Thực trạng nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu phục vụ quá

Một phần của tài liệu Ngoại thương việt nam với sự phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 60 - 62)

II. Thực trạng chương trình phát triển ngoại thương nhằm đẩy mạnh tiến trình CNH-

2.Thực trạng nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu phục vụ quá

nnnt Việt Nam:

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương, nó tác động trực tiếp vào sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để bổ sung các mặt hàng mà trong nước không sản xuất được hay sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.

Trong những năm qua, Nhập khẩu đã bổ sung một lượng lớn hàng hoá, dịch vụ phục vụ tiêu dùng và sản xuất trong nước. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm tăng dần do nhu cầu đầu vào cho sản xuất ngày càng lớn. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 2.388 triệu USD năm 1991 lên 11.529 triệu USD năm 1997, và đến năm 2000 thì lên tới 15.639 triệu USD. Do nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước nên tỷ trọng nhập khẩu máy móc và nguyên liệu phục vụ sản xuất gia tăng. Hiện nay kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đầu vào trung gian, xăng chiếm khoảng 90% tổng giá trị nhập khẩu. Trong đó máy móc và thiết bị chiếm khoảng 26 đến 28%, nguyên vật liệu, đầu vào trung gian và xăng chiếm khoảng gần 70%. Hàng tiêu dùng chỉ chiếm 5%.

Chất hoá học là mặt hàng quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cho hoạt động nghiên cứu của ngành hoá. Có nhiều chất hoá học chúng ta không chế xuất được ở trong nước nên phải nhập khẩu từ nước ngoài về. Thị trường nhập khẩu chất hoá học của ta là Trung Quốc, Mỹ, Philippine, các nước Đông Âu, Nga và Nhật Bản. Kim ngạch nhập khẩu hoá chất hàng năm đều tăng do nhu cầu sử dụng hoá chất ngày càng lớn, kim ngạch nhập khẩu năm 1991 chỉ là 37 triệu USD đến năm 1997 lên tới 216 triệu USD và đến năm 2000 thì nó lên tới 306,5 triệu USD ( Số liệu lấy từ Tổng Cục Thống Kê). Đây là những con số nhập khẩu chính ngạch, ngoài ra còn có rất nhiều hoá chất như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, thuốc diệt chuột, phẩm màu…được nhập lậu từ Trung Quốc qua đường biên. Những loại hoá chất nhập lậu này không được kiểm định và quản lý sử dụng một cách chặt chẽ nên đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như gây ngộ độc với người và vật nuôi, ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái và môi trường sống. Phân bón được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài phân bón hữu cơ thì phân bón hoá học cũng có tác dụng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra chúng ta còn nhập khẩu rất nhiều máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất như máy kéo, máy cày, máy xay xát, máy nghiền…, các hệ thống máy chế biến công nghiệp được đưa vào các nhà máy sản xuất đường, nước hoa quả,

chế biến cà phê, đồ đông lạnh… Nhìn chung, sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị ngày càng lớn. Máy móc thiết bị nhập khẩu đã làm nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Trong những năm gần đây nước ta nhập khẩu cá mặt hàng tiêu dùng chủ yếu như xe máy, ô tô, hàng điện tử… và các linh kiện lắp ráp các mặt hàng trên. Thị trường nhập khẩu các mặt hàng này chủ yếu là Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan… Trong số mặt hàng tiêu dùng thì xem máy được nhập khẩu với số lượng lớn nhất và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhất. Năm 1991 kim ngạch nhập khẩu xe máy là 4 triệu USD nhưng đến năm 2000 thì con số này đạt đến con số kỷ lục 787 triệu USD. Đây chỉ là con số mà Tổng Cục Thống kê và tổng Cục Hải quan thống kê chính thức, còn một lượng lớn loại mặt hàng này được nhập khẩu lậu qua các đường biên vào Việt Nam.

Ngoài ra còn một lượng lớn các mặt hàng xa xỉ được đưa vào từ Trung Quốc, những mặt hàng này làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất trong nước. Nhà nước cần phải có biện pháp để quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, chỉ nhập khẩu những mặt hàng trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng được như cầu tiêu dùng trong nước. Đây chính là điểm yếu mà chúng ta cần khắc phục.

Một phần của tài liệu Ngoại thương việt nam với sự phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 60 - 62)