân viên vào ngày 05 hàng tháng.

Cách tính lương: công ty trả lương theo thời gian.

Đối với cán bộ công nhân viên công ty:

công ty sẽ quyết định mức lương phù hợp được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được ký lúc nhân viên mới bắt đầu vào làm tại công ty, có quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Tiền lương phải trả trong tháng:

Số tiền được lãnh thêm (nếu có): • Tiền phụ cấp đi công tác tỉnh. • Tiền phụ cấp trách nhiệm. • Tiền làm thêm

Tiền làm thêm được công ty tính theo công thức:

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng.

Tiền lương được trả phụ thuộc vào tay nghề, trình độ của từng người. Lương công nhân trực tiếp sản xuất được trả theo tuần và được căn cứ trên mức lương tháng.

Bên cạnh tiền lương phải trả theo quy định thì công ty còn phải tính theo tỷ lệ tiền lương các khoản an sinh xã hội và được hạch toán vào chi phí như:

Mức lương tháng 26 x 8

Tiền lương làm thêm giờ = x Số giờ làm thêm x 2

Mức lương

tối thiểu Hệ số lương Mức lương

tháng =

Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định

x + Mức lương tháng 26 Tiền lương phải trả trong tháng = Số ngày công làm việc thực tế trong tháng x Mức lương tháng 52 Tiền lương phải

- Bảo hiểm xã hội: trích 20% tính trên tổng quỹ lương, trong đó người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5% bằng cách trừ vào tiền lương hàng tháng.

- Bảo hiểm y tế: trích 3% tính trên tổng quỹ lương, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1% bằng cách trừ vào tiền lương hàng tháng.

- Kinh phí công đoàn: trích 2% tính trên tổng quỹ lương và người sử dụng lao động đóng hết.

- Bảo hiểm thất nghiệp: trích 3% tính trên tổng quỹ lương, trong đó người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1% bằng cách trừ vào tiền lương hàng tháng, 1% còn lại được Nhà Nước hỗ trợ.

Tóm lại, các khoản trích theo lương là 28%, trong đó doanh nghiệp đưa vào chi phí 20%, trừ vào lương của cán bộ công nhân viên trong công ty hàng tháng 7%, còn 1% được Nhà Nước hỗ trợ.

3.2.2.2 Chứng từ và sổ sách kế toán. Chứng từ gốc gồm:

- Bảng chấm công.

- Bảng thanh toán tiền lương hàng tuần, hàng tháng - Bảng kê các khoản trích nộp theo lương.

- Giấy chứng nhận nghỉ phép.

- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội… - Sổ hạch toán chi tiết 334, 338, 622.

3.2.2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ.

Căn cứ vào hợp đồng lao động hay thôi việc, phòng tổ chức sẽ hạch toán tính tình hình tăng giảm của lao động từng bộ phận và theo dõi từng bộ phận công ty. Chứng từ gốc như: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương do đội trưởng thực hiện chấm công cho từng công nhân trực tiếp sản xuất.

Cuối tuần đội trưởng chấm công đưa bảng chấm công về phòng kế toán, phòng kế toán sẽ phân công bộ phận kế toán lương để tính lương cho mỗi công nhân và đưa cho Kế Toán Trưởng và Giám Đốc xét duyệt, khi Kế Toán Trưởng xét duyệt

Trình tự luân chuyển chứng từ được phản ánh ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.3: Trình tự luân chuyển chứng từ Bảng chấm công

3.2.2.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản sử dụng:

TK 622(Sov) – Chi phí nhân công trực tiếp. - TK 334 – Phải trả người lao động

- TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Qua bảng chấm công, bảng tính lương công nhân sản xuất, kế toán hạch toán lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Sơn vàng

Nợ TK 622 (Sov) : 656.117

Có TK 334 : 656.117

Kế toán tiến hành trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan:

Nợ TK 622 (Sov) : 131.223

Có TK 3382 : 13.122

Có TK 3383 : 98.418

Có TK 3384 : 13.122

Có TK 3389 : 6.561

Sơ đồ 3.4: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

Bảng chấm công Đội Trưởng PXSX Kế Toán Lương Phòng Kế Toán Thanh Toán

Lương Thủ Quỹ Giám Đốc Kế Toán Trưởng

622 (Sov) 334 656.117 656.117 3382 13.122 3383 98.418 3384 13.122 3389 13.122 98.418 13.122 787,340

Kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và sau đó ghi vào sổ cái tài khoản 334, 338 và 622.

3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung.

3.2.3.1 Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung.

Kế toán chi phí sản xuất chung ở công ty gồm có 2 khoản là: chi phí hàng hóa dùng cho việc chứa đựng sản phẩm hoàn thành và chi phí khấu hao máy móc ở phân xưởng.

Các chi phí khác được công ty tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Ở công ty không có nhân viên quản lý phân xưởng, đội trưởng phân xưởng sản xuất kiêm luôn nhiệm vụ này nên hàng tháng họ nhận thêm khoản tiền trợ cấp trách nhiệm.

3.2.3.2 Chứng từ và sổ sách kế toán. - Phiếu nhập kho hàng hóa

- Phiếu xuất kho hàng hóa

- Hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn GTGT - Thẻ kho

- Bảng tính khấu hao tài sản cố định - Sổ chi tiết hàng hóa

3.2.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ.

Sơ đồ 3.5: Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung

3.2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung. Tài khoản sử dụng:

- TK 627(Sov) – Chi phí sản xuất chung - TK 156(C30) – Hàng hóa Cal 30 lít - TK 214 – Khấu hao tài sản cố định

Phiếu nhập, xuất kho Bảng tính khấu

hao

Kế toán vật tư, giá thành

Tập hợp chi phí tính giá thành Bảng kê nhập, xuất, tồn hàng hóa

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thưc tế tại công ty TNHH Thương mại và sản xuất thế vinh (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w